“Có rất nhiều công việc khó khăn phải làm ở MU. Premier League hoàn toàn khác so với Primeira Liga của Bồ Đào Nha. Ở Old Trafford, bạn phải thắng mọi trận đấu”.
Khi được hỏi liệu bao nhiêu cầu thủ phải ‘bật bãi’ khỏi đội hình MU thời Ruben Amorim, Paul Merson nói trên Sky Sports: “Thành thật mà nói, tôi không thể nói 7 hoặc 8 cầu thủ.
Họ không có hậu vệ cánh và tôi nhìn vào Rashford và Garnacho, tự hỏi họ sẽ chơi ở đâu?
Hai trung phong mà MU có không thực sự là mẫu tiền đạo trung tâm mà Ruben Amorim muốn. Với tôi, chỉ nhìn thấy duy nhất Bruno Fernandes an toàn dưới thời HLV trưởng mới của MU.
Bruno Fernandes sẽ chơi ở vị trí số 10. Vì cùng là người Bồ Đào Nha nên Amorim sẽ hiểu rõ cậu ấy”.
MU sẽ có trận đón tiếp Leicester City lúc 21h tối nay (10/11), vòng 11 Ngoại hạng Anh. Đây là trận cuối của HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy, người xác nhận sẵn sàng tiếp tục công việc ở Old Trafford, nếu Ruben Amorim và CLB cần.
Trước đó, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên không phải lựa chọn đầu tiên của Thảo. Yêu thích lĩnh vực dược, thời điểm thi đại học, Thảo đăng ký hai nguyện vọng vào Trường ĐH Dược Hà Nội và Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội, nhưng đều trượt cả hai. Sau đó, nữ sinh đỗ vào lớp Chất lượng cao Hóa Dược của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. “Lúc biết tin trượt ngành học yêu thích, em buồn và thất vọng suốt một thời gian”, Thảo nhớ lại.
Hai năm đầu đại học, Thảo không mấy hứng thú vì mất định hướng và chưa có cách học hiệu quả. Chỉ đến năm thứ 3, khi được tiếp xúc với các môn chuyên ngành và bắt đầu lên lab, nữ sinh mới nhận ra “ngành này hóa ra cũng không quá tệ”. Từ đó, Thảo mới bắt đầu tập trung vào học, nhờ vậy đạt GPA 3.6 và giành được học bổng ở năm thứ 3.
Thay vì dồn kiến thức để học trước ngày thi gây phản tác dụng, Thảo chia nhỏ lượng kiến thức để học mỗi ngày. Ngoài ra, nữ sinh cũng dành phần lớn thời gian rảnh để lên lab. Sau 4 năm, Thảo có hai bài báo được đăng trên tạp chí trong nước.
Kết thúc đại học với tấm bằng Giỏi, nhưng nữ sinh cảm thấy kiến thức nếu chỉ dừng lại ở đó vẫn chưa đủ, vì thế em mong muốn tiếp tục học lên bậc thạc sĩ ở Việt Nam. Sau đó, Thảo nộp hồ sơ và trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
“Thời gian đầu ra trường, em cũng dự định sẽ vừa học thạc sĩ, vừa đi làm. Khi ấy, em đi tìm kiếm rất nhiều công ty nhưng đều cảm thấy không phù hợp. Đó cũng là quãng thời gian khá căng thẳng, nhưng bố mẹ luôn động viên em rằng: Bố mẹ đã nuôi con hơn 20 năm, giờ thêm 1 năm nữa cũng không sao cả, chỉ cần con cố gắng phấn đấu để phát triển”, Thảo nhớ lại.
Trong giai đoạn bế tắc, tình cờ Thảo trò chuyện với một bạn học cũ. Người bạn này khuyên Thảo chỉ nên tập trung vào một mục tiêu để đạt được kết quả tốt nhất. Đó cũng là lúc cô bắt đầu nhen nhóm ý định đi du học bậc tiến sĩ.
“Thông thường tại Mỹ, tiến sĩ được coi là một nghề, tức “làm tiến sĩ” chứ không phải “học tiến sĩ”. Người làm tiến sĩ cũng sẽ được trả lương và không phải quá lo lắng về sinh hoạt phí. Vì thế, em nghĩ rằng đây là con đường phù hợp nhất với mình ở thời điểm ấy”.
Dù đã trúng tuyển vào bậc thạc sĩ của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, tháng 9/2023, Thảo vẫn quyết định dừng lại, “gap year” một năm để dồn sức làm hồ sơ. “Khi ấy, em chỉ nghĩ rằng hãy cố gắng làm mọi thứ tốt nhất có thể để sau này không phải hối tiếc. Nếu chẳng may trượt học bổng, mình cũng đã có cơ hội được mở mang nhiều kiến thức khác”, Thảo nói.
Cuối tháng 9, Thảo đăng ký thi IELTS và đạt 5.5. Tự ti với điểm số còn quá thấp, em chủ động gửi email tới giám đốc tuyển sinh của Đại học North Carolina State – ngôi trường mình nhắm tới – để nhờ thầy góp ý cải thiện, bổ sung hồ sơ.
Thời điểm gửi email tới thầy, Thảo không có nhiều kỳ vọng sẽ nhận được phản hồi. Nhưng không ngờ, vị giám đốc tuyển sinh đã trả lời rằng hồ sơ của Thảo có điểm thi IELTS chưa đạt yêu cầu. Biết được thầy thường có các chuyến làm việc tại Việt Nam hàng năm, Thảo cũng chủ động hỏi thăm thầy năm nay có tới hay không và biết tin thầy sẽ tới vào tháng 10. Thầy cũng đồng ý sắp xếp thời gian trò chuyện với Thảo một buổi khi tới Việt Nam.
Đó là cơ hội bất ngờ Thảo không nghĩ mình có được. Trong buổi hôm ấy, em chia sẻ thẳng thắn về nỗi lo hồ sơ không mạnh. Nhưng thầy đã khuyên rằng: “Cuộc đời mỗi người là cuộc chạy đua marathon, mỗi chúng ta sẽ có một con đường riêng để chạy. Nếu chỉ chăm chăm nhìn người khác sẽ rất dễ bị chạy chệch hướng, do đó nên kiên trì, bền bỉ vào mục tiêu chính của mình”. Những câu nói của thầy đã truyền động lực và là kim chỉ nam để Thảo nỗ lực cố gắng.
Hơn 2 tháng sau khi gặp thầy, Thảo quyết tâm thi lại IELTS và đạt 6.5, vừa đủ yêu cầu của trường. Theo nữ sinh "điểm số cao luôn là một lợi thế, nhưng nếu không quá cao, mình cần tìm kiếm cơ hội theo cách khác".
Trong 1 năm “gap year”, Thảo tập trung ôn thi tiếng Anh, lên lab và có một bài báo quốc tế Q2. Ngoài ra, Thảo cũng thử chuyển sang lĩnh vực mới từ hợp chất thiên nhiên sang hóa hữu cơ. Lĩnh vực mới này sẽ giúp em có nhiều cơ hội hơn nếu học tập và nghiên cứu tại Mỹ.
Theo Thảo, chuyện làm nghiên cứu vốn thất bại nhiều hơn thành công, bởi 99 lần thất bại mới có 1 lần thành công, do đó bản thân phải có sự kiên trì. Ngoài ra, em cũng chủ động tìm kiếm cơ hội.
“Thay vì ngồi nghĩ liệu hồ sơ của mình có đạt yêu cầu, em chủ động email cho thầy để hỏi những gì mình còn thiếu sót. Cơ hội được gặp trực tiếp thầy để chia sẻ về bản thân cũng giúp em thể hiện được nhiều thứ, từ sự quyết tâm, nỗ lực thông qua ánh mắt, cử chỉ mà điểm số trên giấy không thể “phô” ra hết được”.
Thảo cũng nêu quan điểm, điểm số chỉ nằm trên giấy, điều quan trọng nhất là năng lực của ứng viên ra sao và sẽ dùng nó như thế nào.
“Khi em đạt 6.5 IELTS, bạn hỏi có tiếp tục thi thêm nữa hay không, em nghĩ rằng mức điểm này là đủ. Em sẽ trau dồi tiếng Anh theo cách khác như đọc sách báo nhiều hơn, đọc các công trình nghiên cứu, từ đó làm dày vốn từ vựng chuyên ngành của mình”, Thảo nói.
Cuối tháng 7, Thảo sẽ tới Mỹ theo học bậc tiến sĩ tại Đại học North Carolina State. Trong quãng thời gian này, Thảo cho biết em đang tìm hiểu thông tin hồ sơ của các giáo sư trên website của trường. Sau khi sang Mỹ, em sẽ chủ động xin gặp gỡ, trò chuyện với các thầy cô muốn xin vào lab. Chuyên ngành Thảo sẽ học trong thời gian tới sẽ liên quan đến Hóa hữu cơ ứng dụng trong sinh học.
Những thách thức và cơ hội của giáo dục đại học Việt Nam
GS. Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES) chia sẻ những phân tích chi tiết về thực trạng giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Ông nêu bật các thách thức lớn như chất lượng, ngân sách và quản lý giáo dục. GS. Vinh nhấn mạnh sự cần thiết của cải cách toàn diện để lấp đầy các khoảng trống hiện tại và chuẩn bị cho lực lượng lao động Việt Nam đáp ứng các yêu cầu kinh tế trong tương lai.
Nhu cầu tương lai về nghề nghiệp và giáo dục đại học
TS. Nguyễn Ngọc Diệu Lê - đại diện nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Đổi mới chuyển đổi của Đại học Công nghệ Swinburne - Australia,, trình bày các phân tích và dự báo về nhu cầu thị trường lao động của Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nhu cầu lao động trong các lĩnh vực như CNTT, AI và khoa học dữ liệu, đồng thời xác định các ngành nghề đang thiếu nhân lực. Bài trình bày cũng đưa ra các dự báo về mức tăng trưởng hàng năm của lực lượng lao động và đề xuất các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa các trường đại học Việt Nam và Australia.
Xu hướng tương lai trong giáo dục đại học
GS. Nguyễn Tấn Hùng từ Đại học Công nghệ Sydney trình bày các xu hướng sắp tới trong giáo dục đại học, tập trung vào chuyển đổi số và tích hợp AI. Tham luận cũng cho thấy các chiến lược mà các tổ chức giáo dục Australia đang áp dụng để duy trì vị thế dẫn đầu và khả năng áp dụng những chiến lược này tại Việt Nam. GS. Hùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi trước các xu hướng công nghệ và tích hợp chúng vào chương trình giảng dạy.
Bộ kỹ năng cần có trong kinh tế số
Cô Phạm Hoàng Vy Anh - Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại Shopee Việt Nam, cung cấp góc nhìn của nhà tuyển dụng về các bộ kỹ năng sẽ có nhu cầu trong tương lai. Bài tham luận sự khác biệt giữa các chương trình đào tạo hiện tại và các yêu cầu kỹ năng thực tiễn. Diễn giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh kết quả giáo dục với nhu cầu của ngành công nghiệp và thảo luận về các cơ hội trong đào tạo và phát triển kỹ năng liên tục.
Vai trò của tiên phong của trường đại học trong đào tạo kỹ năng kinh tế số
TS. Hoàng Việt Hà - Giám đốc Chương trình Liên kết giữa Đại học FPT và Đại học Swinburne, giới thiệu cách tiếp cận của Đại học Swinburne đối với đào tạo kỹ năng kinh tế số thông qua các quan hệ đối tác công nghiệp và chương trình giảng dạy tiên tiến. Bài trình bày nhấn mạnh việc hợp tác với các công ty, các nhà khởi nghiệp và các kỳ thực tập sẽ cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm thực tế về đổi mới kỹ thuật số. Tham luận cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp các công nghệ như phân tích dữ liệu và an ninh mạng vào chương trình giảng dạy.
Chuỗi hội thảo kết thúc với buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn về nhiều chủ đề như bình đẳng giới trong kinh tế số, chiến lược học tập lâu dài cho sinh viên sau tốt nghiệp và các nhân tố thiết yếu trong việc thiết kế và triển khai các chương trình hợp tác giáo dục.
Chuỗi hội thảo đánh dấu một bước quan trọng trong việc tăng cường quan hệ giáo dục giữa hai quốc gia. Bằng cách giải quyết các thách thức và tận dụng sức mạnh của mỗi bên, Việt Nam và Australia có thể hợp tác để tạo ra một lực lượng lao động được trang bị tốt, sẵn sàng phát triển mạnh mẽ trong thời đại số. Những hiểu biết và chiến lược thảo luận tại hội thảo cung cấp lộ trình cho các sáng kiến giáo dục trong tương lai, hứa hẹn một tương lai năng động và sáng tạo cho giáo dục đại học ở cả hai quốc gia.
Bích Đào
" alt=""/>Hội thảo Việt Nam