Ngày 16/2, Lễ hội Khai xuân Tây Yên Tử 2019 sẽ chính thức diễn ra với tuần văn hoá du lịch “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử”, công tác chuẩn bị cho đại lễ đang được Bắc Giang gấp rút hoàn thành.Trước khi Lễ hội diễn ra, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Sở VHTTDL tổ chức lễ rước tượng Trúc Lâm Tam Tổ từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên chùa Thượng, thuộc Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu (Sơn Động).
 |
Lễ rước tượng Trúc Lâm Tam Tổ từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) lên chùa Thượng, thuộc Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu (Sơn Động). |
Các pho tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, ngoài dát vàng. Nổi bật là pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế tọa sen cao 110 cm, nặng hơn 250 kg; trên áo, tòa sen khắc hoa văn núi non, rồng bay, rừng trúc. Tượng Pháp Loa và Huyền Quang trong tư thế đứng, mỗi pho tượng cao 120 cm, nặng khoảng 100 kg. Các pho tượng đặt trang trọng trên xe có trang trí cờ hoa rực rỡ được di chuyển từ chùa Vĩnh Nghiêm đến chùa Thượng thuộc Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử trong tiếng nhạc lưu thủy. Lễ rước, an vị tượng tại chùa Thượng diễn ra trang trọng theo nghi thức Phật giáo.
Theo kế hoạch, sáng nay 15/2, BTC lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch tổ chức lễ khánh thành chùa Thượng; lễ cầu quốc thái dân an.
Nhiều du khách thập phương rất háo hức vì năm nay, đường xá thông thoáng, sạch đẹp, cáp treo lên chùa Thượng đi vào hoạt động. Quãng đường từ chùa Thượng lên chùa Đồng rút ngắn, việc đi lại lên đỉnh non thiêng khá thuận tiện. Tuy nhiên, đa số lại không đồng tình với việc có trạm thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Khu di tích Yên Tử khi vừa từ chùa Thượng bước chân sang địa phận tỉnh Quảng Ninh, chỗ lấy mốc là Hòn Kim Quy.
 |
Cổng soát vé cách chùa Đồng 700m đi từ hướng Tây. |
Bà Nguyễn Thị Hà – phật tử đi lễ ở Chùa Đồng chia sẻ: “Đây là lần đầu cũng là lần cuối tôi đi lễ chùa mà có thu phí kiểu này”. Bà Hà cho biết, bà được các con cho đi du lịch khá nhiều địa điểm chùa chiền trên thế giới, nhưng không thấy ở đâu lại thu phí tham quan “chưa hợp lý” như ở Yên Tử.
“Từ Bắc Giang, tôi qua chùa Hạ, lên chùa Thượng bằng một tuyến cáp treo mất 260.000đ, không mất phí tham quan nào cả. Tuy nhiên, đi bộ một đoạn gần đỉnh chùa Đồng, tôi sững người vì trạm thu phí. Khi tôi hỏi, những người ở đó nói tôi đọc bảng hướng dẫn, bất ngờ nhưng đã lên tới đây rồi, tôi không muốn quay về nên cùng con trai mua 2 vé để qua trạm hết 80.000đ, cháu tôi nhỏ nên được miễn phí”, bà Hà nói.
Bà Hà cho hay, bà đã từng đi Yên Tử từ phía Đông và thấy rằng, quãng đường từ đó lên chùa Đồng khá dài, qua nhiều nơi, bà đi lúc chưa thu phí tham quan. Và năm ngoái, bà thấy thông tin bên đó thu phí 40.000đ/ lượt, cũng hơi bất ngờ nhưng còn có lý. Năm nay, đi Yên Tử từ phía Tây, bà có cơ hội so sánh.
Bà Hà chia sẻ, quãng đường đi lên chùa Đồng từ phía Tây rất ngắn, chỉ bằng 1/4 quãng đường nếu đi từ phía Đông. Trong khi đó, chùa Đồng là của toàn dân, và việc chỉnh trang chùa từ nhiều năm về trước cũng do nguồn vốn xã hội hoá, cung tiến từ các phật tử.
“Đi lễ chùa lâu nay vốn không thu phí, vậy mà giữa lưng chừng núi lại mọc ra trạm bán vé như vậy”, bà Hà nói. Bà Hà cho rằng, bà đi lên chùa Đồng từ hướng Tây, không tham quan vãn cảnh gì từ chân núi, không qua chùa Hoa Yên hay tượng Phật Hoàng, bà chỉ có nhu cầu lễ phật trên chùa Đồng, thu phí một đoạn đường ngắn như vậy là không công bằng với du khách thập phương.
 |
Bảng thông báo thu vé tham quan nếu du khách đi từ hướng Tây lên chùa Đồng. |
“Đoạn đường để du khách tham quan vãn cảnh thuộc Khu di tích Yên Tử từ phía Đông rất dài, nhiều điểm tham quan vãn cảnh. Chúng tôi đi từ phía Tây, vào cổng không mất phí, còn mỗi đoạn ngắn lên chùa Đồng lại bị mất tới 40.000đ, như vậy không hợp lý, thu cũng chỉ 10.000đ là cao”, bà Hà cho hay.
Khi phóng viên VietNamNet hỏi, một cán bộ thuộc nơi bán vé tham quan danh lam thắng cảnh Khu di tích Yên tử giải thích: “Đấy là du khách nói họ chỉ tới chùa Đồng, nhưng biết đâu họ xuống chùa Hoa Yên và các nơi khác thuộc phía Đông trong quần thể di tích Yên Tử thì sao?”.
Phóng viên phản biện lại rằng, vậy có thể đặt trạm thu phí bắt đầu từ lối xuống của chùa Đồng, có một con đường duy nhất dẫn xuống chùa Hoa Yên và các khu khác. Như vậy, bất cứ ai đi Yên Tử từ phía Tây muốn tham quan các khu khác thuộc phía Đông sẽ phải mua vé. Cán bộ này “ậm ừ” và nói sẽ báo cáo cấp trên về việc này.
Ông Lê Ánh Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho hay: “Bắc Giang không thu phí tham quan, dù hiện tại cơ sở vật chất, đường xá chúng tôi đầu tư rất đẹp. Chúng tôi sẽ có buổi làm việc với Quảng Ninh về vấn đề này để tìm ra phương hướng tốt đẹp nhất”.
Liên quan tới vấn đề này, VietNamNet liên hệ với Bộ VHTTDL, tuy nhiên, phía Bộ cho rằng, việc quản lý di tích quốc gia dù thuộc thẩm quyền của Bộ nhưng quyết định thu phí lại thuộc thẩm quyền địa phương có di tích.
Ông Phạm Tuấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí cho hay, Thành phố đang thực hiện đúng theo Nghị quyết số 88/2017-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh theo Luật phí và lệ phí đối với khách tham quan danh lam thắng cảnh Khu di tích Yên Tử kể từ ngày 1/1/2018. Ông Đạt cho rằng, vì là quy định nên sẽ không phân biệt du khách đi từ hướng nào tới chùa Đồng nên mức phí sẽ cố định như vậy, chưa thay đổi gì.
“Nhiều du khách đi từ Đông Yên Tử cũng chỉ lên tới Hoa Yên, không lên tới chùa Đồng nhưng vẫn mức giá vé như vậy. Cũng như nhiều du khách dù đi từ Bắc Giang sang, không chỉ lên mỗi chùa Đồng, họ có quyền đi hết các chùa thuộc phía Đông Yên Tử. Mọi du khách từ Bắc Giang sang chùa Đồng chúng tôi cũng phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, bảo hiểm con người,...
Chúng tôi vẫn đang thực hiện theo quy định, mức giá như vậy. Còn việc có dịch trạm thu phí hay không, cái này rất khó bởi tới chùa Đồng du khách có thể đi bằng nhiều đường, tiểu ngạch chính ngạch đều có cả. Vậy nên công tác quản lý sẽ khó khăn bất cập”, ông Đạt cho hay.
Bài, ảnh: Tình Lê

Chưa thống nhất về việc quản lý tiền công đức tại Yên Tử
UBND TP Uông Bí đã giao cho cho Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử chịu trách nhiệm tổ chức triển khai việc thu tiền công đức và nộp vào Kho bạc thành phố.
" alt=""/>Bất ngờ với trạm bán vé giữa lưng chừng non thiêng Yên Tử
Sân khấu 5B là một trong những rạp kịch có thâm niên còn sáng đèn tại TP HCM. Để sân khấu vẫn sáng đèn, những nghệ sĩ ở đây đã "sống chết" giữ rạp. Song cũng từ những lao đao thăng trầm, rạp 5B trình làng những tác phẩm chính kịch đúng nghĩa.Xem vở "Diều ơi", không ít khán giả sống lại cảm giác như xem vở "Tình lá diêu bông" 4 năm trước vậy.
"Cô khùng" ấn tượng của Thoại Mỹ
Vở "Diều ơi" gây tò mò ngay từ khi chưa ra rạp vì có đến 3 nghệ sĩ cải lương tham gia: NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Hữu Quốc và NSƯT Quỳnh Hương.
Ẩn trong cảnh đồng quê thanh bình mở màn vở "Diều ơi" là gia đình ba người cô Nhớ (NSƯT Thoại Mỹ) khổ không thiếu cái khổ nào: nghèo nhất nhì thôn, sống trong cảnh bị xóm giềng kỳ thị. Lao động chính nửa điên nửa tỉnh, người mẹ già (NSƯT Quỳnh Hương) ốm đau triền miên vẫn phải đi làm kiếm cơm, vừa canh chừng con gái nổi cơn phá làng phá xóm. Còn bé Diều lên 7 vẫn chưa được đi học.
 |
Nhân vật của Thoại Mỹ quá khổ. |
Song, tất cả vẫn chưa phải là bi kịch. Vì gia cảnh túng quẫn, người mẹ già đành gửi cháu ngoại cho Dung - một nhà từ thiện nổi tiếng, mong cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng bà không ngờ đó là một âm mưu đã được sắp đặt sẵn.
Cuộc đời nhân vật Nhớ là một cú sảy chân không thể vãn hồi. Nhớ – một cô gái quê mùa, cãi lời mẹ, bỏ quê lên Sài Gòn đi theo tiếng gọi tình yêu đầu đời. Cuối cùng, cô phát hiện ra âm mưu thâm độc của người yêu mà hóa điên dại, quên hết mọi thứ, kể cả bản thân mình.
Kể từ thời điểm đó đến kết vở, lần duy nhất Nhớ tỉnh, đau đớn thay, là lúc người mẹ già gục chết trên tay mình.
Nhớ tuy quên hết tất cả nhưng chưa bao giờ thôi ám ảnh mọi thứ có liên quan hai chữ “bắt cóc”. Một cảnh đau đớn không kém là cảnh Nhớ phải chứng kiến con gái bị bắt về gia đình người khác ngay trước mắt mình.
 |
Thoại Mỹ 'bỏ túi' thêm một vai diễn đặc sắc trong sự nghiệp của mình. |
Hiếm nhân vật nào khổ như “cô khùng” Nhớ. Người ta thường nghĩ quên hết để hạnh phúc, “ngu si hưởng thái bình” nhưng trong cơn điên, Nhớ nhận diện mọi thứ bằng trái tim, cảm xúc thay cho ý thức nên cô không có được bình yên thật sự bao giờ. Lời bài “Hãy ngước mặt nhìn đời” của Lê Hựu Hà đặt vào kịch thật sự đắt giá, như dành riêng cho Nhớ: “Cười lên đi em ơi / Cười để giấu những dòng lệ rơi”.
Có lẽ, đây là lần đầu Thoại Mỹ vào vai người điên. Vai điên trong kịch chưa bao giờ là vai dễ, thậm chí thách thức cả những nghệ sĩ có thâm niên. Nếu như người viết từng khen ngợi “cô điên” của đạo diễn Ái Như (vở “Người điên trong ngôi nhà cổ”) với lối diễn điên mà tỉnh, nói vu vơ cũng thành ra sắc sảo thì “cô khùng” của Thoại Mỹ… khùng hẳn.
Thách thức vai Nhớ cũng như cái tài tình của Thoại Mỹ không nằm ở những đoạn chọc cười, mà chính ở những cảnh cảm động, cô vẫn phải nói năng như người điên nhưng khán giả không ai cười nổi.
Khó hiểu ở nhân vật của Hữu Quốc
Bên cạnh Thoại Mỹ, Quỳnh Hương và Tuyền Mập đều là những vai tốt của tác phẩm. Quỳnh Hương diễn vai người mẹ khắc khổ không sai một ly nào.
Tuy nhiên, NSƯT Hữu Quốc và vai Hùng chưa ổn. Cải lương và kịch nói là hai bộ môn có kỹ năng diễn xuất khác nhau. Có thể, vì là một nghệ sĩ cải lương gạo cội mà Hữu Quốc thoại kịch chưa chuẩn, còn ngả màu cải lương. Thậm chí, nhiều tình huống, khán giả tưởng chừng như Hữu Quốc thoại xong sẽ hát cải lương ngay sau đó.
Nhân vật Hùng khá mờ nhạt dù đóng vai trò then chốt trong các đoạn thắt nút – mở nút. Ông Hùng ngay từ đầu là người bày ra kế hoạch hòng hưởng tiền thừa kế từ gia đình vợ, nhưng sau đó ông bất ngờ lại hồi tâm chuyển ý. Chi tiết ông bị tai nạn tàn phế hai chân chưa rõ có liên hệ gì với thông điệp nhân quả.
Những câu thoại như: “20 năm qua ba đã giấu kín chuyện này. Hôm nay, ba sẽ nói cho con một sự thật” còn khiêng cưỡng, thiếu tự nhiên.
Cách bé Diều phản ứng khi biết ông Hùng là bố ruột hoàn toàn không logic với tâm lý thông thường. Diều thậm chí không buồn hỏi chuyện gì đã xảy ra giữa bố và mẹ đã khóc lóc, oán trách rồi vội vàng đi tìm mẹ.
 |
Kịch "Diều ơi" nhân văn khi không lụy hóa bi kịch để câu nước mắt. |
Những hình tượng lồng ghép
Kịch “Diều ơi” khiến khán giả thích thú với những lồng ghép, đan cài khéo léo.
Chẳng hạn, khoảnh khắc trước khi bị bắt về nhà mới, bé Diều và ‘chị’ Nhớ chơi đóng vai Lan và Điệp. Ngoài đời, Thoại Mỹ là một trong các nghệ sĩ đóng đinh tên tuổi với nhân vật Lan trong cải lương “Lan và Điệp”. Nên khi cô Nhớ thoại lời của Lan, khán giả rùng mình vì Thoại Mỹ thoại quá chuẩn xác, và cũng là giây phút sắp xảy ra cảnh ly biệt đau lòng trong cả hai tác phẩm.
Con gái của Nhớ tên Diều và số phận cũng không khác gì những con diều. Nhớ làm diều cho ‘em’ chơi, nhưng vì bị điên nên làm hỏng, không con nào bay được. Bé Diều lúc nhỏ cũng vậy, 7 tuổi vẫn chưa được đi học, tương lai mịt mù. 20 năm sau, Diều vẫn không khác những con diều giấy què quặt treo đầy ngôi nhà xưa, có mẹ mà như không, thậm chí không được gọi một tiếng mẹ đàng hoàng.
Cách đạo diễn lồng ghép bé Diều 7 tuổi (bé Gia Hân) và Diều 27 tuổi (Kim Nhã) rất ấn tượng. Trong mắt Nhớ, Diều mãi mãi là cô bé 7 tuổi, dù sự thật là Diều đã trưởng thành sau 20 năm xa mẹ. Cách bé Gia Hân và Kim Nhã thay phiên nhau ra vào trong một phân cảnh rất độc đáo, biểu trưng cho góc nhìn tâm tưởng của hai nhân vật đối diện nhau.
Điểm nhân văn nhất của vở “Diều ơi” chính là không bi kịch hóa bi kịch, không cố đẩy nỗi đau đến tột cùng, lộ liễu nhằm mục đích câu nước mắt như nhiều vở khác hiện nay. Kéo màn, khán giả khóc như mưa.
Có thể, tự thân “Diều ơi” đã là một tấn bi kịch khi mỗi mảnh ghép trong vở đều lạc lối trong bi kịch của riêng mình.
Gia Bảo

Thanh Bạch kinh ngạc trước 'nàng geisha Nhật Bản' biết hát cải lương
- Phương Cẩm Ngọc tiếp tục thể hiện khả năng biến hoá đa dạng khi hoá thân nàng geisha Nhật Bản ca cải lương đầy ngọt ngào trong chương trình Sao nối ngôi tâp 11.
" alt=""/>Kịch 'Diều ơi' lấy hết nước mắt khán giả