
25 sản phẩm này có thuộc cả dòng Think (dành cho doanh nghiệp) và dòng Idea (dành cho người tiêu dùng cá nhân).
" alt=""/>25 dòng máy tính Lenovo đạt chuẩn Energy Star 5.0Trong khi chờ đợi đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ nên sơ cứu ban đầu cho trẻ bằng cách:
- Nếu bị nhiễm độc qua da và niêm mạc: Tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất, đồng thời rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất của trẻ liên tục dưới vòi nước sạch. Trường hợp hóa chất vào mắt, cần rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.
- Nếu bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa:
Kê cao đầu hoặc giữ trẻ ở tư thế ngồi nếu trẻ còn tỉnh táo, trường hợp trẻ bị bất tỉnh thì cho nằm nghiêng bên trái. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị sặc, đồng thời khi trẻ nôn ói nhiều, các chất trong dạ dày sẽ không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ.
Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, cha mẹ dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà), giúp trẻ có thể nôn để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể. Chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ.
Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.
Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không gây nôn cho trẻ trong trường hợp trẻ hôn mê, li bì, co giật hoặc nghi ngờ uống phải các hóa chất có tính chất ăn mòn như axit, bazơ, xăng dầu,…
- Nếu bị nhiễm độc qua đường hô hấp: nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực có hóa chất gây độc, xịt mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, sau đó cho trẻ súc miệng nhiều lần.
Một số nguyên tắc giúp trẻ tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, hóa chất cũng được bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn, trong đó, cha mẹ cần để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.
Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn; Không để chung thuốc uống với thuốc khử khuẩn hay các loại chai lọ hóa chất khác.
Cha mẹ cũng không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Phải dùng thuốc theo đúng đơn và đúng liều lượng của bác sĩ cho mỗi lần khám. Thuốc nên được bảo quản trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, vứt bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi. Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại và cách nhận diện, phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.
Trước những thiệt hại do bão Yagi để lại, Sabeco đã nhanh chóng phối hợp cùng Công đoàn Tổng công ty để kêu gọi sự đóng góp tự nguyện từ các nhân viên trên toàn hệ thống nhằm hỗ trợ đồng nghiệp khắc phục những tổn thất do bão gây ra. Tổng công ty cũng cam kết đối ứng khoản quyên góp từ nhân viên với tỷ lệ 1-1.
Lời kêu gọi này đã nhận được phản hồi tích cực từ các nhân viên và số tiền quyên góp từ tập thể nhân viên hơn 1,68 tỷ đồng và phía công ty đã trích góp thêm 1,68 tỷ đồng đối ứng. Ngoài ra, Công đoàn Sabeco và các công ty liên kết cũng đóng góp 141 triệu đồng, nâng tổng số tiền quyên góp lên hơn 3,5 tỷ đồng. Số tiền này đã được Sabeco chuyển trực tiếp cho các nhân viên và gia đình để họ nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.
Trước đó, Sabeco cũng phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), chính quyền địa phương, đối tác báo chí và kinh doanh của công ty để triển khai chương trình hỗ trợ 6 tỉnh gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái. Tổng giá trị hỗ trợ lên đến hơn 4,2 tỷ đồng, bao gồm hàng hóa và thực phẩm thiết yếu cho người dân vùng lũ, đồng thời hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu tham gia khắc phục hậu quả sau bão tại mỗi tỉnh. Chương trình cũng dành một phần hỗ trợ cho hơn 200 khách hàng là các hộ kinh doanh của Sabeco bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ. Ngoài ra, Sabeco còn quyên góp 200 triệu đồng cho Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
“Thông qua tất cả hoạt động này, tổng giá trị hỗ trợ tài chính và vật chất mà Sabeco dành cho hoạt động cứu trợ sau bão Yagi lên đến hơn 7,9 tỷ đồng. Các nhân viên cũng đã tích cực phối hợp với các đối tác và địa phương để kịp thời trao các khoản hỗ trợ đến nhân viên, khách hàng và người dân”, đại diện Sabeco cho biết.
Chia sẻ về các hoạt động hỗ trợ sau bão Yagi, ông Lester Tan - Tổng Giám đốc Sabeco - cho biết: “Chúng tôi rất đau lòng và chia sẻ trước những tổn thất của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Do vậy, chúng tôi nhanh chóng thực hiện các hành động nhằm giúp đỡ các đồng nghiệp của chúng tôi cũng như những người dân đang cần được hỗ trợ. Chúng tôi mong rằng với những hành động thiết thực này, chúng tôi có thể chung tay hỗ trợ đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng khắc phục thiệt hại sau bão”.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Sabeco dành hơn 7,9 tỉ đồng hỗ trợ nhân viên, cộng đồng sau bão YagiKhông để cho tôi có cơ hội từ chối, mẹ chồng cúp máy ngay. Tôi nói với chồng rằng mình đã chuẩn bị đồ đạc về quê rồi nhưng anh ráo hoảnh: “Chuẩn bị rồi thì lại bỏ ra, năm nay không về thì năm sau, Tết về, có gì mà phải sốt ruột thế? Không lẽ bố mẹ tôi lên cô lại không tiếp à?”.
Nghe chồng nói câu đó, tôi chán chường, đi vào phòng nằm khóc. Đã mấy năm nay, có năm nào bố mẹ anh không lên đúng dịp lễ? Đã mấy năm nay, có năm nào tôi được về nhà bố mẹ mình trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái?
Lúc nào chồng cũng mang trách nhiệm dâu trưởng ra để chèn ép tôi, bắt tôi phải làm mọi việc theo ý nhà anh. Tôi cảm thấy mình như một con chim bị nhốt trong lồng, không có cách nào thoát ra để bay về với tổ ấm của chính mình.
Năm nay, chị gái tôi từ nước ngoài trở về sau nhiều năm xa cách. Đây là cơ hội hiếm hoi để chúng tôi có thể gặp gỡ, trò chuyện. Tôi đã quyết tâm sẽ về nhà bố mẹ đẻ, không thể để những lần tụ tập ở nhà chồng tiếp tục ngăn cản mình.
Nhưng khi tôi thông báo ý định này, mẹ chồng lại nói rằng con gái bà từ miền Nam ra chơi. Bà bảo chúng tôi phải về quê tiếp đón vì nhiều năm rồi chị mới về. Tôi thấy lý do cũng chính đáng nhưng lần này tôi không thể nghe theo. Tôi cần được ở bên gia đình ruột thịt của mình, cần có thời gian để sống cho bản thân.
Tôi và mẹ chồng vì chuyện này mà cãi nhau. Chồng tức giận, mắng tôi không biết nghĩ đến gia đình chồng, rằng tôi ích kỷ chỉ biết đến bản thân. Nhưng lần này, tôi mặc kệ. Tôi đã hy sinh quá nhiều cho gia đình chồng, lỡ rất nhiều cuộc hẹn với gia đình ruột thịt. Tôi không thể tiếp tục sống như vậy nữa.
Bố mẹ tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe yếu dần. Cứ tiếp tục thế này thì không biết tôi còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa.
Đêm hôm đó thấy tôi vẫn kiên quyết sẽ về quê, chồng cảnh báo: “Cô mà về thì gia đình này tan nát. Tôi không dọa cô đâu. Lấy chồng thì phải theo nhà chồng, đừng hơi tí là mang nhà mẹ đẻ ra nói. Mẹ tôi đã nói thế, cô làm dâu trưởng phải nghe lời”.
Tôi đã ngồi khóc suốt đêm, không biết nên làm thế nào. Nghĩ đến bố mẹ già, chị gái ở quê chờ mình, tôi lại thấy xót xa. Liệu chồng có đòi ly hôn không nếu tôi cứ kiên quyết về quê ngoại?
Độc giả giấu tên