Hoàng Thiện phát hiện mắc bệnh u não vào cuối tháng 9/2020. Thời điểm đó, cha mẹ thấy hai chân của con yếu đến mức không thể đi lại được. Tại bệnh viện nhi ở Đà Nẵng, qua quá trình đo điện não đồ, bác sĩ đã tìm ra một khối u nằm sâu trong não bộ.
Vợ chồng chị Thuận lo sợ, vội xoay xở tiền bạc đưa con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ từ Đà Nẵng vào TP.HCM, nhưng các bác sĩ đều lắc đầu, bất lực vì khối u nằm ở vị trí nguy hiểm bên trong vỏ não. Sau khi bé Hoàng Thiện được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức điều trị, phòng CTXH đã kết nối với Báo VietNamNet nhằm giúp đỡ gia đình trong thời điểm khó khăn.
Qua Báo, bạn đọc hảo tâm đã ủng hộ Thiện số tiền 38.618.000 đồng, được trao đến tận tay gia đình. Chị Trần Thị Thanh Thuận, mẹ của Thiện cho biết, vì gia đình đã kịp thời xoay xở được đủ kinh phí chữa bệnh cho con nên số tiền này, chị quyết định tặng lại bé Phạm Diệu Huyền (5 tuổi, ở thôn Hảo Nho, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) - nhân vật trong bài viết: "Bé gái 5 tuổi cần máy thở để duy trì sự sống".
"Chúng tôi xin cảm ơn Phòng CTXH Bệnh viện Việt Đức và Báo VietNamNet đã kết nối hoàn cảnh của cháu Thiện đến với mọi người. Hiện tại, tình trạng của cháu đã có nhiều tiến triển, gia đình cũng đã lo đủ kinh phí. Vì vậy, trước hoàn cảnh đáng thương của cháu Huyền ở Ninh Bình, chúng tôi quyết định gửi toàn bộ số tiền được ủng hộ đến gia đình Huyền", chị Thuận chia sẻ.
Xúc động trước tấm lòng của gia đình Hoàng Thiện, chị Lê Thị Khuyên, mẹ của Diệu Huyền bật khóc. Chị cho hay con gái mình vẫn đang phải duy trì thở máy, mong muốn lớn nhất của vợ chồng chị là mua được máy thở, đưa con về nhà. Số tiền nhận được vô cùng quý giá, chị sẽ dùng toàn bộ vào việc chữa trị cho con.
" alt=""/>Tấm lòng bạn đọc VietNamNet được trao gửi đến các hoàn cảnh khó khănSau khi tốt nghiệp đại học, ông An về công tác tại khoa Y, Trường Đại học Y Dược TPHCM với vai trò giảng viên.
Trong 34 năm công tác, ông trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau tại đại học này: 20 năm làm trưởng Trung tâm bác sĩ gia đình; 7 năm giữ vai trò Phó trưởng phòng Sau đại học; 3 năm làm Trưởng ban chuyên gia Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo yêu cầu xã hội; 4 năm phụ trách Trung tâm Hỗ trợ dự án và đổi mới sáng tạo. Ông An được bổ nhiệm phó giáo sư ngành y năm 2010.
Hướng nghiên cứu chủ yếu của giáo sư An là y học gia đình, chủng ngừa gia đình, ô nhiễm không khí. Ông đã công bố 133 bài báo khoa học, trong đó có 64 bài trên tạp chí quốc tế có uy tín. Ngoài ra, ông có 1 bằng độc quyền sáng chế, 2 giải pháp hữu ích, xuất bản 6 sách về ngành y. Ông cũng đã hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học, hướng dẫn thành công 5 nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sĩ.
Giáo sư Phạm Lê An nhận được nhiều bằng khen của Bộ trưởng Y tế và nhiều lần nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Ngoài công tác đào tạo, giáo sư Phạm Lê An là một bác sĩ nhi khoa nổi tiếng. Hơn 20 năm trước, giữa lúc sự nghiệp đang phát triển, ông sang Mỹ theo đuổi một chuyên ngành còn xa lạ là y học gia đình. Ông trở thành một trong những bác sĩ đặt nền móng cho chuyên ngành này ở Việt Nam. Hiện nay, y học gia đình là một ngành học nhận được nhiều sự quan tâm.
“Trong suốt 34 năm công tác, tôi luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc công tác giáo dục, giảng dạy lý thuyết và thực hành cho sinh viên và học viên sau đại học. Không chỉ truyền đạt kiến thức chuyên môn, tôi còn hướng dẫn nghiên cứu, giúp sinh viên và học viên phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học, tư duy phân tích, giải quyết vấn đề thông qua các đề tài nghiên cứu trong dự án học thuật, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp 2” - ông An chia sẻ.
Ông An cho biết bản thân đã tham gia xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo của nhà trường nói chung cũng như chuyên ngành y học gia đình nói riêng. Ông cũng là chủ nhiệm, đồng chủ nhiệm, tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trao đổi và hợp tác quốc tế...