
Vì yêu mà thương nhớ, vì yêu mà lo sợ và cũng có thể vì yêu mà lạc mất nhau mãi mãi. Đó là điều tôi sợ nhất nên bao năm qua, tôi tình nguyện im lặng trong mối tình đơn phương của mình.
 |
Tình đơn phương giống như đeo nhạc cắm tai nghe, người ngoài thấy yên ắng, người trong cuộc mới hiểu trái tim đang thổn thức nhường nào. (Ảnh minh họa, KT). |
Huy, Ly và tôi là một nhóm bạn thân chơi với nhau từ nhỏ, cả 3 đứa đều ở gần nhà nhau. Tuổi thơ của chúng tôi luôn có nhau, là những ngày cùng trốn học đi chơi, là những ngày lọ mọ sang nhà nhau từ 4h sáng để ôn thi lớp 10, ôn thi đại học. Chúng tôi đã có một tuổi trẻ rực rỡ bên nhau.
Chẳng ai trong số chúng tôi có người yêu, dù Huy rất đẹp trai, cậu ấy là hotboy của lớp và học rất giỏi, tôi và Ly cũng là những cái tên xếp đầu bảng, ngoại hình ưa nhìn. Có lẽ khi có bạn thân quá vui rồi, đôi khi sẽ cảm thấy có người yêu cũng được, không có cũng không sao.
Nhưng rồi chúng tôi chẳng thể mãi như vậy. Một ngày tôi nhận ra rằng, đối với tôi, Huy không chỉ đơn thuần là một người bạn thân. Đi cạnh Huy lúc nào tôi cũng cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. Không biết từ khi nào, tôi lại bị nghiện nhìn cậu ấy, chỉ cần cậu ấy nghỉ học một ngày thôi, là tôi đã không thể tập trung vào bài học rồi. Có lẽ tôi thích Huy. Tôi đã cố phủ định điều đó, nhưng những cảm xúc dẫn lối khiến tôi phải thừa nhận rằng mình thích cậu ấy rất nhiều.
Nhưng điều đáng nói là cậu ấy không hề hay biết tình cảm này của tôi. Càng dõi theo Huy, tôi lại càng đau khổ khi nhận ra ánh mắt của cậu ấy luôn hướng về Ly. Ánh mắt của Huy nhìn Ly cũng giống như cách tôi nhìn Huy vậy.
Cứ thế, bao năm qua, tôi phải giấu kín tình cảm của mình với Huy, còn Huy cũng chỉ lặng lẽ quan tâm Ly từ sau. Tất cả chúng tôi đều tự hiểu, nhưng không ai dám nói ra, vì sợ rằng khi nói ra rồi, mọi thứ sẽ không còn được như lúc đầu nữa.
Cứ thế, đã nhiều năm trôi qua, chúng tôi cùng nhau vào đại học và đã chuẩn bị tốt nghiệp nhưng vẫn luẩn quẩn trong mối quan hệ không phải tình bạn, càng chẳng phải tình yêu như vậy.
Tôi muốn thoát ra khỏi mối tình đơn phương với Huy để đến với người khác nhưng lại không biết phải làm sao. Tôi thực sự cảm thấy bế tắc, xin hãy cho tôi lời khuyên./.

Bất đắc dĩ phải ở chung phòng với sếp nữ, tôi đã làm điều hối hận
Trước khi đi ngủ, tôi thấy chị Ngân mời tôi một ly rượu vang 'cho nóng người'. Nào ngờ, sau khi uống ly rượu, tôi thấy người quay quay, chếnh choáng.
" alt=""/>Tâm sự của cô gái yêu đơn phương bạn thân suốt 6 năm
Tôi xuất thân trong gia đình làm nông. Từ nhỏ, tôi đã quen với việc lao động chân lấm, tay bùn, cày cấy ngoài ruộng. Hoàn cảnh nghèo khó, chị cả tôi nghỉ học từ năm lớp 9, ở nhà phụ giúp bố mẹ, dành tiền cho các em ăn học.Một tháng đủ 30 ngày nhà tôi đi vay gạo từng bữa. Bố tôi đau ốm liên miên, tiền nợ cũ chưa trả hết, lại vào viện cấp cứu. Cứ thế, suốt nhiều năm, gia đình tôi lâm vào cảnh thiếu thốn trăm bề, nợ nần chồng chất. Dẫu vậy, tôi vẫn luôn ấp ủ ước mơ làm bác sĩ.
 |
Ảnh: B.N |
Học hết cấp 3, tôi đạt được nguyện vọng khi đỗ vào trường Y. Thay vì vui mừng, động viên, bố mẹ tôi không đồng ý cho con gái nhập học. Tôi khóc hết nước mắt, nghĩ tủi cho phận mình.
Đến gần ngày tựu trường, niềm khát khao giảng đường đại học và tấm áo bác sĩ đã thôi thúc tôi mang theo giấy tờ tùy thân, hồ sơ nhập học, bỏ trốn ra đường cái bắt xe. Lúc đó, trong túi chỉ vỏn vẹn 500 nghìn đồng, tiền tôi làm thuê cho xưởng bao bì gần nhà suốt 1 tháng.
Việc đầu tiên là tôi xin đi làm thêm ở quán phở. Sau hai tuần, bà chủ quán phở biết ý định của tôi, đã cho mượn số tiền 5 triệu, trang trải sinh hoạt và đóng học. Bà chủ quán phở nhận tôi làm con gái đỡ đầu, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Nhờ đó, tôi không bị bỏ dở con đường học hành và hoàn thành được ước mơ của mình. Ra trường, tôi xin về một bệnh viện tư nhân làm việc.
Tại đây, tôi gặp Thắng - bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm và đi đến hẹn hò. Mãi sau này, tôi mới biết anh là con trai của vị cổ đông lớn nhất bệnh viện.
Từ nhỏ, anh được gửi ra nước ngoài học tập, ít ở nhà nên nhân viên bệnh viện cũng không biết thân thế của anh. Tôi sợ gia đình anh sẽ phản đối. Nào ngờ, ngày về ra mắt, bố mẹ anh chào đón tôi nồng hậu.
Hai người đều là trí thức, tài giỏi, sinh được một mình Thắng. Tất cả hi vọng và yêu thương dồn hết cho anh. Đám cưới như mơ của chúng tôi nhanh chóng diễn ra.
Bố mẹ chồng tôi sống rất nề nếp, văn minh. Bữa cơm, mỗi người một bộ bát đĩa riêng, ăn theo phong cách Tây. Thức ăn chung, dùng đôi đũa khác để gắp, không cho đũa đang ăn vào. Nhà cửa luôn sạch bóng, gọn gàng, vào đến cửa là thay dép cho sạch sẽ.
Khi nấu nướng, dùng dụng cụ riêng thử đồ ăn, tuyệt đối không cho đũa nấu gắp thức ăn bỏ thẳng vào miệng. Lời ăn tiếng nói hết sức nhẹ nhàng, âm lượng đủ nghe...
Chính vì gia đình chồng quá nề nếp nên mỗi lần bố mẹ ruột lên thăm thông gia, tôi cảm thấy xấu hổ vì lối sinh hoạt và tác phong tuềnh toàng của bố mẹ mình.
Ở đây, tôi không hề có ý chê bai, chỉ trích bố mẹ đẻ hay muốn chối bỏ gốc gác mà tôi muốn đề cập vấn đề phông văn hóa và tư duy nhận thức của hai bên gia đình.
Bữa cơm, mẹ tôi cầm đũa chọc vào đĩa thức ăn chung, bới bới đồ ăn, đưa lên miệng nhai nhồm nhoàm rồi lại mút mát đầu đũa, khua sang đĩa thức ăn khác. Đôi lần, tôi bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của bố chồng và cái nhăn mặt của mẹ chồng.
Sân vườn nhà chồng tôi rộng rãi, mẹ tôi đi chân trần ra vườn rồi bước thẳng vào nhà với đôi bàn chân lấm lem. Bố tôi sức khỏe yếu, ho sù sụ nhưng lúc nào cũng ôm theo cái điếu, hút thuốc, nhả khói như đầu tàu hỏa. Ông ngồi chỗ nào là tàn thuốc văng tứ tung.
Ở lại nhà thông gia một đêm, bố mẹ tôi mở ti vi, loa to ầm ĩ, 2 giờ sáng mới ngủ. Sáng dậy, thùng rác phòng khách loang lổ vệt đỏ, vì mẹ tôi ăn trầu, nhổ toẹt luôn vào đấy…
Tôi ở cữ, mẹ đẻ lên chăm cháu vài ngày. Sữa thừa trong bình, bà không cho đổ đi mà mở nắp, đổ luôn vào miệng. Tay chân cầm đồ ăn đầy dầu mỡ, bà đưa thẳng vào mồm cháu ngoại, kêu là ‘chấm mồm, chấm miệng’ cho hay ăn, chóng lớn. Mẹ chồng tôi chứng kiến, tỏ ý không hài lòng.
Lần đầu, tôi gọi bố mẹ vào phòng riêng, nhắc nhở khéo. Tuy nhiên, ông bà bảo tôi lấy chồng đại gia coi thường bố mẹ. 'Nếp sống dân quê nó thế, chị cứ vẽ chuyện', mẹ tôi mắng.
Những lần sau lên thăm, bị con gái nhắc nhiều, bố mẹ tôi giữ ý hơn nhưng chỉ thay đổi một lúc rồi đây lại vào đấy.
Giờ nghe thông gia báo tin lên chơi, mẹ chồng tôi lại mặt mày đăm chiêu, không hào hứng nữa. Có lần, bà còn cáo ốm, xách đồ đi du lịch, để khỏi chạm mặt bố mẹ tôi.
Trong khi đó, bố mẹ tôi vẫn vô tư, không để ý. Tôi thực sự phiền lòng, không biết thưa chuyện thế nào cho bố mẹ hiểu.

Mẹ chồng nổi đóa khi con dâu đưa mẹ đẻ đi du xuân
Vừa vui vẻ trở về nhà từ chuyến du lịch gần một tuần đến khu nghỉ dưỡng ấm áp, chúng tôi được bố mẹ chồng đến thăm một cách bất đắc dĩ.
" alt=""/>Tâm sự của cô gái xấu hổ vì ứng xử của mẹ đẻ với thông gia

 |
Người Trung Quốc có truyền thống nghỉ Tết dài ngày |
‘Cuộc đổ bộ’ này thường được ví như ‘cuộc di dân lớn nhất thế giới’ diễn ra hằng năm. Năm nay, nó sẽ kéo dài khoảng 40 ngày cho tới ngày 18/2.
Theo ước tính sẽ có khoảng 3 tỷ chuyến đi – nhiều hơn năm ngoái 20 triệu chuyến – ở đất nước có 1,4 tỷ dân vào dịp nghỉ lễ này, truyền thông trong nước cho hay.
Năm nay, chính quyền nước này sẽ tận dụng hệ thống giám sát nhận dạng khuôn mặt để làm tăng tốc độ kiểm tra an ninh và kiểm tra vé ở các ga tàu, bến xe buýt, sân bay và bến phà.
Người dân Trung Quốc thường nghỉ Tết từ 15 tháng Chạp (âm lịch) và kéo dài khoảng 40 ngày.
Theo tờ Tân Hoa Xã, cơ quan đường sắt Trung Quốc dự kiến sẽ phục vụ 440 triệu hành khách vào dịp lễ năm nay – tăng 27 triệu khách so với năm ngoái.
Con số này nhiều hơn dân số Mỹ và gấp 6 lần dân số Vương quốc Anh. Điều đó đồng nghĩa với việc khoảng 11 triệu người Trung Quốc sẽ về quê bằng tàu mỗi ngày trong khoảng 6 tuần nghỉ lễ.
 |
Theo ước tính sẽ có khoảng 3 tỷ chuyến đi được thực hiện ở Trung Quốc trong dịp nghỉ lễ |
Ngoài ra, sẽ có 2,43 tỷ chuyến đi bằng đường bộ - giảm 1,2% so với năm ngoái. Các hãng hàng không sẽ thực hiện 79 triệu chuyến cho dịp Tết, trong khi các công ty tàu thuỷ sẽ chào đón khoảng 45 triệu hành khách trong dịp lễ lớn nhất trong năm này.
Có hơn 11,5 triệu hành khách đi tàu vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, trong khi 400 triệu vé tàu đã được bán ra cho cả kỳ nghỉ, tờ Tân Hoa Xã đưa tin.
Trung Quốc cũng rất nhanh chóng mở rộng mạng lưới đường sắt tốc độ cao. Và kết quả là những chuyến đi bằng tàu hoả về quê ăn Tết của người dân không còn vất vả như trước kia nữa.
Tháng trước, nước này đã có một loạt tàu cao tốc không người lái đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh vào năm 2022.
 |
Trung Quốc có hệ thống tàu cao tốc không người lái đầu tiên trên thế giới |
Được ca ngợi là ‘tuyến đường sắt tốc độ cao thông minh đầu tiên trên thế giới’, công trình trị giá 6 tỷ USD này đạt tới vận tốc tối đa 350km/ giờ.
Tuyến đường sắt nối 2 thành phố chủ nhà là Bắc Kinh và Trương Gia Khẩu, được phủ sóng 5G, trang bị sạc pin không dây và được thiết kế rất đẹp.
Trung Quốc cũng sở hữu mạng lưới đường sắt tốc độ cao lớn nhất thế giới với quãng đường di chuyển lên tới 139.000km – đủ để đi vòng quanh xích đạo Trái Đất 3 lần.
Nước này cũng lên kế hoạch đầu tư mạnh vào hệ thống đường sắt, trong đó chi ít nhất 307 tỷ bảng Anh cho việc xây dựng ít nhất 23.000km đường sắt mới từ năm 2016 đến năm 2020.
Tờ Tân Hoa Xã đưa tin, Bắc Kinh đã hoàn thành kế hoạch đầu tư lớn nhất từ trước tới nay vào các tuyến đường sắt từ năm 2013 đến năm 2017. Gần 30.000km đường sắt, trong đó hơn một nửa là đường sắt tốc độ cao đã được hoàn thành với tổng chi phí 428 tỷ bảng Anh.

Nỗi buồn của cụ ông bán thiệp Tết trong đêm khuya Sài Gòn
22 giờ, ông ngồi tựa lưng vào gốc cây trên vỉa hè. Dòng xe lũ lượt ngang qua, chẳng một ai đoái hoài tới ông ...
" alt=""/>Người Trung Quốc về quê ăn Tết: 3 tỷ chuyến đi trong 40 ngày