Bài liên quan:
>> Nhà mạng phớt lờ yêu cầu của TP.Hà Nội
>> Hà Nội cắt thêm 112 số điện thoại rác
Ngày 9/6/2011, trên cơ sở tổng hợp kết quả rà soát, thống kê các số điện thoại quảng cáo rao vặt (QCRV) vi phạm mới xuất hiện của phòng VHTT 11 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, Sở TT&TT Hà Nội đã có công văn số 450/STTTT-BCVT đề nghị các doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ đối với 156 số điện thoại QCRV sai quy định, nâng tổng số thuê bao điện thoại quảng cáo “rác” bị Sở đề nghị cắt dịch vụ lên 1.329 thuê bao.
Đây là lần thứ 12 Sở TT&TT Hà Nội yêu cầu các nhà mạng ngừng cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao điện thoại vi phạm quy định về QCRV trên địa bàn. Trong 156 thuê bao điện thoại vi phạm lần này, có 81 thuê bao của mạng Viettel, 35 thuê bao mạng VinaPhone, 18 thuê bao mạng MobiFone, 6 thuê bao mạng EVN, 2 thuê bao mạng Vietnamobile, 1 thuê bao FPT và 13 thuê bao do VNPT Hà Nội quản lý. Đặc biệt, trong danh sách số điện thoại QCRV sai quy định bị yêu cầu cắt dịch vụ lần này tiếp tục xuất hiện số điện thoại đẹp, dễ nhớ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi, đơn cử như các số “0438 434343” và “0438 230 230” quảng cáo dịch vụ vận tải Vic-taxi của Ha Nội Startour.
Sở TT&TT Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc cắt dịch vụ với 156 thuê bao điện thoại nêu trên và báo cáo về Sở kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2011.
Ông Nguyễn Tiến Sỹ, trưởng phòng Bưu chính viễn thông của Sở TT&TT Hà Nội cho biết đến nay cơ quan này mới nhận được báo cáo về việc thực hiện yêu cầu cắt quảng cáo rác lần thứ 10 và 11 của chi nhánh Viettel Hà Nội 1, chi nhánh Viettel Hà Nội 2, Công ty EVN Telecom và VNPT Hà Nội. VinaPhone và MobiFone chưa gửi báo cáo kết quả thực hiện các đợt cắt quảng cáo rác trên.
Theo báo cáo của EVN, Viettel và VNPT Hà Nội, các DN này đã tuân thủ tương đối nghiêm túc yêu cầu của Sở TT&TT Hà Nội. Đơn cử như, EVN đã ngừng cung cấp dịch vụ đối với 2 số điện thoại QCRV vi phạm; Chi nhánh Viettel Hà Nội 1 cũng đã tiến hành ngừng cung cấp dịch vụ đối với 13 số điện thoại QCRV vi phạm…
Bên cạnh đó, thời gian qua, Sở đã phối hợp với Công an TP.Hà Nội tiến hành thanh tra 3 doanh nghiệp viễn thông VNPT Hà Nội, Công ty MobiFone và Công ty Viễn thông Viettel. Qua thanh tra cho thấy đến thời điểm này về cơ bản các nhà mạng đã chấp hành yêu cầu của Sở TT&TT trong việc ngừng cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao điện thoại vi phạm quy định quản lý, tổ chức hoạt động QCRV của UBND thành phố.
" alt=""/>Hà Nội vẫn đau đầu với nạn quảng cáo “rác”Trong khi, trận chung kết Champions League và Europa League nhiều khả năng sẽ được UEFA ấn định tổ chức vào cuối tháng 8.
Điều đó đồng nghĩa, đoàn quân Pep Guardiola và Solskjaer chỉ có khoảng 2 tuần chuẩn bị cho mùa bóng mới nếu họ đi đến trận cuối cùng tại cúp châu Âu mùa này.
Lần đầu tiên trong lịch sử, các cầu thủ sẽ không có kỳ nghỉ hè cũng như đi du đấu để chuẩn bị cho mùa giải mới.
Liverpool đã bị loại khỏi Champions League và FA Cup nên họ là đội được hưởng lợi nhiều nhất, khi các cầu thủ sẽ được nghỉ ngơi sau ngày 25/7.
Đến thời điểm hiện tại, Man City đang chiếm ưu thế trước Real Madrid ở vòng knock-out Champions League. Chelsea gần như bị loại sau khi thua tan tác 0-3 trước Bayern Munich.
Tại Europa League, MU dường như đã đặt 1 chân vào vòng 8 đội mạnh nhất sau khi hủy diệt LASK Linz 5 bàn không gỡ.
* An Nhi
" alt=""/>MU và Man City gặp rắc rối toCovid-19 gây ra nhiều biến chứng khác nhau ở bệnh nhân. Ảnh: China Daily
Virus nCoV tác động tới não như thế nào vẫn chưa hoàn toàn rõ. Tuy nhiên, hai bác sĩ chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh, Sanjay Gupta và Minali Nigam, vẫn muốn đi tìm câu trả lời.
Bác sĩ Gupta đã có 20 năm kinh nghiệm và vẫn luôn ấn tượng với cách bộ não được cơ thể bảo vệ. Vỏ sọ cứng, hệ máu não và dung dịch đã tạo ra những điểm bảo vệ trước khi những phân tử nhất định được phép xâm nhập. Đó là bộ phận quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, virus nCoV vẫn có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương.
Virus nCoV tấn công não và dây thần kinh
Triệu chứng liên quan tới hệ thần kinh phổ biến nhất là mất khứu giác và vị giác. Đó cũng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo ai đó bị Covid-19. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, mất tỉnh táo, yếu mệt…
Virus lây qua những giọt bắn trong không khí, xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi và miệng. Khi điều đó xảy ra, virus sẽ tấn công vào dây thần kinh khứu giác khiến bạn không thể ngửi được. Ngoài ra, virus cũng có thể xâm nhập nụ vị giác, cản trở chuyển tín hiệu lên não, khiến bạn mất vị giác.
Tất nhiên, đó chỉ là một giả thuyết nhưng theo nghiên cứu trên 417 bệnh nhân có 88% bị các triệu chứng trên. Phần lớn bình phục trong vòng 2 tuần không có các tác động nào khác.
Phi công Anh cũng trải qua tác động của cơn bão cytokine - hội chứng có thể tác động tới hệ thần kinh. Ảnh: BVCC
Một giả thuyết khác liên quan tới thụ thể protein ACE2 có trong mọi tế bào của phổi, thận, mạch máu, cơ bắp, mũi và miệng. ACE2 giúp duy trì huyết áp, bảo vệ tim và não. Ở mũi và miệng, virus bị cho là cản trở thụ thể ACE2 trong các tế bào thần kinh cảm giác.
Tuy nhiên, phần lớn triệu chứng dường như không do virus trực tiếp gây ra mà do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch chống lại virus.
“Câu chuyện một virus với rất ít thông tin gen có thể gây rối loạn hệ thần kinh của chúng ta thực sự gây tò mò”, bác sĩ Majid Fotuhi, hệ thống y tế Johns Hopkins Medicine, cho hay.
Trong trường hợp đột quỵ, virus cản trở ACE2 trong các mạch máu, khởi phát cơn bão cytokine - hệ miễn dịch phản ứng thái quá với virus nCoV. Hệ thống đông máu của cơ thể bị tổn thương sẽ hình thành những cục máu đông.
Hiện tượng đột quỵ có thể xảy ra nhưng dấu hiệu không rõ rệt nên nhiều người không nhận ra. Một số có thể trải qua tình trạng mất trí nhớ, giảm tập trung. Số khác bình phục nhưng vẫn bị căng thẳng, lo lắng, mất ngủ…
Tuy nhiên, viêm nhiễm nặng có thể phá hủy bức tường bảo vệ não dẫn tới phù não, động kinh, lây nhiễm. Cô bé 5 tuổi Skylar Herbert (Michigan, Mỹ) đã qua đời vì phù não.
Một số bệnh nhân còn bị hội chứng Guillain-Barre - hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh.
Trên thực tế, biến chứng thần kinh cũng có thể gặp ở các loại bệnh như cúm, sởi, virus đường hô hấp khác. Điều này xảy ra do hai lý do chính: virus tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh và tác động từ phản ứng thái quá của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp Covid-19 liên quan tới biến chứng thần kinh hơn so với các loại virus corona trước đó. “Tổn thương thần kinh dường như là yếu tố nổi trội của loại virus corona này”, bác sĩ Felicia Chow, Đại học California, cho hay.
Hiện chưa có những nghiên cứu quy mô về các biến chứng thần kinh liên quan tới Covid-19. Bởi vậy, các bác sĩ vẫn điều trị những triệu chứng đó như với bệnh nhân không có virus.
An Yên (Theo CNN)
Trong danh sách những quốc gia có nhiều người chết vì virus nCoV nhất có Mỹ, Anh, Pháp - những nơi có nền kinh tế, hệ thống bệnh viện phát triển.
" alt=""/>Tác động bí ẩn lên não của Covid