- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu một thực tế là ngày càng có nhiều biểu hiện thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, những biểu hiện quá dễ dãi trong phát triển, làm mới tiếng Việt. Ý kiến của ông được đưa ra tại hội thảo "giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" diễn ra gày 5/11.
 |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt có trách nhiệm của nhà giáo, nhà báo, nhà văn. |
“Bác Hồ đã có lời dặn rất sâu sắc về cách nói, cách viết sao cho ngắn gọn, trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói rất rõ ràng, trong sáng là trong trẻo, không có tạp chất, trung thành, sáng tỏ được ý muốn viết, muốn nói. Và tôi nghĩ rằng các nhà báo thì càng phải thấm thía, và phải rèn kỹ năng để thực hiện những yêu cầu này. Vì mỗi một phát ngôn, mỗi một câu văn của nhà báo có tính định hướng và lan tỏa rất sâu rộng trong xã hội, và lan tỏa rất nhanh trên môi trường mạng”.
Giáo sư ngôn ngữ học: Liệu có “tình tặc”?
Với bản tham luận “Những vấn đề về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hiện nay”, GS.TS Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học) đã có những nhìn nhận “tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông hiện đang có một “sự “xung đột” giữa những biến thể ổn định”.
“Ví dụ, về từ ngữ, chẳng hạn đã có Ý lại có Italia; đã có Mạc-tư-khoa lại có Mát-xcơ-va, Moscow; ông bố là Kim Nhật Thành, nhưng con trai lại là Kim Châng In/ Kim Jong Il/ Kim Jong-il mà không gọi Kim Chính Nhật. Đối với từ ngữ mượn, đã có Thế vận hội lại có ôlimpic, đã có dưỡng khí lại có ôxy. Về câu, chẳng hạn đã có cách nói “từ đâu đến” nay lại ưa dùng “đến từ đâu”; đã có “do ai/ nơi nào làm/ hành động” nay lại có “làm/ hành động bởi (ai/ nơi nào)… - một cách nói ở thể bị động đang xuất hiện mạnh mẽ trên báo chí gần đây” – ông phát biểu.
GS.TS Nguyễn Văn Khang đưa ra một nghi hoặc: “Phải chăng, với cách nhìn “truyền thông chính là ngôn ngữ” nên những người làm truyền thông luôn tìm tòi, sử dụng ngôn từ, sáng tạo ngôn từ bởi họ không thích sự lặp lại cách dùng ngôn từ “mòn như những đồng xu”?”.
Bên cạnh đó, ông cũng nêu một thực tế: “Những người làm truyền thông luôn phải đứng trước một sự lựa chọn không hề đơn giản: Chọn ngôn từ cũ, cách viết cũ, mô hình giao tiếp quen thuộc tuy an toàn nhưng có thể gây cảm giác sáo mòn, bảo thủ hay sáng tạo ngôn từ mới thì dễ bị coi là dùng sai, thậm chí bị quy chụp, “ném đá” là “làm hỏng tiếng Việt””.
Ông đưa ví dụ về cách dùng cụm từ “làm sạch biển” trong chương trình Chuyển động 24h của VTV1 đã dẫn đến những tranh luận, thậm chí cả những nhạy cảm về thời điểm xuất hiện cách nói này: Chọn cách nào trong hai cách nói “làm sạch biển” và “làm cho biển sạch” khi mà “làm sạch biển” ngoài đồng nghĩa với “làm cho biển sạch” còn có một nghĩa khác là “làm cho biển không còn gì cả”.
Nói đến sự sáng tạo của ngôn từ trên truyền thông, GS.TS Nguyễn Văn Khang cho rằng cần nhắc đến một mô hình tạo từ điển hình là “X tặc”. ““Tặc” là yếu tố Hán Việt có nghĩa là “kẻ cắp, kẻ trộm” vốn chỉ xuất hiện trong từ mượn “hải tặc”, nay dùng để tạo ra hàng loạt từ mới: cát tặc, game tặc, cẩu tặc, sưa tặc, gỗ tặc, đinh tặc… Theo dự đoán của tôi, rất có thể sắp tới sẽ có “tình tặc”” – ông hài hước bình luận.
Đại sứ Palestine: ‘Nhà báo phải có kiến thức nền’
Bên cạnh những bản báo cáo giàu tính khoa học của các chuyên gia là phần chia sẻ thú vị và nhận được nhiều đồng cảm cũng như cổ vũ của các đại biểu của đại sứ Palestine tại Việt Nam – ông Saadi Salama.
Ông Salama là một người “con rể” của Việt Nam và đặc biệt nói tiếng Việt rất tốt (ông từng học khoa Tiếng Việt của ĐH Tổng hợp Hà Nội từ năm 1980).

|
Đại sứ Palestine |
Vị đại sứ 14 lần ăn Tết ở Việt Nam cho rằng: “Người học giỏi không phải biết nhiều mà phải biết rõ cái gì mình cần diễn đạt, phải hiểu rõ cái mình muốn nói, muốn viết. Học tiếng Việt phải hiểu cả nghĩa từ vựng, là nghĩa ghi trong từ điển, và cả nghĩa biểu cảm, sắc thái”.
Có cơ hội được chia sẻ tại hội thảo, ông mạnh dạn nêu vấn đề mà báo chí Việt Nam nên lưu ý.
“Tôi thấy nhiều tin bài quốc tế của một số nhà báo Việt Nam không phản ánh đúng sự kiện xảy ra trên thế giới, là vì người ta đọc rồi dịch, làm tin rất nhanh. Có thể là do tòa soạn gây rất nhiều áp lực. Nhưng các nhà báo nên hiểu vấn đề, phải xây dựng kiến thức nền cho vấn đề đó”.
“Việt Nam dựa vào luật pháp quốc tế để có một lập trường rõ ràng về cuộc đấu tranh chính nghĩa của đất nước Palestine chúng tôi, nhưng nhiều tờ báo Việt Nam khi đưa tin không chú ý tới điều đó. Vì các bài viết của báo chí phương Tây đều nói sự thật nhưng nói sự thật theo cách của người ta. Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải chú ý khi chúng ta làm báo”.
Đề xuất ban hành Luật ngôn ngữ
Với bản tham luận “Thử tìm nguyên nhân và giải pháp”, nhà báo Phan Quang cho rằng bên cạnh mặt tích cực, báo chí, truyền thông nước ta lại “có công đi đầu” trong việc tiếp nhận hỗn tạp, xô bồ tiếng nước ngoài, làm giảm sút sự trong sáng của tiếng Việt, dẫn tới nguy cơ biến dạng ngôn ngữ quốc gia.

|
Nhà báo Phan Quang |
Ông cũng khẳng định vấn nạn này không phải chỉ có riêng ở ta.
“Về nguyên nhân, trước hết tại không ít những người làm báo chúng tôi thiếu hiểu biết và chưa thấy hết trách nhiệm của mình. Lối dùng tiếng Việt xô bồ, lai tạp phổ cập trong một bộ phận xã hội, trước hết trong lớp trẻ, hầu như đều xuất phát từ báo chí truyền thông, nhất là truyền thông xã hội, mà ra, từ thế giới ảo sang cuộc sống thực…”
Đồng tình với đề xuất của GS.TS Nguyễn Văn Khang, ông cho rằng cần ban hành Luật ngôn ngữ. “Chúng ta có không ít văn bản pháp quy liên quan đến báo chí, truyền thông, ngôn ngữ, nhưng Luật chuyên ngành ngôn ngữ thì chưa có. Trong khi thế giới đã có hơn 1.000 bộ luật ngôn ngữ” – ông đưa dữ liệu.
“Tôi nghe nói việc ban hành Luật ngôn ngữ nước ta được đặt ra từ lâu nhưng chưa thực hiện, chủ yếu do chúng ta quá bận trước nhiều công việc khẩn thiết”. Nguyên nhân này khiến nhà báo Phan Quang nhớ lại câu chuyện cách đây 50 năm vào mùa hè năm 1966, khi chiến tranh leo thang ác liệt. Hà Nội gấp rút sơ tán người già, trẻ em, các cơ quan không thật cần thiết có mặt ở nội thành, nơi nơi hối hả đào hầm trú ẩn. Đất nước đối mặt với bao khẩn thiết tột cùng.
Anh em báo Nhân Dân bám trụ thủ đô, làm việc ngay trong căn hầm nằm dưới gốc đa, và hội nghị “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” theo ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ diễn ra bên gốc đa cổ thụ ấy. “Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tới dự và phát biểu. Bài nói của Thủ tướng ngắn gọn, được viết ra sau khi đã đọc toàn văn các báo cáo và tham luận, cũng như đã xem tất cả 120 bản tóm tắt gửi đến hội nghị.
Sáng hôm sau, các hãng thông tấn Pháp, Anh, Mỹ đồng loạt đưa tin: “Trong khi tại Nhà Trắng, Bộ Tham mưu của Tổng thống Mỹ cấp tập hoàn chỉnh kế hoạch tập kích thủ đô Bắc Việt, thì tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam luận bàn về ngôn ngữ”.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi, thiếu chuẩn mực
Khi những “đốm lửa ấm” từ tấm lòng những người thầy, người cô được phát sóng trên “Ngày thầy trò”, người ta có quyền hy vọng nhiều hơn vào những điều tốt đẹp, những chuyện tử tế trong giáo dục, đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Phóng sự “Lá thư gửi thầy” kể về câu chuyện giữa thầy Phạm Duy Linh (trường THCS Thủ Khoa Huân, Châu Đốc, An Giang) và cậu học trò tên Hậu, phạm tội giết người khi mới lớp 9, đang cải tạo ở trại giam.
 |
Bữa cơm chỉ có cá khô của các thầy giáo vùng cao |
Bình thường, người ta luôn nghĩ rằng, với một cậu học trò như vậy, thầy cô chắc cũng phải ngại ngần tiếp xúc, ấy vậy nhưng, thầy Linh thi thoảng lại là một trong những người thân yêu ít ỏi đến trại giam thăm Hậu. Đó là điều mà Hậu không thể nghĩ được, và cũng chính điều đó là niềm tin để Hậu cải tạo tốt hơn.
 |
Thầy Hưng trò chuyện với vợ qua điện thoại gắn ở gốc cây để bắt sóng tốt hơn |
Hậu sinh ra trong gia đình khó khăn, nhà chỉ có bà nội làm chỗ dựa, lớp 9, Hậu làm đơn xin bỏ học, thầy Linh cầm lá đơn đến tận nhà để năn nỉ Hậu đi học trở lại. Thế nhưng, cảnh sống khiến Hậu không muốn đi học và lêu lổng, đến một ngày nhận được tin nhắn báo cậu học trò của mình vướng vào vòng lao lý, thầy Linh đứng như trời trồng không thể nghĩ được điều đó. Nhưng, thầy vẫn ân cần, đi thăm nom và căn dặn học trò của mình những lời hay, lẽ phải, động viên gia đình của Hậu vững vàng.
 |
Cô Phấn thường chụp hình các em học trò mỗi ngày |
Hậu ăn năn trong những dòng thư gửi cho thầy, cho gia đình, cải tạo tốt, chính là bởi tấm lòng của những người như thầy Linh, hết lòng vì học trò dù học trò có sa ngã. Bản thân thầy Linh đang thực sự làm công việc “trồng người” đầy khắc nghiệt nhưng đem lại cho một người trẻ tuổi cả một tương lai còn đang tràn đầy hy vọng phía trước.
Xem “Ngày thầy trò”, với rất nhiều những câu chuyện như thế, khán giả cũng không khỏi cảm thấy “gai người” khi đến với lớp học của cô giáo Phấn ở khoa Nhi viện ung bướu TP Hồ Chí Minh, mà học trò đều là những đứa trẻ “trọc đầu”, nhìn vô cùng xót xa.
 |
Những cuốn vở cô Phấn luôn giữ gìn |
Mỗi ngày, cô Phấn đều tranh thủ chụp lại những hình ảnh khoảnh khắc của các em học trò, từ những niềm vui, nỗi buồn, với cô mỗi em là một số phận riêng, cuộc đời riêng, mà mỗi em đều là một nghị lực khiến chính cô phải khâm phục và muốn được dạy học các em nhiều hơn.
Không chỉ dạy văn hóa, cô Phấn còn dạy các em những môn năng khiếu, tiếng cười nói luôn xua đi những đau đớn, bệnh tật ở nơi này. Mỗi sáng đến Viện, cô Phấn lại đi một vòng quanh các giường bệnh, xem em nào khoẻ mạnh, tinh thần vui vẻ, cô lại động viên các em đến lớp học, nhiều em thì chờ đợi cô Phấn để được vào lớp. Với các em, được học xua tan đi những nỗi đau phải chống chọi lại bệnh tật.
 |
Cô Phấn cùng các học trò học năng khiếu |
7 năm gắn bó với lớp học, cô Phấn đã giữ biết bao cuốn vở của các em, có những em một đời người không viết hết nổi một cuốn vở, điều đó khiến cô bị ám ảnh và muốn được làm nhiều hơn nữa cho các em.
Căn nhà nhỏ của cô giữ đầy những kỷ niệm, từ những cuốn vở, những món quà của các em, có em may mắn khỏi bệnh, có nhiều em không còn ở lại nhân gian, cô đều giữ gìn những kỷ vật liên quan đến các em bằng một tình yêu cao cả của người thầy. Cô miệt mài gieo con chữ, đem đến tình yêu đến với các em, cho các em những hy vọng vào tương lai bằng tình yêu cao đẹp của người thầy.
Một phóng sự cứ khiến người xem day dứt mãi về câu chuyện của thầy Hưng ở trên đỉnh Sài Khao, nhất là khi người vợ hờn dỗi qua điện thoại “anh cứ công tác đi, ở nhà có người chăm sóc rồi không phải lo nhé”. Câu chuyện nhiều hờn dỗi, nhiều tủi phận, nhiều những trách cứ của người vợ qua điện thoại với thầy Hưng làm người xem thật dễ rơi nước mắt.
Cứ miệt mài trên bản dạy chữ cho các em học trò, vợ và hai con nhỏ ở nhà, đau ốm, buồn vì không có người chồng, người cha bên cạnh, nhưng thầy vẫn miệt mài bám bản, hết lòng vì công việc của người thày giáo. Biết mấy người dám dũng cảm vượt lên những riêng tư để bền bỉ về nghề như các thầy?
Những tấm gương, những tình cảm cao đẹp của thầy cô dành cho học trò mình đã lay động trái tim người xem truyền hình. Và mỗi tấm gương ấy là một ngọn lửa ấm áp sưởi ấm thế hệ mai sau
“Ngày thầy trò” - chương trình truyền hình “marathon” kéo dài suốt 16 giờ liên tiếp trong ngày 20/11 do MobiTV phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam, truyền hình VTC thực hiện. Mobifone là nhà tài trợ kim cương với công nghệ 4G hiện đại bậc nhất đảm bảo việc kết nối, tương tác với người xem truyền hình với chất lượng cao nhất. Ông Nguyễn Trung Hùng, Phụ trách truyền thông dự án “Ngày thầy trò” từng chia sẻ trên báo chí về chương trình: “Thông qua chương trình này, chúng tôi muốn biểu dương những tấm gương sáng về giáo dục vẫn tỏa ngời trên mọi miền quốc, muốn khơi dây những cảm xúc trong sáng nhất trong trái tim của mỗi người về đạo học. Chúng tôi muốn nói đến những câu chuyện tử tế, lay động lòng người về tình thầy trò, góp phần giúp xã hội tốt đẹp hơn”. |
Thúy Ngà
" alt=""/>‘Ngày thầy trò’: Những câu chuyện tử tế sưởi ấm ngày đông
Với trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 3 - 10 tuổi, đọc sách giống như một cuộc dạo chơi khám phá thế giới, cần được dìu dắt và truyền cảm hứng. Hãy để Đọc sách cùng Mamo thành người bạn đồng hành cùng con bạn trong hành trình đó.Tạo sự khởi đầu đầy hứng thú
Đọc sách cùng Mamo là dịch vụ áp dụng mô hình subcription box (chiếc hộp thần kỳ) rất phổ biến ở các nước phát triển trong những năm gần đây. Hàng tháng, người dùng sẽ được gửi tới những sản phẩm mới, những món hàng đặc biệt đáp ứng yêu chí đưa ra khi đăng ký dịch vụ mà gần như không biết hoặc biết rất ít về những sản phẩm mình sẽ nhận được. Chính sự bất ngờ khi nhận sản phẩm là yếu tố đặc biệt tạo nên sức hút cho mô hình này,
 |
Hãy tạo cho trẻ sự hứng thú, say mê trong việc đọc sách ngay từ khi bắt đầu. |
Tại Việt Nam, hình thức này đã xuất hiện tại một số ngành hàng nhưng chưa có dịch vụ nào dành cho những thượng đế nhỏ tuổi - đối tượng luôn yêu thích những món quà và dành cho chúng sự tò mò lớn nhất. Vì vậy, Đọc sách cùng Mamo tiến gần hơn với các em nhỏ bằng chiếc hộp bí mật để tạo ấn tượng thú vị và định hình trong suy nghĩ của trẻ sự háo hức, say mê và mong muốn khám phá sách như những món quà.
Mang đến những cuốn sách phù hợp với trẻ nhỏ
Điểm hấp dẫn thứ 2 ở mô hình này là những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của người dùng dựa trên thông tin được đưa ra khi đăng kí dịch vụ. Tại Đọc sách cùng Mamo, đội ngũ chuyên gia bao gồm những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục dành cho trẻ nhỏ trong đó có TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh - chủ nhiệm CLB “Sách ơi mở ra”, hơn 7 năm nghiên cứu về phát triển tâm lý và hành vi của trẻ, là diễn giả các buổi tọa đàm nổi tiếng về nuôi dạy trẻ như “Người Pháp dạy con như thế nào?” giúp hàng nghìn trẻ em hình thành niềm yêu thích với việc đọc sách, tự tin bộc lộ suy nghĩ, sở thích của mình.
Nơi cùng con đọc sách
Theo một cuộc khảo sát của Đọc sách cùng Mamo trong thời gian gần đây, có tới 50% phụ huynh đi mua sách cùng con nhưng không có thời gian đọc sách cho con. Việc mua 1 tủ sách đầy sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu cha mẹ không cùng con đọc những cuốn sách ấy.
Chia sẻ về bí quyết của mình trong việc giúp trẻ yêu đọc sách, TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh cho biết “Vấn đề không phải là trẻ con thích hay không thích đọc sách, mà là cách người lớn khuyến khích trẻ con đọc sách như thế nào, có kiên trì hay không? Bởi trong mỗi đứa trẻ luôn có sự tò mò bẩm sinh, nên chúng có tiềm năng đọc sách. Người lớn cần biết cách để biến tiềm năng đó thành hiện thực”.
Luôn đề cao vai trò của cha mẹ việc làm gương cho con, Đọc sách cùng Mamo tin rằng dành thời gian cùng con trò chuyện, khám phá hoặc thậm chí tranh luận về những cuốn sách sẽ là cách tốt nhất làm cho con cảm thấy thích thú với việc đọc hơn.
Trợ lý thông minh cho cha mẹ hiện đại
Cuộc sống phát triển cũng là lúc phụ huynh buộc mình trở thành những ông bố bà mẹ hiện đại hơn không chỉ về suy nghĩ mà còn cả lối sống. Bận rộn trong công việc đồng nghĩa là thời gian dành cho gia đình bị rút ngắn. Vì vậy nhiều người đang đi tìm cho mình những phương pháp vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức vừa giữ vững giá trị cốt lõi của gia đình.
Cũng bởi lý do đó, Đọc sách cùng Mamo cung cấp dịch vụ đặt sách trực tuyến dành cho những bậc phụ huynh bận rộn, giúp họ dành nhiều thời gian cho gia đình hơn. Chỉ vài click chuột đã có thể chọn cho mình các gói sản phẩm đa dạng của Đọc sách cùng Mamo. Với chi phí chỉ từ 109.000 đồng mỗi tháng, “Đọc sách cùng Mamo” sẽ chuyển tới các bé tối thiểu 2 cuốn sách hàng tháng trong suốt 3 tháng, với chất lượng tốt nhất, chủ đề đa dạng và nội dung phù hợp nhất với các bé.
Đặc biệt trong giai đoạn ra mắt này, Đọc sách cùng Mamo sẽ cung cấp thêm gói sách đặc biệt kéo dài chỉ 1 tháng nhằm tạo cơ hội cho các bé có cơ hội trải nghiệm mô hình hoạt động của dịch vụ một cách dễ dàng hơn. Hi vọng rằng sau khi trải nghiệm, các bố các mẹ sẽ tiếp tục tin tưởng vào “Đọc sách cùng Mamo”, rút ngắn thời gian mua sách và dành nhiều thời gian đọc sách cùng các con.
Đọc sách cùng Mamo hi vọng góp phần hình thành sự yêu thích, trở thành “trạm đọc” thân thuộc dành cho trẻ em Việt Nam, xây dựng nền tảng tri thức và tâm hồn cho tương lai các em.
Đầu tháng 10, Đọc sách cùng Mamo chính thức ra mắt các bé tại Hà Nội. Dự kiến sẽ tiếp tục triển khai tại TP.HCM. Mọi thông tin đăng ký, bố mẹ quan tâm có thể tham khảo tại: http://docsachcungmamo.com/ hoặc liên hệ qua Email: [email protected] - Facebook: facebook.com/docsachcungmamođể được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Ngọc Minh
" alt=""/>Lần đầu tiên bố mẹ có trợ lý giúp con đọc sách