![]() |
Messi gây rúng động khi đòi rời Barca hồi hè |
Tuy nhiên, khi đó đội bóng xứ Catalan với Chủ tịch Bartomeu còn tại vị, đã một mực chặn lối ra của đội trưởng số 10.
Họ yêu cầu, bất cứ đội bóng nào muốn Messi thì phải chi ra 700 triệu euro như trong điều khoản giải phóng hợp đồng.
Để tránh những tranh cãi liên quan đến pháp lý, Messi sau đó quyết định ở lại. Tuy nhiên, cuộc tình của Messi với Barca cũng từ đây mà không còn nguyên vẹn.
Messi giảm đi sự đẹp đẽ trong mắt người hâm mộ và đang trải qua mùa giải khó khăn nhất của mình ở Nou Camp trong năm cuối hợp đồng. Barca thì khốn khổ bởi thua lỗ, ảnh hưởng mạnh do dịch Covid-19.
![]() |
Messi đã đến thời mà giờ muốn ở lại Barca cũng khó? |
Giờ đây, người chặn đường Messi ra đi đã từ chức, còn Chủ tịch tạm quyền Barca, Carles Tusquets thì lên tiếng trên đài phát thanh RAC1, tiếc vì CLB đã không bán Messi hồi hè.
“Từ góc độ kinh tế, việc bán Messi là điều đáng mơ ước”.
Tusquets nói thêm rằng, việc để cho Messi toại ý rời Nou Camp, với khoản phí chuyển nhượng nhất định cộng khoản lớn từ tiền lương của siêu sao 33 tuổi, sẽ giúp Barca rất nhiều vì ‘La Liga đang yêu cầu giới hạn tiền lương’.
L.H
" alt=""/>Barca hối hận vì đã không bán Messi hồi hèDù tiết kiệm xăng (6,87 lít/100 km đường hỗn hợp), Toyota Avanza vẫn ế khách tại Việt Nam,
Theo số liệu từ nhà sản xuất và được chứng nhận bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam, mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường hỗn hợp của những xe kể trên dao động 5,95-7,9 lít/100 km, với 3 mẫu ôtô tiết kiệm nhiên liệu nhất là Suzuki Ertiga Sport, Suzuki XL7 và Toyota Rush.
Mặc dù mức tiêu thụ thực tế có thể thay đổi do điều kiện sử dụng, cách lái xe và tình trạng bảo dưỡng kỹ thuật, số liệu được nhà sản xuất công bố vẫn phần nào cho thấy khả năng tiết kiệm nhiên liệu của mỗi mẫu ôtô.
Suzuki Ertiga Sport - 5,95 lít/100 km
Dựa trên số liệu từ nhà sản xuất, Suzuki Ertiga Sport có mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường hỗn hợp đạt 5,95 lít/100 km - thấp nhất nhóm ôtô 7 chỗ tại Việt Nam.
Trong khi đó, mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường trường và đô thị của xe lần lượt là 4,74 và 8,05 lít/100 km.
![]() |
Đáng chú ý, trên đường hỗn hợp, mẫu Ertiga Sport dùng hộp số tự động 4 cấp tiêu tốn ít xăng hơn phiên bản số sàn. Cụ thể, mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường hỗn hợp, đô thị và ngoài đô thị của Ertiga MT tương ứng 6,11; 7,95 và 5,04 lít/100 km.
Dù vậy, với các thông số kể trên, Suzuki Ertiga MT vẫn là một trong những mẫu ôtô 7 chỗ bình dân tiết kiệm nhiên liệu nhất.
![]() ![]() |
Sử dụng thực tế, Suzuki Ertiga cho mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường hỗn hợp khoảng 6-7 lít/100 km, tùy điều kiện vận hành.
Ngoài ra, Eritga cũng có giá bán thuộc nhóm thấp nhất phân khúc, 499 triệu và 560 triệu đồng cho phiên bản MT và Sport. Nhờ vậy, xe là lựa chọn phù hợp cho khách hàng kinh doanh dịch vụ và người dùng đề cao yếu tố tiết kiệm. Tuy nhiên, Ertiga có thiết kế đơn giản, không nhiều trang bị.
![]() |
Suzuki Ertiga dùng động cơ 1.5L (103 mã lực, 138 Nm), hộp số 5 MT hoặc 4 AT và hệ dẫn động cầu trước.
Suzuki XL7 - 6,39 lít/100 km
Là biến thể nâng gầm của Ertiga, Suzuki XL7 sử dụng động cơ xăng 1.5L tương tự mẫu MPV cùng "nhà". Nhờ đó, xe cũng có mức tiêu thụ nhiên liệu khá tiết kiệm.
![]() ![]() |
Cụ thể, theo công bố của Suzuki, mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường đô thị, ngoài đô thị và hỗn hợp của XL7 là 7,99; 5,47 và 6,39 lít/100 km. Trên thực tế, xe tiêu tốn khoảng 7-8 lít xăng cho 100 km khi di chuyển chủ yếu trong thành phố.
So với Ertiga, Suzuki XL7 không khác biệt nhiều về thiết kế nội thất và danh sách trang bị. Tuy nhiên, xe có ngoại thất cứng cáp, bớt đơn điệu hơn.
![]() ![]() |
Bên cạnh đó, XL7 cũng được người dùng đánh giá cao ở không gian sử dụng rộng rãi và vận hành tương đối đầm, chắc. Tương tự Ertiga, hạn chế của XL7 nằm ở thương hiệu, hệ thống đại lý chưa phổ biến.
Động cơ 1.5L của XL7 cho công suất 103 mã lực, mô-men xoắn 138 Nm tương tự Ertiga. Xe dùng hộp số 4 AT và có giá 590 triệu đồng.
Toyota Rush - 6,7 lít/100 km
Theo thông tin từ Toyota, Rush có mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường đô thị, ngoài đô thị và hỗn hợp tương ứng 5,8; 8,2 và 6,7 lít/100 km - thấp hơn 2 mẫu xe cùng tầm giá là Mitsubishi Xpander AT và Xpander Cross (5,9; 8,5 và 6,9 lít/100 km).
![]() ![]() |
Trên thực tế, nếu chỉ di chuyển trong thành phố, Toyota Rush tiêu tốn khoảng 9-10 lít xăng cho 100 km. Trong khi mức tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp của xe khoảng 8-8,5 lít/100 km.
Dù có một số ưu thế về vận hành như khung gầm dạng thang hay dùng hệ dẫn động cầu sau, kiểu dáng đơn giản và giá bán cao tại thời điểm ra mắt khiến Toyota Rush không thể cạnh tranh với Xpander. Tính đến hết tháng 5/2021, Toyota chỉ bán được 1.352 chiếc Rush.
![]() ![]() |
Toyota Rush được trang bị động cơ 1.5L, công suất 102 mã lực, mô-men xoắn 134 Nm, hộp số 4 AT và hệ dẫn động cầu sau. Giá niêm yết hiện tại của xe là 634 triệu đồng.
Theo Zing
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ô tô điện đang trở nên phổ biến và có giá rẻ hơn so với 10 năm trước rất nhiều, thậm chí có những mẫu xe điện còn rẻ hơn xe chạy xăng.
" alt=""/>Những mẫu ôtô 7 chỗ bình dân tiết kiệm nhiên liệu nhất tại Việt NamCuộc “đấu trí” căng thẳng với SARS-CoV-2
Một ngày đầu tháng 3 năm 2020, khi vừa bắt đầu ca trực buổi sáng, bác sĩ Phúc nhận tin gấp: có 2 ca Covid-19 nặng chuẩn bị chuyển từ Khoa Cấp cứu lên Khoa Hồi sức tích cực, cần giải phóng gấp toàn bộ bệnh nhân thường.
“Lúc ấy, Khoa Hồi sức đang có 10 bệnh nhân. Tất cả như một cuộc chạy đua, từ làm thủ tục chuyển viện cho tới chuẩn bị trang thiết bị, vật tư sẵn sàng điều trị Covid-19”,anh Phúc nhớ lại. Ngay đêm hôm ấy, 2 ca nặng đầu tiên phải thở máy của cả nước, nam bệnh nhân 69 tuổi người Anh và bệnh nhân 19 được chuyển lên Khoa.
![]() |
Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: M.Khôi |
Bác sĩ Phúc tâm sự, anh nhiều lần rơi vào tình trạng stress cực độ trong những ngày đầu tiếp nhận bệnh nhân.
Ca số 19 diễn tiến xấu rất nhanh, sau 3 ngày đã phải can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo). Cơ chế bệnh sinh của Covid-19 lúc này chưa được khám phá đầy đủ, các phương án điều trị đưa ra rất mơ hồ. Mỗi ngày trôi qua, bệnh nhân gần như không có tiến triển khiến anh Phúc rất căng thẳng.
Cuộc “đấu trí” hao tổn sức lực nhất là khi bệnh nhân 19 ngừng tim. Hôm ấy, bác sĩ Phúc không trong ca trực. Đang ngủ, anh nhận được cuộc gọi gấp, thông báo bệnh nhân ngừng tim. Chưa kịp mặc áo blouse, anh chỉ vội trùm bộ đồ bảo hộ, lao thẳng vào cứu bệnh nhân.
Sốc điện, ép tim liên tục, người bệnh bắt đầu có nhịp tim trở lại, tuy nhiên sau đó lại mất nhịp. Sốc điện lần 2, bệnh nhân ổn định 5 phút lại rơi vào ngừng tim. Lần thứ ba, các bác sĩ vẫn không bỏ cuộc.
“Thậm chí có thời điểm, chúng tôi nghĩ đến tình huống xấu nhất, có lẽ phải báo tin cho gia đình. Tuy nhiên, anh em vẫn tiếp tục cố gắng”,bác sĩ Phúc kể.
Sau 45 phút ép tim liên tục, bệnh nhân dần đáp ứng, các bác sĩ như tìm thấy “ánh sáng nơi cuối đường hầm”. Đêm ấy, bác sĩ Phúc thức trắng, cùng đồng nghiệp lục lại toàn bộ hồ sơ, xét nghiệm lại các thông số, cố gắng tìm nguyên nhân dẫn tới ngừng tim.
Bác sĩ Phúc chia sẻ, mỗi khi stress, anh đều không thể ngủ. “Kể cả ngoài ca trực, tôi cũng không dám ngủ, luôn hồi hộp chạy ra chạy vào. Có những thời điểm vì căng thẳng quá, tôi cứ ngồi một góc, tự đặt ra rất nhiều câu hỏi. Anh em phải động viên nhiều mới ổn định hơn”,anh Phúc nói.
Nam bác sĩ trẻ chỉ thực sự vượt qua stress khi tình trạng bệnh nhân ổn định hơn.
![]() |
Bác sĩ Phúc trong ngày công bố khỏi bệnh cho một bệnh nhân Covid-19 nặng - Ảnh: N.Liên |
Hơn 1 năm dài điều trị Covid-19, điều khiến bác sĩ Phúc tự hào nhất là anh và các đồng nghiệp “chưa thua bàn nào”, toàn bộ bệnh nhân nguy kịch đều được cứu sống.
Tuy nhiên, anh xác định “bão lũ” bên ngoài còn nhiều, các biến chủng mới liên tục xuất hiện. Bởi vậy, vui mừng nhưng không chủ quan, anh và các đồng nghiệp tiếp tục chuẩn bị tâm thế cho những đợt điều trị tiếp theo.
“Con ốm nhưng không thể về, tôi thấy rất có lỗi”
Đợt đầu Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ Phúc ở lại viện hơn 2 tháng. Sau đó, anh được về nhà nghỉ ngơi một thời gian trước khi quay lại với guồng công việc. Ròng rã suốt hơn 1 năm, thời gian bác sĩ Phúc ở viện nhiều hơn ở nhà.
Ông bà ở xa nên không thể nhờ, một mình vợ anh Phúc phải chăm con, cáng đáng mọi công việc khi chồng vắng nhà.
Nam bác sĩ tâm sự, con gái mới 2 tuổi nên rất hay ốm, có tháng ốm tới 2-3 lượt, khi thì tay chân miệng, khi thì tiêu chảy, viêm phế quản… “Có những lần con ốm đi viện, một mình vợ loay hoay. Tôi không thể làm được gì nên vừa lo, vừa thấy rất có lỗi. Tôi phải cảm ơn vợ rất nhiều”,anh Phúc nói.
Ngày mới xa nhà, con gái còn hào hứng trò chuyện với bố qua điện thoại. Tới lâu lâu không về, bé giận dỗi, bố gọi điện đều chạy ra chỗ khác chơi.
“Hôm tôi hết cách ly, được về nhà, bé còn dỗi không cho ôm. Sau này, bố xa nhà nhiều nên cũng quen, không còn giận nữa”,anh vui vẻ kể.
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, anh Phúc thi đỗ bác sĩ nội trú Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và ở lại đơn vị từ đó.
Từ nhỏ, anh đã có ước mơ theo ngành y vì thường xuyên chứng kiến cảnh bố đau ốm, nằm viện. Nam bác sĩ chọn gắn bó với ngành hồi sức bởi niềm hạnh phúc đặc biệt anh nhận được mỗi khi cứu sống những ca bệnh nguy kịch.
“Có những bệnh nhân mắc vi khuẩn đa kháng thuốc hay HIV rất nặng, gần như không còn cơ hội sống. Có những bệnh nhân thậm chí nơi khác trả về rồi. May mắn cứu được họ, thấy họ khỏe mạnh đi lại, tôi thấy mừng lắm. Đó là điều ý nghĩa nhất luôn giữ tôi ở lại với nghề”,bác sĩ Phúc kể.
"Cứu sống những bệnh nhân tưởng như không còn hy vọng là niềm hạnh phúc lớn nhất, luôn giữ tôi ở lại với nghề” - Ảnh: N.Liên |
Chia sẻ cảm xúc khi được vinh danh trong top 10 gương mặt trẻ Thủ đô năm 2021, bác sĩ Phúc tâm sự rất bất ngờ và vinh dự bởi các đồng nghiệp của anh đều xuất sắc trong quá trình nghiên cứu, điều trị bệnh nhân.
Anh cho rằng bản thân may mắn đại diện cho các đồng nghiệp Khoa Hồi sức tích cực nói riêng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nói chung. Những ghi nhận, tình cảm của bệnh nhân, của xã hội là động lực to lớn để các bác sĩ vững vàng hơn trong cuộc chiến với Covid-19 còn nhiều gian nan.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc (sinh năm 1990, quê Nghi Lộc, Nghệ An), Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô năm 2021 vừa được Thành đoàn Hà Nội vinh danh. Ngay từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, bác sĩ Phúc đã cùng đồng nghiệp tham gia tư vấn cho Bộ Y tế, Chính phủ xây dựng hướng dẫn, phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19. Bên cạnh đó, anh là một trong những bác sĩ trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. |
Nguyễn Liên
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, địa bàn thành phố vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2.
" alt=""/>Gương mặt trẻ Thủ đô 2021: Mỗi ca Covid