Nhận định, soi kèo Girona vs Betis, 2h00 ngày 22/4: Còn nước còn tát
Việc làm sai của tôi, bị truy tố cũng chỉ 3-6 tháng tù treo và bồi thường thiệt hại, còn việc tôi đang phải gánh chịu nó là án “chung thân” theo tôi đằng đẵng suốt cuộc đời, tôi chẳng thể nào quên.Tôi năm nay 35 tuổi hiện là kế toán của một công ty tư nhân. Sếp của tôi là một người phụ nữ chạc ngũ tuần, xinh đẹp quý phái nhưng số phận hẩm hiu, chị đã góa chồng gần 10 năm rồi. Hiện tại, con sếp cũng thành đạt và tạo lập cuộc sống xa nhà.
Sếp được đánh giá là người cởi mở, thân thiện và có đầu óc làm kinh tế mà ai cũng phải nể. Tôi đã vào làm ở công ty chị gần 8 năm, tình cảm chị em cũng tương đối thân thiết. Chồng tôi hơn tôi 5 tuổi, là giáo viên ngoại ngữ của một trường cấp 3 trong huyện. Anh chững chạc, điềm đạm lại rất khéo ăn nói nên mọi vấn đề ngoại giao của gia đình đều một tay chồng lo liệu.
Đợt vừa rồi, trong công việc tôi có một lỗi lầm đáng tiếc xảy ra. Do sơ xuất, tôi làm hỏng giấy tờ hợp đồng, làm thất thoát của công ty số tiền lớn. Bản thân tôi cũng nhận ra được lỗi lầm của mình nên tự giác nhận bồi thường, nhưng sếp không đồng ý.
Cho dù tôi đã có nhiều năm gắn bó với công ty, có nhiều thành tích được khen ngợi xong với sai lầm lần này sếp không thể tha thứ. Chị nói ngoài việc bồi thường, chị sẽ làm đơn kiện, truy tố tôi trước pháp luật vì làm thất thoát tài sản và làm mất uy tín của công ty. Tôi biết rõ mười mươi việc mình làm và hậu quả của nó đến đâu.
Thật đáng tiếc, nếu công ty nhất nhất kiện thì việc tôi bị truy tố là chắc chắn. Đã hết lời xin lỗi, bồi thường nhưng không thể nguôi cơn giận của sếp, chị còn chẳng cho tôi gặp mặt.
Buồn chán và tự trách bản thân mình, tôi về ngỏ ý nhờ chồng can thiệp. Biết đâu có lời nói của người thầy đáng kính như anh chị sẽ nguôi giận, chấp nhận cho bồi thường thiệt hại mà miễn truy tố cho tôi. Ban đầu, chồng từ chối nhưng sau đó tôi ỷ ôi, nài nỉ, khóc lóc nhiều nên anh đồng ý.

|
|
Tôi và chồng đến nhà xin gặp sếp. Lúc đầu, chị khước từ sau đó chị biết chồng tôi từng dạy con trai nên chị đồng ý gặp. Cũng may chồng tôi khéo nói, lại có đầu có đuôi, thấu tình đạt lý nên dần chị mở lòng, trò chuyện nhiều hơn.
Chị nói thất vọng vì sự bất cẩn của tôi, đó là sai lầm không đáng có, làm mất uy tín và gây thiệt hại lớn cho công ty. Nhưng hôm nay thấy sự thành khẩn hối lỗi của tôi và vì mối quan hệ của hai gia đình, chị sẽ suy nghĩ lại. Vợ chồng tôi cứ yên tâm về đi, chị quyết định thế nào cũng sẽ thông báo. Chúng tôi về nhà mang theo một chút hi vọng.
Những ngày sau, chồng tôi có gọi điện hẹn chị đi uống nước để hỏi dò ý kiến. Sau những lần như vậy, chồng tôi bảo chị ấy chưa quyết định. Rồi vài ba lần sau nữa, anh vẫn nói với tôi gặp chị để hỏi, nhưng không có kết quả.
khiến tôi đồng ý cho anh đi gặp chị nhiều lần chính là đã hơn 1 tháng từ khi tôi gây chuyện mà vẫn chưa có đơn khởi kiện; nên tôi vẫn nuôi hi vọng chị sẽ bỏ qua. Tôi vẫn được chị cho làm tiếp vị trí cũ ở công ty, tuyệt đối không gây áp lực hay thái độ gì với tôi. Chỉ chừng đó thôi khiến tôi nể phục và thầm cảm ơn chị rất nhiều.
Bẵng đi một thời gian, chồng tôi không nhắc đến chuyện gặp sếp của tôi để xin xỏ. Tôi tưởng mọi chuyện đã xong, chị âm thầm, không nói tha thứ nhưng cũng chẳng kiện tụng gì nhưng tôi lại rơi vào hoàn cảnh khác, còn đau khổ gấp trăm ngàn lần việc bị truy tố. Việc làm sai của tôi, bị truy tố cũng chỉ 3-6 tháng tù treo và bồi thường thiệt hại, còn việc tôi đang phải gánh chịu nó là án “chung thân” theo tôi đằng đẵng suốt cuộc đời, tôi chẳng thể nào quên.
Hôm đó, tôi lên tỉnh để làm tờ khai thuế cho công ty. Xong việc sớm, tôi rẽ vào siêu thị mua ít đồ, vô tình thấy chồng tôi và sếp cũng đi siêu thị mua sắm. Họ tay trong tay tình tứ, thân thiết như cặp vợ chồng mới cưới. Tôi không tin vào mắt mình, đầu óc choáng váng suy sụp.
Tôi theo họ suốt cả buổi sáng, những hành động của họ khiến tôi đau khổ vô cùng, như có ai đó cầm dao đâm vào tim vậy. Họ cười đùa vui vẻ, quan tâm đến nhau từng cốc nước, đôi giày, bộ quần áo… những điều mà chưa khi nào vợ chồng tôi có với nhau… Rồi đau đớn hơn, họ kết thúc buổi mua sắm bằng việc vào khách sạn. Khi họ lên phòng, đi khuất, tôi đổ sụp xuống sảnh khách sạn khóc như một đứa trẻ.
Tôi quá ngây thơ, vô tâm đã tạo cơ hội cho hai người họ ngoại tình với nhau. Bất giác tỉnh lại, tôi không muốn mất chồng, không thể để con tôi mất cha. Tôi quay lại đập cửa phòng như một kẻ điên dại, họ mở phòng, tôi chạy sộc vào. Nhìn thấy tôi, cả hai người sững sờ vì họ chỉ khoác trên người chiếc khăn tắm. Tẽn tò, trơ trẽn, chị giám đốc mặc áo khoác lại nói với chồng tôi. “Chúng ta về đi, mất hứng quá”.
Tôi chồm vào chồng mà la hét, cấu xé. Tôi chửi anh là kẻ đạo đức giả, vô lại, anh phụ lại tình yêu sự kính trọng của mẹ con tôi. Tôi cứ thế khóc lóc, la hét như một kẻ điên. Chỉ đến khi chồng tát đau điếng vào má và hét lên “đồ ngu, cô làm hỏng việc rồi” thì tôi mới dừng lại. Anh đẩy mạnh tôi ra, mặc quần áo lại rồi hai người họ bỏ đi. Anh chẳng thèm nhìn lại vợ anh khổ sở, nhục nhã; còn sếp thì nhìn tôi cười khẩy như nhìn một kẻ bỏ đi, đáng thương.
Tôi ê chề nhục nhã, lê lết về nhà. Vùi đầu vào chăn mà khóc, chẳng biết mình đã sai từ đâu. Mối quan hệ của hai người đó đã đến đâu rồi. Nhất định tôi phải hỏi chồng cho ra nhẽ. Gọi điện thoại cho anh bao nhiêu lần nhưng vãn thuê bao. Đến tận tối khuya anh mới về. Nhìn thấy tôi anh chẳng thèm hỏi, lẳng lặng vào nhà như thể tôi là kẻ tội đồ.
Không thể chịu nổi, anh là kẻ phản bội giờ lại hành động như người có công. Tôi gọi anh để nói chuyện. Nhưng anh chỉ nói “đồ ngu, cô im đi. Tôi chẳng có gì để nói với đồ không có não như cô”. Tôi sốc và choáng váng về câu nói, hành động của chồng. Tôi khóc nấc lên nghẹn ngào, đời tôi chưa bao giờ bị ai xúc phạm, nặng lời đến vậy.
Thấy tôi khóc vật vã đau đớn, chồng tôi xốc mạnh vai tôi dậy mà nói “cô biết vì sao cô chưa bị kiện không? Là nhờ tôi đấy. Tôi còn muốn bà ta không chỉ không kiện mà còn cho tôi gấp nhiều lần số tiền cô bồi thường cho công ty đó. Bà ta có tiền và cần tôi. Tôi có mất gì đâu. Hôm nay, suýt nữa cô làm hỏng chuyện. Còn oan lắm hay sao mà khóc”. Nói rồi anh bỏ đi khỏi nhà, chẳng để ý đến tôi nữa.
Tôi đổ sụp xuống ghế không còn chút sức lực nào nữa. Hóa ra chồng tôi cặp kè với bà ta để giúp tôi không bị kiện và kiếm lại số tiền mà tôi phải bồi thường sao. Anh muốn tôi phải biết ơn anh vì điều đó sao.
Không hiểu chừng ấy năm sống cùng nhau, chồng tôi nghĩ tôi là loại người gì mà có thể đánh đổi hạnh phúc của mình để lấy tiền và bình yên. Tôi thà đi tù mà giữ được chồng, được cha cho con tôi còn hơn bình yên, có tiền mà phải chung chạ.
Đã hai ngày trôi qua, chồng tôi vẫn chưa về. Tôi vẫn ngồi đây đợi anh để nói rằng, tôi cần chồng hơn tiền. Tôi chấp nhận truy tố để giữ yên ấm cho gia đình. Điều tôi lo sợ là mối quan hệ của họ đã đi quá xa để chồng tôi không thể dừng lại hoặc anh có dừng thì chị ta cũng chẳng buông tha.
Tôi đau khổ vô cùng khi chính tôi là người đã ngu ngơ, mang chồng dâng cho Sếp để đổi lấy bình yên. Tôi phải làm gì đây, khi mọi chuyện đã ngoài sự kiểm soát của mình...
(Theo Congluan)
" alt=""/>Tôi đã vô tình đẩy chồng vào vòng tay của sếp

Tôi là độc giả của báo VietNamNet. Sau khi đọc bài viết "Nữ thạc sỹ tương lai đau đầu vì trót mang thai với người có vợ" của độc giả A.T, tôi gửi câu chuyện củabản thân để quý báo đăng lên là lời cảnh tỉnh cho những bạn gái đang vướng vàolưới tình với đàn ông có vợ và chính các ông.
"Qua tâm sự của em, tôi nhận thấy tôi của 5 năm trước- cũng yêu, ngưỡng mộ vàtìm mọi cách để chiếm đoạt người đàn ông có vợ. Tôi sinh ra từ quê nghèo, bố mẹ làm nông nên chỉ học hết cấp3. Bôn ba vào Sài gòn kiếm sống, tôi nhìn thấy người ta giàu có hạnh phúc thìmuốn chen chân rồi để có thai với người có vợ hơn mình 22 tuổi.
Lúc đó lòng tham, sự ích kỷ cùng với suy nghĩ làm mẹ đơn thâncộng với cái “tôi” quá lớn, tôi không nghe bất kỳ lời khuyên nhủ của ai từ giađình, người thân và bạn bè.
 |
Ảnh minh họa |
Khi anh nói sẽ thu xếp thời gian đến chăm sóc, sống cùng mẹcon tôi để con tôi có bố có mẹ, tôi cảm thấy thật mãn nguyện.
Lúc tôi sinh con, chị dâu báo tin cho anh ấy và như đãnói trước, anh thuê nhà rồi cách ngày lại đến chăm sóc mẹ con tôi.
Tôi hoan hỉ sống kiếp chồng chung để mong một ngày anh sẽ làcủa riêng mẹ con tôi.
Chúng tôi sống trong lén lút, trong sự dối trá, giấu giếm củaanh ấy với vợ con song đúng như các cụ đã nói’ đi đêm lắm có ngày gặp ma”, vợanh ấy biết chuyện, chị nói nhường chồng cho tôi và vài ngày sau chị uống thuốctự tử.
Tôi đứng ngoài phòng cấp cứu, nhìn anh đau đớn lo lắng chovợ, hai đứa con gào khóc gọi mẹ, tôi chợt tỉnh ra thấy mình có lỗi quá lớn vớingười phụ nữ ấy. May sao chị ấy đã được cứu sống.
Sau đó, tôi mang con về nương nhờ tại nhà anh trai chị dâu.Tôi dằn vặt ăn năn, hối lỗi và trăn trở suy nghĩ về tương lai của mình, của con.
Lúc này nhiều ý kiến đưa ra và cân nhắc: Đi nơi nào xa làm mẹđơn thân, hàng tháng nhận tiền chu cấp của anh ấy – tưởng dễ nhưng không dễ chútnào, nhiều khó khăn không lường được hơn nữa thương con, anh ấy vẫn sẽ tìm đếnvà đồng nghĩa với việc chia cắt hạnh phúc của gia đình anh ấy.
Đem con về quê – làng xóm sẽ dè bửu, chửi rủa sẽ tội cho giađình, bố mẹ và con. Cho con nuôi – tìm được nhà tốt thì con hạnh phúc còn khôngcon khổ. Gửi con về cho anh ấy nuôi, con sẽ được cuộc sống tốt hơn nhưng liệu vợanh ấy có chấp nhận?
 |
Ảnh minh họa |
Gạt bỏ cái kiêu hãnh tự tin của người con gái ngày nào, tôiquyết định đến xin lỗi chị vợ, tôi cầu xin chị nuôi con cho tôi.
Trước sự ăn năn và tấm chân tình của tôi, chị đã nhận lời. Tôi biết đâycũng là cái khó cho gia đình anh chị nhưng tôi không thể tiếp tục cuộc sốngtrong bóng tối như vậy, càng không thể nào chia sẻ tình vợ chồng, tình cha conmười năm qua của họ.
Tôi biết xa con là khó khăn nhưng đó là cái giá phải trả chosai lầm tội lỗi của tôi.
Vì cái “tôi” quá lớn, tôi đã khiến mẹ tôi ở quê lên cơn taibiến rồi mất sau 3 tháng, còn bố trở nên lẩn thẩn bỏ đi lang thang.
Tôi đã gián tiếp suýt giết đi một người phụ nữ vô tội, suýtkhiến hai đứa trẻ mất mẹ. Có người trách tôi sao nỡ gửi con đi, sao không chịukhó làm mẹ đơn thân nhưng ngẫm lại tôi thấy tôi có tội với con nếu không lo chocon được trọn vẹn, không mang cho con được hạnh phúc, trên tờ giấy khai sinh củacon sẽ không có tên cha, khi lớn nó sẽ vô cùng xấu hổ khi biết việc mẹ nó đã làmvà nhiều điều khác nữa.
Cách đây hai năm tôi đã lấy chồng, một người đàn ông yêuthương của riêng mình. Tôi cũng đã sinh con và đã hiểu rằng việc chăm sóc nuôinấng một đứa trẻ không phải đơn giản chút nào khi nó còn bé mà khi con trưởngthành.
Dù ai có nói gì chăng nữa nhưng nay nhìn con riêng của tôihạnh phúc với gia đình của con, tôi nghĩ mình đã quyết định đúng.
Bỏ đi được cái “tôi” bướng bỉnh và kịp dừng lại tội lỗi, naytôi đã có cuộc sống của riêng tôi, tôi đã trở về quê đàng hoàng, tự tin và kịpbáo hiếu, hương khói cho mẹ mà khi mẹ mất tôi không dám về...
Em ạ, trải nghiệm cuộc sống người vợ người mẹ, tôi khuyên emhãy dừng lại trước khi quá muộn, đừng làm tan nát hạnh phúc gia đình người ta dùbất kể lý do gì.
Tôi của 5 năm trước và em chỉ là sự giải khuây nhất thời củađàn ông. Khi lên giường họ luôn nói yêu nhưng không thật lòng. Họ không bao giờmuốn để lại hậu quả. Họa chăng là do cái tham, cái dại dột của chị em mình. Anhta không bao giờ bỏ vợ con những người đã cùng tạo dựng nên hạnh phúc từ con số0. Đứa trẻ không may sinh ra, anh ta đến cũng chỉ vì con chứ không vì em đâu!"
Mai Anh (Sài Gòn)
" alt=""/>Vợ nhân tình tự tử khi phát hiện bí mật giữa tôi và chồng chị
Bất cứ ai yêu trà mến ấm đều từng nghe đến câu: “Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm”. Hàm ý của câu nói về 4 điểm quan trọng nhất trong nghệ thuật thưởng trà. Ở đó, “nước” dùng để pha trà là yếu tố đứng đầu. Vậy, nguồn nước nào được các chuyên gia khuyên dùng trong pha chế trà? Và liệu, “nước” có thật sự tác động đến chất lượng chén trà thành phẩm?Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, tác giả của hàng loạt bài viết giá trị về sức khỏe, đã có những câu chuyện chia sẻ thú vị xoay quanh chủ đề “Nước” - ý nghĩa trong nghệ thuật thưởng trà trước thềm xuân Nhâm Dần.
 |
NSƯT Hải Phượng và lương y Đinh Công Bảy thưởng trà và nói về nước trong nghệ thuật pha trà trước thềm xuân. |
Theo Lương y Đinh Công Bảy, bên cạnh lá trà, loại trà, “nước” là yếu tố tiên quyết tạo nên một chén trà ngon. Chất lượng của nước quyết định trực tiếp tới chất lượng của chén trà. Vì vậy, người pha trà không chỉ nên biết về loại trà mình sử dụng mà còn cần tìm hiểu cả chất lượng của nước dùng trong pha trà.
“Nước có thành phần hóa học không? Chúng được phân loại như thế nào?”, vị lương y đặt câu hỏi.
Ông cho biết, nước ngon phải đạt một số tiêu chuẩn như: đó là “nước mềm”; màu sắc trong suốt, không vẩn đục; không mùi, vị tươi mát, ngọt ngào; nước mát tự nhiên (nhiệt độ nước thấp); nguồn nước trong môi trường sạch, tràn đầy sinh khí, giàu oxy.
Trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” (NXB Tổng hợp TP.HCM), nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đã có chia sẻ: “Nước mềm là nước có tỷ lệ muối hòa tan Calcium và Magnesium thấp. Người ta chia độ mềm, cứng của nước theo đơn vị đo độ cứng như mg, Ca/L, hoặc CaCo3/L. Trong tự nhiên, rất nhiều nguồn nước có độ cứng thấp như nước mưa, độ cứng của nước mưa gần như bằng 0, và độ cứng của nước sông, ao hồ ở đồng bằng phần lớn cũng khá thấp. Ngược lại vùng núi đá vôi lại có độ cứng cao”.
 |
Một khay trà trong nghệ thuật thưởng trà ngày xuân |
Trong khái niệm Đông y, những loại nước được đánh giá cao để pha trà có thể kể đến như: Vũ Thủy - nước mưa, Lộ Thủy - nước sương móc, Đông Sương - nước sương sa, Lưu Trường Thủy - nước dòng sông, ngoài ra còn có Đông Lộ Thủy hay Tỉnh Hoa Thủy.
Theo lương y Đinh Công Bảy, trà pha bằng những loại nước này không những toát lên được vị ngon thanh của chén trà, mà còn hỗ trợ tiêu trừ bệnh tật. Trong số đó nổi bật nhất là Vũ Thủy, Lộ Thủy, Đông Lộ Thủy- 3 thứ nước được người xưa đánh giá cao để tạo ra chén trà ngon.
Trả lời câu hỏi, liệu có nguồn nước nào dồi dào, thuận lợi cho việc pha trà mà lại tạo chất lượng tốt cho chén trà thành phẩm, lương y Đinh Công Bảy cho biết, tập sách “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” của Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn có thể là câu trả lời thỏa đáng nhất cho ưu tư này. Tuy nhiên, “nước mưa phải chọn nước mưa sau (không lấy nước ở cơn mưa đầu) và dụng cụ lấy, chứa nước mưa phải được vệ sinh sạch sẽ không để lẫn rêu, bụi…
Cách lấy nước Lộ Thủy là lấy nước trên lá cây lúc sáng sớm vào mùa thu là tốt nhất. Nước sương sa thì cũng lấy như nước Lộ Thủy nhưng vào mùa đông. Nước đọng lại trên lá sen cũng hay được dùng, vì lá sen có hương thơm thanh, lấy nước đọng trên lá sen còn ngậm hương sen để pha trà thì rất tuyệt. Nước dòng sông - Lưu Trường Thủy cũng phải chọn nước nơi thượng nguồn cho sạch, lấy ở giữa dòng thì nước mới trong, có vị ngọt và tính bình khí”.
“Tất nhiên chúng ta có những nguồn nước tốt, hoàn toàn phù hợp cho việc pha trà mà anh Tuấn đã kỳ công đến tận nơi thực nghiệm. Phải khẳng định, “nước” trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” là công trình nghiên cứu chất lượng, không chỉ thỏa đáng về khoa học mà còn chuẩn xác trong nghệ thuật thưởng thức”, lương y Bảy nói.
Có thể điểm qua một trong số những nguồn nước quý và tốt cho pha chế trà, gần TP.HCM nhất, mà Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn đã nêu, là nước trên núi Thị Vãi (xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
 |
Lương y Đinh Công Bảy (bìa phải) và nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn trò chuyện về nước, nghệ thuật pha trà và sức khỏe người dùng trà thường xuyên. |
“Nguồn thủy liệu trên núi Thị Vãi có vị ngọt và thanh mát. Khi dùng nước này để pha trà cổ thụ, những người thưởng thức có cảm giác mình đang thưởng thức chén trà trên “cổng trời” ở vùng Tây Bắc.
Nếu dùng nguồn thủy liệu này pha với trà Thái Nguyên thì nước sẽ có màu xanh biếc của vùng núi đồi trung du, đặc biệt hương vị vẫn giữ đều cho tới lần pha nước thứ năm, thứ sáu. Khi lấy nước suối núi Thị Vãi pha đem trà Ô long thì trong chén trà có lẫn mùi hương nhân sâm của rừng già”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ thêm.
Trong khi đó, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng cũng đã có những chia sẻ đặc sắc về Tuyết Thủy, tức nước từ tuyết. Theo chị, người từng có khoảng thời gian dài sinh sống, làm việc và du lịch ở những nơi có tuyết dày bao phủ: “Ở xứ lạnh có tuyết, người ta hay lấy tuyết làm nước pha trà. Có khoảng thời gian tôi đến Nga, đã được nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ cho cách dùng nước tuyết để pha trà. Khi lấy tuyết làm nước phải chọn nơi tuyết sạch, đào bỏ khoảng 15cm - 20cm lớp tuyết phía trên mới lấy dùng. Trải nghiệm cũng rất độc lạ”.
Bên cạnh đó, lương y Đinh Công Bảy cũng đề xuất một số nguồn nước phổ biến có thể vận dụng trong pha chế trà, là nước máy. Lương y Bảy nói: “Nước máy chứa nhiều hóa chất nên dùng trực tiếp pha trà không được tốt, làm nước trà mất đi màu xanh, hương trà bị mùi hóa chất lấn át, kể cả có là trà ngon. Do vậy, cần cải tạo nguồn nước máy bằng cách lấy nước máy cho vào cái vại sành, phủ lớp vải bên trên để tránh bụi và phơi trong bóng râm khoảng 2 tuần cho bay hết mùi chlorine là dùng pha trà được”.
Đặc biệt, một mẹo nhỏ, khá thú vị để có nguồn nước tuyệt hảo nhất, theo lương y Đinh Công Bảy là từ “tâm ý, trạng thái con người”: "Khi đặt chum nước với nguồn nước như nhau, chum đặt gần người tức giận, nước sẽ cứng lại; chum đặt gần người vui vẻ, nước trở nên mềm hơn”.
Lương y nhấn mạnh: “Nước ngon sẽ “đánh thức” được những đặc tính tuyệt hảo trong trà khô. Ngay cả khi cách pha chế còn vụng về, chất lượng trà ở hạng trung, nhưng dùng nước ngon để pha, vẫn làm tăng chất lượng của chén trà”.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn thì khẳng định: “Hiểu được đặc tính của nước, biết chọn nước để pha trà là đã hiểu được một nửa nghệ thuật thưởng trà”.
Nguyên Minh

Điều thú vị về trà Việt không phải ai cũng biết
“Tôi tự tin nói rằng Việt Nam chúng ta là một trong những chiếc nôi sinh trưởng cây chè trên thế giới”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, tác giả cuốn sách Thưởng trà thật đẹp, thật vui chia sẻ.
" alt=""/>Lương y Đinh Công Bảy nói về nghệ thuật thưởng trà