Nói về chấn thương của Nguyễn Tiến Linh và Bùi Hoàng Việt Anh, HLV Kim Sang Sik cho biết cả hai chưa thực sự sung sức nhưng vẫn có thể thi đấu: "Tiến Linh, Việt Anh đều đang gặp chút vấn đề về chấn thương, cả hai đều chưa thể tập luyện 100% cùng các đồng đội nhưng sẽ không ảnh hưởng tới trận đấu ngày mai".
HLV Kim Sang Sik trong cuộc họp báo chiều 11/10 (Ảnh: VFF).
Trong đợt tập trung tháng 9 vừa qua, đội tuyển Việt Nam chưa thể hiện được kỳ vọng khi để thua cả tuyển Nga và Thái Lan, HLV Kim Sang Sik kỳ vọng trong đợt tập trung tháng 10 này, các học trò của ông sẽ giành kết quả tốt trước Ấn Độ.
"Ở trận gặp Thái Lan, đội tuyển Việt Nam đã để thủng lưới 2 bàn (tuyển Việt Nam thua 1-2). So với trận đấu trước, tuyển Việt Nam không có quá nhiều sự thay đổi ở hàng phòng ngự, tuy nhiên tôi tin rằng khi các cầu thủ đoàn kết thì sẽ đạt kết quả tốt, những gì tôi làm ở đội tuyển Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả.
Trận đấu gặp Ấn Độ sẽ là trận đấu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup, nhưng tôi không quá lo lắng, bởi các cầu thủ của tôi đang có thể trạng tốt, chuẩn bị tốt. Tôi tin đội sẽ giành được kết quả tốt, toàn đội sẽ tự tin hướng tới trận đấu ngày mai", HLV Kim Sang Sik nói.
Nói về quyết định triệu tập Nguyễn Văn Quyết trở lại tuyển Việt Nam sau thời gian dài cầu thủ của CLB Hà Nội không lên tuyển HLV Kim Sang Sik cho biết ông đã theo dõi các cầu thủ thể hiện tại các câu lạc bộ "và nhận ra đội tuyển Việt Nam cần nguồn năng lượng mới".
Vì vậy ông đã quyết định triệu tập cả những cầu thủ giàu kinh nghiệm như Văn Quyết hay những cầu thủ trẻ tài năng như Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường, Bùi Vĩ Hào…
Tiền đạo Nguyễn Tuấn Hải đang dính chấn thương không thể lên tuyển, khả năng ra sân của Tiến Linh còn để ngỏ, đội tuyển Việt Nam nguy cơ mất đi những tiền đạo tốt nhất trên hàng công, dẫu vậy HLV Kim Sang Sik vẫn hoàn toàn tự tin.
Ông nói: "Tiến Linh, Tuấn Hải đều là những cầu thủ chất lượng trên hàng công, nhưng tuyển Việt Nam vẫn còn những người khác nên tôi không có quá lo lắng. Chúng tôi sẽ ghi bàn".
Nguyễn Đình Bắc chia sẻ trong cuộc họp báo trước trận đấu với Ấn Độ (Ảnh: VFF).
Nói về nỗ lực chuẩn bị cho các học trò, HLV Kim Sang Sik khẳng định ông "đang làm hết mình để tạo ra động lực cho cầu thủ, qua đó có thể làm hài lòng người hâm mộ".
Về phần mình, tiền đạo trẻ Nguyễn Đình Bắc thể hiện quyết tâm: "Tôi đang có tinh thần, thể trạng tốt nhất cho trận đấu ngày mai. Nếu được ra sân, tôi sẽ cố gắng thi đấu với sự thể hiện tốt nhất".
U17 Indonesia chủ động chuyền bóng qua lại kể từ phút 60 trở đi để giữ kết quả hòa trước U17 Australia (Ảnh: PSSI).
Dư luận Ấn Độ (đội bóng bị loại vì kết quả của U17 Indonesia) cũng như cổ động viên (CĐV) Indonesia đã không ngớt lời chỉ trích lối chơi của đội bóng này. Kể từ phút 60 trở đi, U17 Indonesia hầu như chỉ "chơi đá ma" với những đường chuyền qua chuyền lại ở khu vực sân nhà để hướng tới tỷ số hòa.
Tài khoản Negiashish viết trên Twitter: "Đội U17 Ấn Độ lẽ ra đã có thể tự quyết định vận mệnh của mình nhưng chúng ta lại phụ thuộc vào kết quả trận đấu giữa U17 Indonesia và U17 Australia. Cuối cùng, chúng ta đã chứng kiến U17 Indonesia thi đấu đầy xấu hổ".
Phát biểu sau trận đấu, HLV U17 Indonesia, Nova Arianto, thừa nhận cảm thấy xấu hổ trước lối chơi của đội nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là U17 Indonesia đã hoàn thành mục tiêu của mình.
HLV Nova Arianto thừa nhận cảm thấy xấu hổ vì lối chơi của đội nhà (Ảnh: PSSI).
HLV Nova Arianto cho biết: "Về trận đấu, thành thực mà nói, tôi cảm thấy xấu hổ với lối chơi của U17 Indonesia. Nhưng đó là điều chúng tôi phải chấp nhận vì tấm vé tham dự vòng chung kết U17 châu Á.
Tôi hiểu rằng chỉ cần một kết quả hòa, U17 Indonesia sẽ giành tấm vé đi tiếp. Do đó, tôi cảm thấy rất khó xử khi U17 Australia vượt trội hơn về chất lượng cầu thủ. Chúng tôi chấp nhận chơi phòng ngự và chờ đợi cơ hội phản công.
Và điều không mong đợi đã xảy ra khi U17 Australia cũng chơi phòng thủ. Họ không tấn công nên chúng tôi phải tiếp tục ở lại sân nhà để chờ đợi. Khi U17 Australia tấn công, Indonesia mới phản công.
Tôi cảm thấy xấu hổ nhưng nếu thua thì chúng tôi sẽ bị loại. Do đó, tôi phải chịu đựng sự xấu hổ và không gây sức ép lên các cầu thủ. Đó là điều không ổn. Các cầu thủ ở trên sân cũng cảm thấy như vậy".
Cần nói thêm rằng, U17 Việt Nam cũng chủ động "chơi đá ma" như vậy để cầm hòa U17 Yemen trong trận đấu tối qua. Điều đó giúp chúng ta giành tấm vé tham dự vòng chung kết giải U17 châu Á.
Giải U17 châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 3/4/2025 tại Saudi Arabia. Đáng chú ý, 8/16 đội bóng tham dự sẽ giành vé dự World Cup U17. Điều đó mở ra cơ hội rất lớn cho U17 Việt Nam và U17 Indonesia tham dự giải đấu cấp độ thế giới.
" alt=""/>HLV U17 Indonesia xấu hổ vì đội nhà… "chơi đá ma", gây ức chế CĐVNiềm hy vọng huy chương của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024, Trịnh Thu Vinh (trái).
Các VĐV như Nguyễn Thùy Linh (cầu lông), Hoàng Thị Tình (judo), Võ Thị Kim Ánh (quyền anh), Nguyễn Huy Hoàng (bơi) dù rất xuất sắc ở các môn và các nội dung thi đấu của mình, nhưng vẫn còn ở khá xa thông số giành huy chương ở Thế vận hội.
Những niềm hy vọng giành huy chương của đoàn thể thao Việt Nam chủ yếu được đặt lên vai các VĐV bắn súng và cử tạ. Trong đó có Trịnh Thu Vinh (10m súng ngắn hơi và 25m súng ngắn thể thao nữ). Trước đây, Thu Vinh từng đứng hạng 5 tại giải vô địch bắn súng thế giới.
Điều đó có nghĩa là nếu thành tích của Thu Vinh nhích lên chút nữa, cô có thể vươn đến tấm huy chương ở đấu trường Thế vận hội.
Lê Thị Mộng Tuyền trong môn bắn súng cũng là trường hợp tương tự. Mộng Tuyền sở trường ở nội dung 10m súng trường hơi nữ, cô cũng từng giành hạng 5 tại giải vô địch thế giới cách đây không lâu.
Lực sĩ cử tạ Trịnh Văn Vinh.
Nếu Mộng Tuyền thi đấu tốt hơn chút nữa, cô có thể đạt đến thông số có khả năng giành huy chương tại Olympic năm nay.
VĐV còn lại của đoàn thể thao Việt Nam nhận được nhiều kỳ vọng huy chương tại Olympic Paris 2024 là Trịnh Văn Vinh ở môn cử tạ.
Ở hạng cân 61kg nam, Trịnh Văn Vinh từng giành HCV nội dung cử giật tại giải vô địch thế giới năm 2017. Nếu tìm lại được phong độ và thành tích như 7 năm trước, Trịnh Văn Vinh có thể mang về huy chương cho thể thao Việt Nam trên đất Pháp.
Trong quá khứ, thể thao Việt Nam từng giành 5 tấm huy chương các loại qua các kỳ Olympic. Thành công nhất chính là môn bắn súng của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, anh giành một HCV (nội dung 10m súng ngắn hơi) và một HCB (50m súng ngắn), tại Olympic Rio 2016.
Môn cử tạ cũng từng có thành tích vang dội tại Thế vận hội, với tấm HCB của lực sĩ Hoàng Anh Tuấn (hạng 56kg nam), tại Olympic Bắc Kinh 2008 và HCB của Trần Lê Quốc Toàn ở Olympic London 2012 (hạng 56kg nam).
Người đầu tiên giành huy chương Olympic cho thể thao Việt Nam là võ sĩ Trần Hiếu Ngân (taekwondo), với tấm HCB hạng cân 57kg nữ, tại Olympic Sydney 2000.
" alt=""/>Những niềm hy vọng huy chương của thể thao Việt Nam ở Olympic Paris