Sự cố với Pixel 2 và Pixel 2 XL khiến Google phải mở cuộc điều tra và xin lỗi khách hàng. Bộ đôi có giá bán từ 649 USD, lên kệ từ ngày 19/10, đại diện cho nỗ lực mới nhất của gã khổng lồ tìm kiếm trong cuộc cạnh tranh với iPhone của Apple.
Những người mới mua Pixel 2 đã bày tỏ sự tức giận vì các vấn đề của sản phẩm, trong đó có lỗi nghiêm trọng với màn hình. Hôm 22/10, Google nói đang điều tra lỗi lưu ảnh (burn-in) trên Pixel 2 sau khi Android Central công bố bài viết chi tiết sau một tuần sử dụng. Lỗi burn-in thường gặp sau vài năm hoạt động, khiến người dùng khó nhìn thấy thông tin trên màn hình.
Ryan Reith, nhà phân tích thiết bị di động của hãng nghiên cứu IDC, nhận định Google có thể phải dừng sản xuất nếu có vấn đề. Trong khi đó, Mario Queiroz, Phó Chủ tịch phụ trách sản phẩm Pixel, khẳng định đang xem xét mọi báo cáo một cách nghiêm túc và vào cuộc điều tra nhanh chóng. Họ sẽ sớm cập nhật khi thu thập dữ liệu xong.
Trước đó, Google cũng cho biết sẽ giới thiệu phần mềm mới để khắc phục lo lắng của người dùng xoay quanh vệt màu xanh trên màn hình 6 inch của Pixel 2 XL. Thiết bị dùng công nghệ màn hình OLED mới mà Google miêu tả là mang đến màu sắc tự nhiên và chính xác hơn.
" alt=""/>Đối thủ của iPhone X chưa ra quân đã “ngã ngựa”Có tên DoubleLocker, mã khai thác này sẽ mã hóa dữ liệu trên thiết bị lây nhiễm, rồi sau đó thay đổi mã PIN khiến nạn nhân không thể mở được máy trừ khi trả tiền chuộc cho tin tặc.
DoubleLocker nguy hiểm ở chỗ, nó không cần điện thoại Android cấp quyền mà vẫn chạy được mã độc hại. Khả năng mã hóa rất mạnh, nạn nhân sẽ không thể mở được máy nếu không được tin tặc cung cấp mật khẩu.
Các nhà nghiên cứu của ESET nói rằng đây là lần đầu tiên một phần mềm độc hại Android tạo ra cơ chế vừa mã hóa, vừa thay đổi mã PIN của thiết bị.
Phần mềm tống tiền này được phát tán qua công cụ Adobe Flash Player giả mạo trên các website bị tin tặc xâm nhập. Mã độc sẽ tự động nhiễm vào điện thoại khi người dùng sử dụng Google Play Service.
Thiết bị người dùng bị nhiễm DoubleLocker sẽ phải trả 0,0130 Bitcoin (tương đương 73,38USD) trong 24 giờ để lấy mật khẩu giải mã dữ liệu. Tuy nhiên, nếu nạn nhân không chịu trả tiền, dữ liệu sẽ không bị xóa bỏ nhưng vẫn bị mã hóa.
Hiện tại, cách thức duy nhất để loại bỏ DoubleLocker là khôi phục thiết bị về cài đặt gốc (factory reset). Chế độ này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu cá nhân trên điện thoại.
Tuy nhiên, nếu điện thoại đã được root và chạy ở chế độ debug trước khi DoubleLocker khóa máy, người dùng có thể qua mặt cơ chế mã PIN ngẫu nhiên mà không cần sử dụng factory reset. Nếu đáp ứng được hai điều kiện này, người dùng có thể vào được điện thoại khi sử dụng Android Debug Bridge (adb) rồi loại bỏ file hệ thống nơi lưu trữ mã PIN.
Khi đó, người dùng có thể chuyển điện thoại sang chế độ “safe mode” để vô hiệu hóa các quyền kiểm soát (admin) của phần mềm độc hại và loại bỏ chúng.
Nguyễn Minh - Lê Hường - Phạm Văn Thường (theo BGR)
" alt=""/>Mã độc tống tiền mới đang tấn công các thiết bị AndroidVới các cáo buộc xâm phạm an ninh mạng, đánh cắp thông tin và tài khoản ngân hàng của người dùng, Bogachev đã bị FBI truy lùng nhiều năm.
Có nhiều “sản phẩm” của Bogachev được biết đến ở Mỹ. Điển hỉnh là Zeus, được sử dụng để lấy trộm thông tin tài khoản ngân hàng hay Cryptolocker - mã độc có khả năng tấn công dồn dập hệ thống máy tính cho đến khi nạn nhân “đầu hàng” và xin nộp một khoản tiền mới thôi.
Theo nhận định của FBI, Bogachev đã sử dụng các mã độc trên để tạo ra một mạng lưới các máy tính bị nhiễm virus, giúp hắn rút ruột hàng trăm triệu USD từ các tài khoản ngân hàng trên khắp thế giới. Chỉ riêng ở Mỹ, Bogachev đã kiếm được hơn 100 triệu USD. Hacker này không từ chối bất cứ con mồi nào, từ một công ty kiểm soát dịch bệnh ở North Carolina cho đến Sở cảnh sát ở Massachusetts, thậm chí là một bộ lạc người Mỹ bản xứ ở Washington.
![]() |
Leslie R. Caldwell - cựu Trợ lý Bộ trưởng thuộc Phòng Tội phạm của Bộ Tư pháp tại buổi họp báo chiến dịch xóa sổ mã độc GameOver ZeuS của Bogachev vào năm 2014. Ảnh: Reuters. |
Vào tháng 12/2016, trước kết luận của các cơ quan tình báo, chính quyền Obama đã tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Bogachev và năm người khác vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống.
Thời kỳ đỉnh cao, Bogachev có khả năng kiểm soát cả triệu máy tính trên toàn thế giới. FBI cho biết, hacker này hiện đang sống tại Anapa - thị trấn nghỉ dưỡng nối tiếng ở Biển Đen, miền Nam nước Nga.
Tài sản của Bogachev gồm các căn hộ lớn ở bờ biển lẫn trong thành phố Moscow, một bộ sưu tập xe ôtô xa xỉ, mặc dù hắn thích lái xe Jeep Grand Cherokee hơn cả. Ngoài ra, tại Pháp Bogachev sở hữu 2 biệt thự, một đội xe đậu khắp châu Âu và ba hộ chiếu Nga với các bí danh khác nhau cho phép hắn đi du lịch bí mật bất cứ đâu mà không bao giờ phải lo về phương tiện đi lại.
![]() |
Hình ảnh Evgeniy. M. Bogachev trong hồ sơ của FBI với sở thích đặc biệt là mèo Bengal và những bộ đồ ngủ in hình da báo. Ảnh: FBI. |
Việc phải sống chung với các lệnh truy nã khiến Bogachev thấy khó chịu. Hắn luôn phàn nàn về việc bị kiệt sức và có “quá ít thời gian dành cho gia đình”. Aleksandr Panin - hacker người Nga hiện đang thụ án ở nhà tù liên bang tại Kentucky, người từng gặp Bogachev cho biết: “Evgeniy từng kể có một người vợ và hai con”.
Hắn thường hoạt động nặc danh dưới nhiều nick name khác nhau như slavik, lucky12345 hay pollingsoon. Ngay cả những kẻ gần gũi cũng không bao giờ được gặp mặt trực tiếp hoặc biết tên thật của y.
J. Keith Mularski, một nhân viên FBI cho hay: “Bogachev mắc chứng hoang tưởng nặng. Hắn không tin bất cứ ai”.
Vì Nga và Mỹ chưa ký kết hiệp ước tư pháp về dẫn độ tội phạm với Mỹ nên các quan chức Nga cho rằng chừng nào Bogachev chưa phạm tội trên lãnh thổ Nga, thì không có cơ sở để bắt hắn ta.
Từ lâu FBI đã luôn bị cản trở trong việc truy bắt các tội phạm mạng của xứ sở Bạch Dương. Trong tương lai cơ quan này hy vọng sẽ có thể làm việc cùng cơ quan tình báo Nga để tóm gọn tội phạm công nghệ cao – những kẻ chuyên ăn cắp thông tin thẻ tín dụng của người dân.
Đáng tiếc thay, điều đó dường như khó lòng xảy ra. Arkady Bukh, một luật sư tại New York, người thường xuyên đại diện cho các hacker Nga bị bắt tại Hoa Kỳ, tiết lộ: “Gần như tất cả các hacker bị tòa án Mỹ ra cáo trạng đều ngay lập tức được các tổ chức ở Nga liên lạc và ngỏ lời hỗ trợ nếu cần”.
Về phần mình, Bogachev vẫn dùng tên thật để sống một cuộc sống thoải mái tại Anapa và thỉnh thoảng dùng du thuyền cá nhân đi chơi. Được biết, các nhân viên FBI vẫn đang nỗ lực ngày đêm để truy bắt kẻ nguy hiểm này.
Phạm Thị Việt - Phạm Văn Thường