Rất nhiều người đã đưa ra phương án để hợp thức hoá việc đứa trẻ vùng cao cầm ngược sách vẫn có thể đọc bình thường.
ônxaochuyệntrẻđọcngượcsáchvẫnlênsónancyônxaochuyệntrẻđọcngượcsáchvẫnlênsónancyHà Hồ quyền lực với set đồ gần 200 triệuRất nhiều người đã đưa ra phương án để hợp thức hoá việc đứa trẻ vùng cao cầm ngược sách vẫn có thể đọc bình thường.
ônxaochuyệntrẻđọcngượcsáchvẫnlênsónancyônxaochuyệntrẻđọcngượcsáchvẫnlênsónancyHà Hồ quyền lực với set đồ gần 200 triệuẢnh minh họa từ internet
Con dâu của tôi cái gì cũng tốt, ngoại trừ cái tính sạch sẽ hơi thái quá. Nhà cửa, đồ đạc phải không một hạt bụi, quần áo lúc nào cũng phải thơm phức; đồ ăn thức uống phải mua trong siêu thị lớn có tiếng, có nhãn mác kiểm chứng rõ ràng… Thật ra lúc đầu thì cũng không có vấn đề gì, tôi nghĩ như thế cũng tốt, còn hơn là vớ phải một cô con dâu lôi thôi, lếch thếch. Mọi chuyện rắc rối chỉ xảy ra khi con dâu sinh cháu đầu lòng.
Sau khi sinh cháu xong, hình như con dâu tôi nhìn đâu cũng ra vi khuẩn, vi trùng. Nó bắt cô giúp việc phải lau dọn nhà cửa 3 lần/ngày, chăn màn giường chiếu của cháu bé ngày thay lần, tã lót phải đem giặt sạch rồi đun sôi để diệt khuẩn… Trước khi bế em bé phải đánh răng, rửa tay, thay quần áo sạch… mới được bế.
Hôm đó có mấy người bạn hưu trí của tôi sang chơi, thấy cháu bé đáng yêu nên tranh nhau bế với nựng. Lúc đó con dâu tôi đang nấu ăn trong bếp, thấy thế thì chạy mải ra giằng lại đứa bé và bảo: “Các bác đã rửa tay sạch sẽ chưa mà bế em bé” rồi nó bế vội con đi tắm rửa, thay quần áo khác trước sự ngỡ ngàng, bối rối của mấy ông già chúng tôi. Tôi thực sự thấy xấu hổ và đã phải muối mặt xin lỗi mấy ông bạn. Thế rồi đợt bùng phát dịch cúm, nó bắt mọi người trong nhà lúc nào cũng phải đeo khẩu trang và hạn chế lại gần em bé.
Tôi và mọi người trong nhà cũng đã khuyên giải nhiều lần, rằng trẻ con nên tập cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài, không nên giữ khư khư như trong lồng kính như thế, không tốt cho trẻ nhưng con dâu vẫn khăng khăng ý mình mình làm. Nó lấy lý do trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, không giữ sạch sẽ nhỡ ốm ra đấy thì sao để bắt mọi người phải tuân thủ theo cái quy trình kiểm soát vệ sinh nghiêm ngặt còn hơn cả trước khi bước vào phòng phẫu thuật.
Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi cháu tôi được 5 tháng tuổi, do thời tiết thay đổi sang thu đông nên bị ốm. Cháu tôi ho khá nhiều và hâm hấp sốt. Con dâu tôi lo cuống lên vội đưa con vào bệnh viện. Chả biết bác sĩ chữa kiểu gì mà mãi không khỏi. Xót cháu, vợ tôi liền lén con dâu chữa cho đứa cháu nội bằng mấy phương pháp dân gian. Chẳng may con dâu tôi phát hiện ra, thế là nó làm toáng lên, bảo bà nội làm như thế là không khoa học, không đảm bảo vệ sinh, là hại cháu, giết cháu… Vợ tôi tức quá, không chịu được bèn gói ghém đồ đạc bỏ về nhà con gái ở. Tôi và con trai khuyên thế nào cũng không được.
Hơn 1 tuần nay, không khí trong gia đình tôi lúc nào cũng căng thẳng, ngột ngạt, vợ thì bỏ về nhà con gái, con dâu thì cứ nhất quyết không chịu xuống nước xin lỗi, làm lành với mẹ chồng, con trai tôi cũng vì chuyện đó mà xích mích với vợ nó, cháu bé thì ốm mãi không khỏi. Quả thật giờ tôi không biết phải làm sao cho ổn thỏa nữa!
(Theo Dân Việt)" alt=""/>Mẹ chồng bỏ nhà đi vì con dâu... quá sạchNhiều bà vợ tự cho mình quyền được hành hạ chồng ở “khoản ấy” mỗi khi cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Và cứ nghĩ để các ông chồng phải chịu đựng mới biết được giá trị của mình mà không hề hay biết rằng mình đang đi sai đường một cách trầm trọng.
Quyền lực đàn bà đặt không đúng chỗ
Chị T đang rất ân hận vì cái “quyền lực” của mình. Sự thể, chỉ vì nghe phong thanh chồng và cô sinh viên thực tập mà anh hướng dẫn đang có tình ý với nhau mà chị Thanh đã làm mình làm mẩy với chồng nguyên cả tuần, không những thế chị còn cấm chồng “sờ vào người”. Chồng chị giải thích thế nào chị cũng không chịu nghe, cứ bảo chồng… “thế cho chừa” mỗi khi anh muốn gần gũi. Không được giải tỏa chồng đâm ra cáu bẳn, vợ chồng to tiếng với nhau, nói qua nói lại chồng đem chăn gối ra sô pha ngủ, vợ lại đâm ra trằn trọc. Nhưng vì sĩ diện cao, chị vợ nhất quyết không chịu xuống nước khiến sự việc lại đi quá xa, khi cô sinh viên kia muốn được nhận vào làm sau kì thực tập bắt đầu đong đưa anh chồng khiến anh không kiềm chế được đã ngả vào vòng tay cô kia. Khi biết chuyện chị khóc ròng nhưng sự thể đã như vậy biết trách ai nữa.
Nhiều phụ nữ ngộ nhận rằng mình có quyền được “cấm cung” khi các ông chồng mắc lỗi vì thế luôn đem của trời cho ra đe dọa ra điều kiện với chồng. Biện pháp “bỏ đói” này không thể giải tỏa căng thẳng mà còn khiến sự việc đi vào vực thẳm. Vì thế khi có mâu thuẫn bạn và chồng nên ngồi lại với nhau, cùng thảo luận cởi bỏ những khúc mắc chứ không nên dùng cách này.
Đói mới thèm!?
Đó chính là sai lầm lớn của nhiều người nhất là những phụ nữ trẻ. Nhiều người cho rằng cho chồng “ăn no nê” sẽ khiến chồng chán, và dễ đẩy chồng đến việc đi tìm làn gió mới. Với suy đoán này nhiều người cho chồng nhịn đói thật đói. Nhưng cũng có những cặp vợ chồng vì lí do nào đó mà “giao ban” ít dẫn đến đời sống chăn gối tụt dốc không phanh. Nhiều bà vợ đã bị bão hòa khi chồng vắng nhà quá lâu khiến “tắt lửa yêu” còn những ông chồng có thể nghiện “tự sướng” hơn là hợp tác với vợ thậm chí là bất lực.
Bệnh nhân đầu tiên của sự thất thường “trên giường” là tinh thần. Tình dục nói chung, khoái cảm nói riêng, từ lâu, được biết là liều thuốc an thần hữu hiệu cho các đôi uyên ương. Dưới góc độ vi mô, tình dục và khoái lạc có nguồn gốc hóa học hẳn hoi: Khi đạt khoái cảm, người ta tìm thấy trong máu của đối tượng xuất hiện những loại hormone có tác dụng tạo sự sảng khoái, yêu đời với hàm lượng cao.
Cớ sự nằm ở cái nguồn gốc hóa học này, bởi khi mang lại “khoái lạc” chúng cũng có chức năng của một chất “ma túy”. Dù hiền lành và danh chính ngôn thuận nhưng cũng như mọi thứ “ma túy” khác, dùng nhiều lần tất sẽ sinh nghiện và khi không được đáp ứng tất sẽ sinh ”vật vã” (biểu hiện dưới dạng nhẹ, không đến nỗi phải… cào cấu, la hét vì thiếu “tình yêu”).
Nhịn sex lâu sẽ bị bệnh
Tình dục và tim mạch “sống dựa” vào nhau, bên này thịnh thì bên kia “hưởng” và ngược lại. Phòng the là liều thuốc “bổ tim”, tăng cường “tuần hoàn máu” có tiếng vượt thời gian. Ổn định chuyện vợ chồng cũng được các bác sĩ có kinh nghiệm… kê đơn để giúp thân chủ điều tiết nhịp tim, điều hòa huyết áp. Rõ ràng, “nhịp” sẽ loạn khi nguồn bình ổn biến mất hay tệ hơn là trồi sụt, lúc có lúc không.
Người ta nhận thấy huyết áp của các ông chồng đều đều lui tới loan phòng thường ổn định và khi có chuyện cũng ít biến chứng hơn mấy ông bị vợ “xiết hạn ngạch”.
Theo nhiều chuyên gia tình dục học trên thế giới, tình dục và khoái cảm được “tiếng thơm” về tác dụng làm hưng vượng hệ miễn dịch của cơ thể từ rất lâu. Người hạnh phúc thường… ít bệnh. Vì vậy, khi liều “vaccine” này không còn hoặc “khi thăng khi giáng” thì sức đề kháng của cơ thể cũng dễ rơi vào cảnh “nắng không ưa mưa không chịu”.
Thật ra, bản thân sự thất thường chăn gối vốn là một thất bại, thậm chí là thất bại kép: vừa thất thu trên giường vừa thấy bất an tinh thần. Với các bà các cô, “bữa đói bữa no” giường chiếu có thể là dấu hiệu của một thất bại to lớn khác: mất chồng, tan vỡ hạnh phúc gia đình! Chính đòn hội đồng của những thất bại này đã khiến nhiều người suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần.
Không có gì mâu thuẫn: Tình dục quá liều và… không đủ liều đều có hại như nhau. Sự điều độ tùy theo nhu cầu “yêu” của mỗi người sẽ là “kim chỉ nam” giúp các đôi uyên ương giữ gìn mái ấm vàsức khỏe.
Theo Tinmoi
" alt=""/>Xanh mặt vì cho chồng nhịn sex