Sở Xây dựng TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát cây xanh tại 21 trường học. Theo đó, qua kiểm tra 432 cây xanh, Sở này đề xuất 14 trường cần thực hiện đốn hạ ngay những cây có thể gây nguy hiểm.Cụ thể: Trường THCS Trần Văn Ơn (Quận 1) cần sớm đốn hạ cây phượng trước sân trường do hiện tại bị nghiêng ra đường, rễ nổi, nặng tán, có dấu hiệu tiểm ẩn rủi ro cao.
 |
Cây phượng ở Trường THCS Bạch Đằng bị đốn hạ |
Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) đốn hạ 4 cây phượng, cây vũ sữa. 4 cây phượng của trường này có tình trạng thân cong, nghiêng, rễ nổi, nặng tán có dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Cây vú sữa cũng thân cong, nghiêng ra đường, có dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Trường THCS Lê Quý Đôn (Quận 3) đốn hạ cây sọ khỉ cổ thụ sát hàng rào để đảm bảo an toàn.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3) cần đốn hạ cây nhạc ngựa bị cắt cụt ngọn, do cây đang suy yếu không còn tác dụng tạo bóng mát, cảnh quan.
Trường Mầm non Nguyễn Tất Thành (Quận 4) đa số cây nặng tán có nhiều nhánh xụ, một số cây có tình trạng nghiêng nhẹ, rễ nổi, sam mục thân, cần liên hệ với đơn vị chuyên môn để kiểm tra đánh giá tình trạng có biện pháp xử lý phù hợp như đốn hạ, cắt tỉa.
Trường Tiểu học Đặng Văn Côn (Quận 4) đa số cây nặng tán có nhiều nhánh khô, một số cây có tình trạng nghiêng nhẹ, rễ nổi và có nhiều nhánh xụ, sam mục thân, một số cây có bồn trồng nhỏ hẹp, cần liên hệ với đơn vị chuyên môn để kiểm tra đánh giá tình trạng có biện pháp xử lý phù hợp như đốn hạ, cắt tỉa.
Trường Tiểu học Bàu Sen (Quận 5) cần đốn hạ ngay 2 cây xanh có nguy cơ gây nguy hiểm, gồm 1 cây phượng và 1 cây bàng.
Trường Tiểu học Trần Bình Trọng (Quận 5) cần đốn hạ ngay 3 cây phượng.
Trường Mầm non Họa Mi 2 (Quận 5) cần đốn hạ sớm cây sọ khỉ và cây phượng.
Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10) cần đốn hạ 1 cây phượng loại 3 có dấu hiệu mục thân.
Trường THCS Lạc Hồng (Quận 10) cần đốn hạ ngay 1 cây phượng bị mục tại vết cắt cũ.
Trường TH Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cần đốn hạ đối với các cây nguy hiểm. Tại trường này có 1 cây bàng bị rễ nổi, sam thân, 1 cây phượng bị bọng gốc và 1 cây lim sét bị nghiêng.
Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh) cần liên hệ với đơn vị chuyên môn cây xanh cho cắt tỉa, đốn hạ đối với cây nguy hiểm. Tại trường này đa số các xây bị nặng tán, cây phượng bị rễ nổi, bọng thân.
Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh) cần liên hệ với đơn vị chuyên môn cây xanh cho cắt tỉa, đốn hạ đối với cây nguy hiểm.
Ngoài ra, Sở xây dựng cũng đề xuất các trường phối hợp cới các đơn vị chuyên môn cây xanh thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng cây, thực hiện cắt tỉa cành, mé nhánh...
Lê Huyền

Chặt cây và hai tiếng 'trách nhiệm' trong học đường
Cây phượng vĩ có thể không có giá trị gì nhiều, song cây xà cừ 40 tuổi là gỗ nhóm 1, hay cây me tây hơn 100 tuổi hiện bán khá đắt trên thị trường. Vậy những cây này chặt xong thì gỗ của nó đi đâu?
" alt=""/>Đề xuất chặt cây tại 14 trường học ở Sài Gòn

 |
U22 Việt Nam để thua 2 bàn từ rất sớm |
Tuy nhiên, khác với thời điểm cách đây 2 năm, đội bóng của HLV Park Hang Seo nhanh chóng xốc lại đội ngũ để rồi Tiến Linh hai lần xé lưới Nont Muangnam, giúp các chiến binh sao vàng đoạt vé bán kết với tư cách đầu bảng B.
Tribunnews dành lời khen cho U22 Việt Nam: "Các cầu thủ áo đỏ nhập cuộc với một chút lo lắng. Điều này khiến họ liên tiếp mắc lỗi, tạo điều kiện cho Supachai và Suphanat có được hai bàn thắng dễ dàng.
Nhưng áp lực được Tiến Linh giải tỏa ở phút 15, với cú đánh đầu chính xác. Sang hiệp hai, với những thay đổi của HLV Park Hang Seo, U22 Việt Nam chiếm lĩnh khu trung tuyến, phối hợp nhóm bằng các đường chuyền ngắn khá tốt.
Cách đá pressing tầm cao gây ra rất nhiều khó khăn cho U22 Thái Lan. Chưa kịp dâng lên tìm bàn thắng thứ 3, họ đã để thủng lưới từ tình huống sút penalty thành công của Nguyễn Tiến Linh.
 |
Nhưng người hùng Tiến Linh đã giật lại vé bán kết cho U22 Việt Nam |
U22 Việt Nam thể hiện được bản lĩnh của đội bóng hàng đầu, không đầu hàng trước núi khó khăn và thử thách. Tấm vé bán kết dành cho họ là hoàn toàn xứng đáng."
Nhật báo The National giật dòng tít: "ĐKVĐ Thái Lan bị Việt Nam hất cẳng khỏi sân chơi SEA Games".
Họ miêu tả thêm về trận đấu: "U22 Thái Lan đã có lợi thế dẫn 2 bàn từ rất sớm - điều kiện vừa đủ để họ vào bán kết. Tuy nhiên, các học trò HLV Nishino sau đó thể hiện bộ mặt nhợt nhạt, lối chơi thiếu gắn kết.
Việc bị U22 Việt Nam gỡ hòa sau đó cũng chẳng ngạc nhiên. Bị loại cay đắng, U22 Thái Lan chỉ còn biết tự trách mình, bởi họ chuẩn bị cho giải đấu không tốt cả về thể lực lẫn tinh thần."
 |
Thầy Park động viên Văn Toản cuối trận |
Trang Fox Sports phiên bản châu Á thì xoáy vào chuyện nhà cầm quân Hàn Quốc sai lầm khâu lựa chọn thủ môn: "HLV Park Hang Seo đã chọn Nguyễn Văn Toản trong khung gỗ, thay vì Bùi Tiến Dũng. Ông có lẽ sẽ hối tiếc về quyết định của mình.
Thủ môn của CLB Hải Phòng đã biếu cho U22 Thái Lan bàn thắng đầu tiên. Tiếp đó, Văn Toản cũng mắc lỗi không thể ngăn cả Suphanat Mueanta xé lưới lần thứ 2 chỉ trong 10 phút."
Xem video bàn thắng U22 Việt Nam 2-2 U22 Thái Lan
* Đăng Khôi
" alt=""/>Truyền thông quốc tế: U22 Việt Nam không đầu hàng trước khó khăn