“Có lần, cô bắt lớp viết bản cam kết và ra hạn đến thứ Hai là phải nộp. Khi đó em đã viết bản cam kết của em nộp xong rồi. Đến quá hạn, vào hôm thứ Tư, cô giáo bảo cả lớp là những em nào chưa nộp xong bản cam kết thì đứng lên để chiều đó cô báo với phụ huynh, thế là một bạn (bị đúp 2 năm, đáng lẽ ra năm nay đã là lớp 11, về lớp làm “trùm”) khi về tức và đánh em một trận. Hồi học kỳ 1 thì bạn ấy cũng đã đánh em một trận rồi. Còn vụ mũ cano thì vì em quên không đưa cho một bạn. Bạn này cũng nóng tính và hay cáu giận nữa, nên vì quên không đưa cuối cùng em bị bạn đánh. Mặc dù có bạn trai đứng gần đó đưa cho rồi nhưng về bạn ấy vẫn đánh em”, nữ sinh kể.
![]() |
Những chiếc áo của H.Y bị nhóm bạn xé rách, dùng lau mực. |
Nữ sinh cho biết em không bao giờ nói với cô giáo về việc bị các bạn bắt nạt.
“Cô giáo chỉ xử phạt những vụ bị ghi vào sổ đầu bài hoặc sổ đầu bài thôi chứ các thầy cô giáo cũng thường không hỏi gì mấy”.
Theo em, các bạn trong lớp có biết các vụ em bị đánh nhưng vì sợ hoặc gì đó mà không dám nói ra.
Những giờ sinh hoạt lớp em cũng hầu như không chia sẻ gì với cô giáo chủ nhiệm.
Nữ sinh này cho biết em đã từng bị các bạn đánh 3 lần. “3 lần đó thì cô giáo có biết 1 lần nhưng cô giáo cũng chỉ cảnh cáo, còn 2 lần còn lại thì cô không biết”.
Cảnh cáo xong các bạn, cô giáo cũng không hỏi han em thêm sau đó.
“Về nhà, em cũng cảm thấy bực lắm. Bà em cũng hỏi là có lên ăn cơm không, em cũng lờ đi với bà rồi đi chuẩn bị đồ đạc chứ không muốn ăn cơm.
Nữ sinh chia sẻ đến giờ em vẫn sợ khi nghĩ đến chuyện đến trường đi học. Bởi cứ đi vào cái lớp đó, nhìn lên bục giảng, nghe các bạn chế giễu là em sợ không dám đi học.
Và cũng gần 1 tuần rồi em đã không đến lớp. “Giờ cứ nhìn thấy các bạn, thấy góc lớp là em thấy sợ rồi, không có cảm giác mình muốn đi học gì nữa. Giờ đây em cũng chẳng biết mình mong muốn gì nữa chỉ mong muốn vụ việc này giải quyết xong nhanh mà thôi”, nữ sinh lớp 9 chia sẻ.
Anh Nguyễn Văn Doanh, chú ruột của nữ sinh cho biết, hiện cháu mình đã dần ổn định tâm lý. Theo anh Doanh, đây là lần đầu tiên, em phải vào viện điều trị về tâm thần kinh.
"Cháu chỉ có học lực trung bình, nhưng luôn là một người con ngoan hiền và thường giúp đỡ bố mẹ việc nhà".
Thanh Hùng
Cô giáo cho biết, trong số 5 học sinh đánh bạn, có 2 em chuyển từ nơi khác đến và 2 em chuyển từ lớp khác sang.
" alt=""/>Nữ sinh bị nhóm bạn lột đồ: “Giờ cứ nhìn thấy các bạn, góc lớp là em thấy sợ”Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng, xu hướng tất yếu để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị.
Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh quyết liệt đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn nông dân nâng cao nhận thức về CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh.
Hỗ trợ nông dân tham gia CĐS từ khâu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng website đến tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) và nền tảng trực tuyến.
Từ đó giúp người nông dân có được mô hình kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận.
Đến nay, nhiều mô hình ứng dụng CĐS được người dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh như các mô hình ứng dụng công nghệ nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt; cảm biến trong điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây nông nghiệp; ứng dụng hệ thống sấy lạnh nông sản; xây dựng hệ thống chuồng lạnh và ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Đặc biệt là việc ứng dụng mạng xã hội, nền tảng trực tuyến như Zalo, Facebook, Tiktok và hệ thống website để chủ động chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm... nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Từ đó góp phần xây dựng thương hiệu và tăng thu nhập so với hình thức sản xuất, kinh doanh truyền thống.
Các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods có sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 80.000 hộp/tháng thông qua hệ thống đại lý phân phối và nền tảng trực tuyến.
Bắt đầu xây dựng “thương hiệu cá nhân” để bán các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods trên nhiều nền tảng trực tuyến, từ năm 2022 cho đến nay, anh Lê Văn Cường, thôn Mỹ Đức, xã Văn Quán (Lập Thạch) từ một người không rành sử dụng các thiết bị công nghệ, khó khăn khi áp dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh đã trở thành chủ nhân của kênh Tiktok với hàng nghìn lượt người đăng ký theo dõi.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Cường cho biết: “Việc xây dựng kênh bán hàng và livestream vào một số giờ nhất định giúp những video clip giới thiệu sản phẩm dễ dàng tiếp cận tới đông đảo khách hàng và có cơ hội lọt top xu hướng.
Vì thế, tôi không ngần ngại học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kiến thức, kết nối với một số người nổi tiếng để ký hợp đồng quảng cáo, livestream bán sản phẩm trên nền tảng này. Từ đó góp phần đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”.
Đến nay, các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods không chỉ được nhiều người biết đến thông qua hệ thống 60 đại lý phân phối tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà còn có nhiều lượt đặt mua trực tiếp trên các nền tảng số như Tiktok, Shopee, Postmart.vn... với sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 80 nghìn hộp/tháng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 15 lao động địa phương.
Bắt nhịp với CĐS, anh Phạm Văn Xuân, thôn Lau, xã Hoàng Lâu (Tam Dương) là một trong những nông dân đã tiên phong xây dựng và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích lên tới 3,2ha.
Trong đó, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính với diện tích 9.000m2 và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống cảm biến điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây trồng.
Với phương châm canh tác các loại rau, củ, quả, hoa chất lượng cao để cung cấp cho người tiêu dùng, việc ứng dụng công nghệ số đã giúp quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình anh trở nên thuận lợi hơn, sản phẩm xuất bán được giá cao hơn so với phương thức canh tác thông thường, mang lại doanh thu tiền tỷ mỗi năm.
Không dừng lại ở đó, mô hình của anh còn được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tìm đến tham quan, học tập để ứng dụng tại địa phương.
Anh Xuân còn nhận thiết kế, lắp đặt hệ thống nhà kính và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh…
Anh Xuân cho biết: Nhờ hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại, người nông dân chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có thể dễ dàng điều chỉnh, kiểm soát quá trình sản xuất nông nghiệp theo ý muốn.
Đồng thời thường xuyên cập nhật được thông tin, kiến thức cũng như kết nối với thị trường, đưa nông sản lên các nền tảng số mà ít tốn chi phí phát sinh.
Từ đó giúp xóa nhòa ranh giới về địa lý, thời gian; tháo gỡ những điểm nghẽn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa cũng như ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại thu nhập cao.
Có thể nói, thành công bước đầu của những nông dân như anh Cường, anh Xuân nói riêng và nhiều nông dân khác trên địa bàn tỉnh nói chung trong việc thay đổi tư duy, áp dụng CĐS vào sản xuất, kinh doanh không chỉ đem về “trái ngọt” khi sản phẩm tạo ra có chất lượng cao và sức tiêu thụ mạnh trên thị trường mà còn lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm đến mọi tầng lớp nhân dân.
Từ đó dần hình thành thương hiệu riêng, mở rộng tiếp cận thị trường đa nền tảng, góp phần giảm tổn thất trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thích ứng với công cuộc CĐS theo đúng định hướng phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.
TheoNgọc Lan (Báo Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Nông dân Vĩnh Phúc thích ứng với chuyển đổi sốÁn phạt được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố các quy tắc hạn chế xuất khẩu công nghệ, bao trùm ba danh mục: chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng từ và trí tuệ nhân tạo (AI).
Quy định cũng cấm người Mỹ tham gia vào một số giao dịch nhất định liên quan đến các công nghệ và sản phẩm nói trên.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân người Mỹ được yêu cầu phải thông báo cho Bộ Tài chính về những giao dịch khác liên quan đến công nghệ hay sản phẩm có thể góp phần tạo ra mối đe dọa an ninh.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn công nghệ Omdia, Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu bởi đây là thị trường lắp ráp thiết bị tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Không dễ để từ bỏ thị trường Trung Quốc
Theo dữ liệu từ hiệp hội ngành công nghiệp SEMI, doanh số bán thiết bị sản xuất chất bán dẫn (SPE) cho khách hàng ở Trung Quốc đã tăng 58% vào năm 2021, chiếm 29% doanh số bán hàng trên toàn thế giới.
Con số đó bao gồm cả doanh số bán hàng cho các công ty không phải của Trung Quốc nhưng có nhà máy ở Trung Quốc.
Theo tổ chức nghiên cứu thị trường IC Insights, các chất bán dẫn được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2021 trị giá 31,2 tỷ USD, trong đó 12,3 tỷ USD do các công ty Trung Quốc sản xuất.
Phần còn lại đến từ các công ty nội địa của TSMC, Samsung, Intel và các công ty nước ngoài khác.
Trong khi đó, Trung Quốc đã tiêu thụ lượng chất bán dẫn trị giá 186,5 tỷ USD vào năm 2021, chiếm 36,5% thị trường thế giới.
Chỉ 17% nhu cầu chất bán dẫn của Trung Quốc được đáp ứng từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và chỉ 7% bởi chính các công ty Trung Quốc.
Những con số này có thể sẽ tăng lên, nhưng thực tế là Trung Quốc vẫn là một thị trường to lớn cho các nhà sản xuất chip toàn cầu.
Số liệu của SEC cũng cho thấy 6 công ty hàng đầu của Mỹ là Qualcomm, Intel, Texas Instruments, Broadcom, Nvidia và Micron đã bán tổng cộng 75,6 tỷ USD chất bán dẫn tại Trung Quốc vào năm 2021.
Vào tháng 5, Applied Materials, công ty sản xuất thiết bị đúc chip lớn nhất của Mỹ đã phải nhận trát hầu tòa của Bộ Thương mại do liên quan các đối tác tại Trung Quốc.
GlobalFoundries vận chuyển 74 lô hàng chip trị giá 17,1 triệu USD sang Trung Quốc mà không xin giấy phép, song chỉ bị phạt 500.000 USD.
Trước đó, công ty này cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra do bán hàng cho SMIC (công ty đúc chip lớn nhất Trung Quốc) thông qua đầu mối tại Hàn Quốc.
Tháng 11 năm ngoái, Bộ Thương mại đã gửi trát yêu cầu công ty cung cấp “thông tin liên quan đến những khách hàng Trung Quốc cụ thể”.
Đến tháng Hai vừa qua, Applied Materials nhận thêm yêu cầu tương tự từ Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán, cùng hai văn phòng công tố Mỹ.
Applied Materials là nhà cung ứng công cụ sản xuất bán dẫn cho Samsung Electronics và TSMC, với 43% tổng doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc.
Hãng bán dẫn này bị cáo buộc đã gửi các thiết bị trị giá hàng trăm triệu USD cho SMIC thông qua Hàn Quốc mà không xin cấp phép từ Bộ Thương mại Mỹ.
Nguồn tin tiết lộ, kết quả cuộc điều tra hồi tháng 11 năm ngoái cho thấy, Applied Materials đã chuyển đơn đặt hàng từ nhà máy ở Gloucester, Massachusetts tới một chi nhánh ở Hàn Quốc, trước khi số máy móc này được vận chuyển cho SMIC.
Applied Materials, nhà sản xuất máy móc chuyên phục vụ quá trình tạo chip tiên tiến có trụ sở tại Santa Clara được thành lập vào năm 1967, là công ty lớn nhất trong số những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực của Mỹ.
Theo WSJ, Applied Materials là một trong những công ty nhận được những ưu đãi lớn từ Đạo luật Chips vốn được thiết kế để thúc đẩy quá trình sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Nước Mỹ đang chạy đua để giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài mà vẫn có được nguồn cung cấp vi mạch quan trọng.
(Tổng hợp)