- Du học sinh có nên ở lại hay trở về Việt Nam để làm việcđang là câu chuyện gây tranh luậngay gắt trên mạng xã hội.
Đừng quá ảo tưởng!
Ngày 8/12, trên Facebook cá nhân,CEO Đỗ Hoài Nam- lãnh đạo tiêu biểu về khởi nghiệp công nghệ cao tại thunglũng Silicon (Mỹ) có bài viết với tựa đề "Các bạn du học sinh hoang tưởng quá!".
![]() Đỗ Lâm Hoàng, một thí sinh đạt giải nhất của trò chơi "Đường lên đỉnh Olympia" đã chia sẻ những lý do anh ở lại Australia sinh sống |
Ông Nam nhìn nhận một số du học sinh được giảithưởng trong sân chơi Đường lên đỉnh Olympia của VTV đã than vãn về việc không vềnước vì không được trọng dụng.
Gọi điều này là "hoang tưởng", ông Đỗ Hoài Nam chia sẻ mình cũng từng là du học sinh học bổng từ Úc, cũng từng làm rửa bát, bồi bàn ở xứngười trước khi mở công ty "thi đấu với nhân loại" nên hiểu "cái hay cái dở củacác bạn (du học sinh-PV)".
"Nếu các bạn ở lại để chinh phục thế giới thì mình ủng hộ haitay" - ông Nam nói. Nhưng nếu chọn cách nhẹ nhàng, dễ dàng và tiện lợi cho bảnthân mình thì dư luận không nên quan tâm.
Với những ngôn từ mạnh, ông Nam nêu quan điểm: Báo chí khôngnên cổ vũ cho những "quan điểm lệch lạc" của "các bạn du học sinh".
Bài viết hiện đã có hơn 10.000 lượt thích và gần 1.000 lượtchia sẻ, gần 1.200 bình luận.
Đi hay ở là quyền của mỗi cá nhân
Bên cạnh các ý kiến ủng hộ, không ít người cho rằng lời lẽcủa ông Nam quá lên gân, cần nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, thậm chí có nhữngbài viết phản bác gay gắt.
Facebooker Anh Pham trong một bài vừa chia sẻ trêntrang cá nhân của mình chorằng chính những quan điểm chỉ trích người trẻ du học không về nước là để cầuan, cầu vinh, cầu sang cho bản thân là "cao đạo, ngạo mạn". Bản thân anh luônủng hộ việc người trẻ ra nước ngoài và ở càng lâu càng tốt rồi sau quyết định ởhay về.
Anh cho rằng quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân là chính đáng. Giúp đỡ quêhương cũng có rất nhiều cách.
Theo anh: "Cho tới khi Việt Nam đạt được mức thu nhập trung bình cònthấp hơn 5.000 USD, nên có chính sách khuyến khích người ta ra nước ngoài học tậpvà làm mọi việc để chuẩn bị động lực cho những cú thúc mạnh cần thiết 10 năm sau"và rằng "Không ai hẹp hòi tranh luận rồi cưỡng ép ai học đại học ởHà Nội xong phải về quê mà giúp đỡ quê hương hết cả(..)Các cháu cứ tự nhiên ra đi tìm nơi nào đất lànhnhất thì đậu, cứ tự chăm sóc bản thân cho tốt, ổn rồi thì chăm sóc cho quê hươngbản quán".
Không phải là "một người nổi tiếng",chị Phan Tâm chia sẻ ở góc độ cá nhân: "Về hay ở là quyết định cực kỳ khó khăn, nhất là những người có gia đình, con cái". Chị cho biết, khi mới sang thì muốn đòi về, nhưng đến khi con đi học thì chị muốn ở lại vì quá hài lòng với nền giáo dục của nước sở tại. Chị chia sẻ thêm, mình đã từng chứng kiến nhiều gia đình đi học, đưa con sang cùng, năm đầu tiên xác định về nhưng đến năm thứ 2 trở đi thì cố gắng xoay xở ở lại.
Lý giải về sự khác biệt trong quan niệm của Facebooker Đỗ Hoài Nam và những quán quân Olympia, Facebooker Phan Huy Công nhìn nhận: "Trong khi anh Đỗ Hoài Nam nói về môi trường kinh doanh và Startup thì anh Đỗ Lâm Hoàng nói về môi trường học thuật & nghiện cứu khoa học. Vì nhìn theo hai hướng khác nhau nên chắc chắn cuộc tranh luận này sẽ còn kéo dài ... kéo dài ... mãi".
Đăng Duy (tổng hợp)
" alt=""/>Du học sinh có hoang tưởng hay không?Em trai chồng ở quê đã có vợ con nhưng chẳng chịu làm ăn, suốt ngày lông bông. Đã vậy, cứ dăm bữa nửa tháng lại gọi cho chồng tôi để xin tiền. Chồng thương em trai nên vẫn dấm dúi cho tiền, tôi biết nhưng làm lơ vì sợ mang tiếng chị dâu ích kỷ. Mà dẫu tôi có nói thì cũng không đạt kết quả gì ngoài chuyện cãi nhau, đành phải "ngậm bồ hòn làm ngọt".
Mới đây, em chồng dẫn vợ con lên thành phố và đến nhà tôi ở nhờ. Chú ấy chỉ ở nhà trông con và để cho vợ đi làm. Ở nhà, nhưng em chồng chẳng mó tay vào việc gì, chỉ chờ dọn cơm lên là ngồi xuống ăn, ăn xong đứng dậy, chẳng bao giờ dọn chén hay lau bàn.
Nhà vợ chồng tôi ở là nhà thuê. Tôi có tiệm làm tóc, gội đầu nhỏ. Nhà đã chật, vậy mà cha con chú ấy cứ bày bừa lộn xộn, nhiều khi khách đến còn không có chỗ ngồi. Tôi vừa đầu tắt mặt tối làm việc, phải tranh thủ rảnh tí là chạy ra chợ mua đồ ăn, về nấu nướng phục vụ em chồng.
Căn nhà 40 mét vuông, vợ chồng tôi và hai đứa con ở trên lầu, còn tầng trệt để mở tiệm, bốn người đã thấy chật hẹp lắm rồi, giờ thêm hai vợ chồng và một đứa trẻ đến ở cùng, buộc con tôi phải ngủ chung với ba mẹ để nhường phòng. Tôi bức bối nhưng cũng chỉ dám nói khéo với chồng, bảo chú ấy ra ngoài thuê phòng ở. Nhưng chồng tôi không đồng ý và tái diễn cảnh mắng chửi, đập đồ, đòi đuổi tôi ra khỏi nhà.
Mới đây, cháu chồng tôi phá phách, đem đồ đạc của tôi ném lung tung, làm bẩn hết cả ghế, khách vào ngại chẳng ai dám ngồi, đã vậy thằng bé còn ngang nhiên lấy đồ của khách ném ra sàn. Tôi nói với em chồng thì chú ấy đùng đùng nổi giận, gọi điện về quê méc ba mẹ chồng.
Mẹ chồng ngay lập tức gọi điện mắng tôi sa sả, nào là keo kiệt, ích kỷ, nào là làm được vài đồng rồi xem thường gia đình chồng. Chị và em gái chồng cũng nhắn tin, gọi điện lên án tôi đủ điều.
Tôi nai lưng ra thuê nhà, cho gia đình em trai chồng đến ở, lại còn phục vụ cơm nước giặt giũ, vợ chồng họ chưa bao giờ mó tay vào việc nhà, cũng chẳng phụ giúp nổi một đồng nào, tôi phải chi tiêu dè sẻn khi nhà nuôi thêm 3 miệng ăn, vậy mà vẫn bị mang tiếng là ích kỷ.
Những ngày tôi bận rộn vừa lo làm vừa lo con cái, không đi chợ nấu cơm được thì chồng và gia đình em trai dẫn nhau ra ngoài ăn, bỏ mặc tôi tự xoay xở.
Gia đình chồng còn gọi cho chồng tôi, yêu cầu anh ly hôn, họ nói anh đừng sống với người đàn bà độc ác, ích kỷ như tôi. Chồng tôi cũng hùa theo, sau đó kiếm chuyện đánh đập, chửi mắng tôi thậm tệ, nói tôi có mỗi việc nấu nướng chăm sóc em trai anh cũng không xong.
Rồi vợ chồng em trai anh thỉnh thoảng lại ghen tuông, cãi vã, đánh nhau làm náo loạn hết cả nhà, tôi chẳng được yên tĩnh bao nhiêu.
Mấy hôm nay, đứa con lớn của tôi bệnh phải nhập viện, tôi đóng cửa tiệm, đưa theo cả đứa nhỏ vào viện cùng vì ở nhà không ai trông coi.
Chồng chỉ đưa cho tôi đúng 500 ngàn đồng rồi tuyệt nhiên không một lời hỏi han, quan tâm xem mẹ con tôi trong bệnh viện thế nào, có cần giúp đỡ gì.
Ngay cả khi người giao hàng đến giao quần áo, tã sữa cho con, chồng cũng không lấy mà gọi điện trách "đặt cho lắm vào", bảo tôi tự về trả tiền.
Bực bội, tôi chỉ nói lại mấy câu thì chồng gầm lên, yêu cầu ly hôn. Tôi cũng chán lắm rồi, nhưng chỉ sợ ly hôn thì chồng sẽ làm khó, sẽ giành quyền nuôi con để dằn mặt tôi.
Thương con, dẫu đầu óc căng như dây đàn, tôi cũng đành nín nhịn mà chịu đựng.
Theo Phụ nữ TP.HCM
Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Thực tế là, trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã và đang lợi dụng sự bùng nổ của công nghệ số cùng những tiện ích mà nó mang lại như như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT... để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
Hiện nay, từng ngày từng giờ, người dân Việt Nam đang phải thường xuyên đối mặt với vấn nạn lừa đảo trực tuyến. Các đối tượng lừa đảo tìm mọi cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất là con người. Bằng các thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản.
Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, trong 9 tháng năm nay, Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam đã tiếp nhận hơn 22.200 phản ánh của người dùng Internet về trường hợp lừa đảo trực tuyến.
Ngoài những biện pháp kỹ thuật, việc nâng cao nhận thức, cùng với các kỹ năng từ cơ bản tới nâng cao cho người dân được xem là một trong những biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của lừa đảo trực tuyến.
“Khi người dân, những người yếu thế nắm vững được các kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến sẽ cảnh giác hơn, từ đó giảm thiểu vấn nạn lừa đảo trực tuyến đang xảy ra hàng ngày”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Chiến dịch ‘Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng’ vừa được phát động, có mục tiêu là nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, và sẽ được triển khai trên diện rộng từ ngày 10/10 đến ngày 20/11.
Trong thời gian diễn ra chiến dịch, Cục An toàn thông tin sẽ phối hợp với các bộ, ban ngành trung ương, các địa phương cùng những doanh nghiệp an toàn thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến, nền tảng mạng xã hội và các cơ quan báo chí truyền thông trên cả nước để phổ biến, trang bị các kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cho người dân.
Cụ thể, các cơ quan, đơn vị tham gia chiến dịch sẽ tập trung trang bị cho người dân 5 nhóm kỹ năng chính đã được Cục An toàn thông tin hướng dẫn cụ thể trong ‘Cẩm nang kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến’, bao gồm: Kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát hiện, kỹ năng xử lý, kỹ năng phòng tránh và kỹ năng bảo vệ. Với mỗi nhóm kỹ năng, cẩm nang cung cấp từ những kỹ năng cơ bản đến các kỹ năng nâng cao.
Cục An toàn thông tin mong muốn sẽ có đông đảo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và lực lượng truyền thông tham gia lan tỏa rộng rãi thông điệp, kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến tới đông đảo người dùng trên không gian mạng.
“Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng là một hành trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự cảnh giác và nỗ lực liên tục. Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ thêm.