Ngoài ra, bạn có thể thêm đường vào nước cốt chanh và xoa đều lên da. Trong thực tế, đường có tác dụng làm sạch rất tốt. Bạn có thể áp dụng phương pháp này 2-3 lần mỗi tuần để có được kết quả tốt nhất.
2. Khoai tây
Khoai tây có chứa vitamin C giúp chữa rám nắng cho da một cách tự nhiên. Giống như chất tẩy trắng tự nhiên, khoai tây có thể làm dịu nhanh chóng cảm giác nóng rát trên da. Bạn chỉ cần lấy 2-3 củ khoai tây cỡ trung bình và nạo sạch vỏ. Sau đó, cắt chúng thành nhiều miếng trước khi bỏ vào máy xay sinh tố. Sau đó, bạn bôi lên khắp vùng da bị ảnh hưởng. Chờ đến khi khô (khoảng 30 phút) và rửa sạch với nước lạnh.
Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên thêm một chút nước cốt chanh.
![]() |
3. Khoai tây và nước chanh ép
Khoai tây rất tốt cho sức khỏe và làn da vì giàu các chất như protein, khoáng chất và vitamin. Khoai tây là phương pháp điều trị tại nhà cho làn da rám nắng. Vitamin C dồi dào trong khoai tây sẽ giúp bạn có một làn da sáng hơn. Bạn có thể trộn khoai tây và nước chanh tạo thành mặt nạ hoàn hảo để chăm sóc da. Đây là phương pháp điều trị:
Trộn nước ép khoai tây với nước cốt chanh. Bôi đều lên mặt và vùng da bị ảnh hưởng khoảng 30-40 phút. Rửa sạch với nước lạnh.
![]() |
4. Bột ngô và nước cốt chanh
Bột ngô là phương thuốc hữu hiệu cho làn da bị cháy nắng, phục hồi hiệu quả những hư tổn trên da và giúp làn da sáng mịn hơn . Bột ngô không những lấy đi các tế bào da chết mà còn giúp làm sạch dầu nhờn trên da. Trộn nước cốt chanh với bột ngô, sau đó mát xa hỗn hợp nhẹ nhàng lên vùng da bị ảnh hưởng. Đợi 20 phút hoặc lâu hơn trước khi rửa với nước lạnh.
Theo VKool / Sức khỏe & Đời sống
" alt=""/>Làm đẹp: Chữa nám da đơn giản từ khoai tây và nước chanhCác axit béo omega-3, EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic) cung cấp hiệu ứng chống viêm có thể giúp hạn chế những tác động gây độc thần kinh của một số loại thuốc hóa trị. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung axit béo omega-3 bởi vì các tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm cả sự gia tăng chảy máu và tương tác thuốc.
Các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất cung cấp đầy đủ giá trị dinh dưỡng hàng ngày có thể được xem là an toàn cho người khỏe mạnh. Nhưng với bệnh nhân đang điều trị ung thư, việc sử dụng các sản phẩm này nên được đánh giá bởi bác sĩ hoặc xin ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để xác định mức độ cần thiết, dựa trên các triệu chứng bệnh và lượng calo từ bữa ăn hàng ngày. Một số khoáng chất đã được chứng minh là làm giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư như strontium sử dụng để làm giảm đau xương trong ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Một số nghiên cứu về thực phẩm chức năng bổ sung chất chống oxy hóa đã cho thấy những lợi ích, bao gồm giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị, nhưng nhiều bác sĩ lo sợ các thực phẩm chức năng dạng này cũng có thể làm giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị ung thư. Kết quả nghiên cứu vẫn chưa rõ ràng do sự thay đổi trong liều dùng, hàm lượng thực phẩm chức năng và loại hình điều trị.
Ví dụ như chất curcumin (có trong củ nghệ) đã được chứng minh ức chế các enzym kích thích phản ứng viêm. Nghiên cứu sơ bộ đề nghị việc bổ sung chế độ ăn uống có chứa chiết xuất từ nghệ giúp ổn định sự tiến triển bệnh ở một số bệnh nhân điều trị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, chất curcumin có thể gây loãng máu, vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng.
Sử dụng khoa học và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ
Hiện nay, nhiều thực phẩm chức năng bổ sung chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư. Do đó, nghiên cứu đầy đủ các sản phẩm này để bổ sung về tính an toàn và hiệu quả là rất cần thiết. Các nghiên cứu sẽ tiếp tục được tiến hành trên các thực phẩm chức năng bổ sung chế độ ăn uống, giúp tối đa hóa hiệu quả điều trị và giảm độc tính của thuốc hóa trị.
Bệnh nhân điều trị ung thư thường uống cùng lúc rất nhiều loại thuốc. Việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng sẽ làm tăng nguy cơ tương tác thuốc tiềm ẩn. Để an toàn, điều quan trọng là bạn hãy cung cấp đầy đủ thông tin về các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng cho bác sĩ và không sử dụng một thực phẩm chức năng mới mà không được sự đồng ý từ bác sĩ. Ngoài ra, phải sử dụng thận trọng và tránh các thực phẩm chức năng được quảng cáo với các hiệu quả thần kỳ, đột phá hoặc phát minh mới, những thực phẩm chức năng không rõ cơ chế cũng như những sản phẩm khẳng định hiệu quả tốt mà hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Hiệp hội Ung thư Mỹ (The American Cancer Society) cũng khuyên: “Hãy đặt dấu hỏi nếu một thực phẩm chức năng tuyên bố hiệu quả điều trị mạnh mẽ như các thuốc kê đơn”.
Bị bủa vây trong ‘ma trận’ TPCN hỗ trợ điều trị tiểu đường, cùng với việc các phương tiện truyền thông đại chúng ồ ạt dưa tin về nguyên liệu nhập lậu kém chất lượng… nhiều bệnh nhân quyết định truy xuất nguồn gốc sản phẩm tận gốc.
" alt=""/>Cảnh giác dùng thực phẩm chức năng ở người bệnh ung thư