
Hãng Brando vừa tung ra mẫu bàn phím siêu tí hon không dây Super Tiny với kích thước vô cùng nhỏ gọn,ànphímsiêunhỏthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia việt nam mỏng và rất dễ mang theo bên mình.

Hãng Brando vừa tung ra mẫu bàn phím siêu tí hon không dây Super Tiny với kích thước vô cùng nhỏ gọn,ànphímsiêunhỏthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia việt nam mỏng và rất dễ mang theo bên mình.
Cũng trong clip, học sinh rụt rè cho biết chỉ tính mua thêm áo đồng phục vì đã có váy, nhân viên nói không được vì "đồng phục tính theo đơn vị bộ". Nữ sinh này tiếp tục trình bày: "Tại nhà có mấy cái váy mới mua nữa sẽ bỏ uổng". Lúc này, nhân viên nhà trường đề nghị: "Không đủ thì mua 2 bộ sơ mi, 1 bộ thể dục trước".
Cùng với clip, phiếu đăng ký đồng phục của trường cũng được đăng tải lên mạng xã hội.
Không đề cập tới giá tiền của các món đồ, người đăng tải clip chỉ đưa ra thắc mắc liệu có nhất thiết phải đồng phục cả balo hay không và đồng phục có nhất thiết bắt buộc phải mua theo bộ hay có thể tách lẻ? Câu hỏi này đã nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận.
"Lần đầu tiên nghe đồng phục balo" - chị Hà Thanh Hoa (quận 10, TP.HCM) nhận xét. "Trước đây chỉ đồng phục áo dài, rồi phát sinh đến đồng phục ngày thường, tiếp đến là đồng phục thể dục, nay lại cả đồng phục balo. Đầu năm học đã như thế này hỏi sao giáo dục cứ bị lôi ra nói mãi".
Cũng theo chị Hoa, có đồng phục toàn trường là đúng tuy nhiên, trường chỉ cần lên mẫu, phụ huynh có thể mua bên ngoài, miễn là giống và đính thêm logo trường. "Còn balo thì thôi, học sinh không cần đồng phục làm gì".
"Trường công này sao kỳ vậy? Trường con mình theo học là trường tư còn chưa bắt buộc mua đồng phục mới, mua mới hay mặc cũ cũng được. Balo hay sách giáo khoa cũng không bắt mua trong trường, có thể mua ở ngoài" - chị Lê Thị Hà, sống tại TP.HCM, chia sẻ.
Còn chị Nguyễn Thu Huyền (quận Tân Bình, TP.HCM) nhận xét: "Vào đầu năm học, các gia đình đều phải lo nhiều khoản, nhà có 2, 3 con đi học lại càng mệt hơn, nhất là khi năm nay kinh tế khó khăn. Vì vậy, giảm được khoản chi nào dù nhiều hay ít cũng đỡ khoản đó.
Nếu không yêu cầu đồng phục, nếu phụ huynh không có tiền mua balo cho con cũng có người cho. Giờ phải mua balo của trường, dù không quá nhiều tiền nhưng cũng là một khoản phải chi, khiến phụ huynh thêm nặng gánh".
Còn trước câu hỏi: "Đồng phục có nhất thiết bắt buộc phải mua theo bộ hay có thể tách lẻ?", nhiều người cho rằng bán theo bộ là đúng, bởi nếu học sinh đăng ký mua lẻ quần, áo hay váy, phần còn lại của bộ đồng phục không biết bán cho ai.
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến phản đối quan điểm này. Chị Lê Như (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: "Ép mua theo bộ sẽ kỳ lắm, ví dụ có bạn mặc lệch size thì sao? Rồi áo rách nhưng quần vẫn mới, chỉ có nhu cầu mua áo phải làm thế nào? Đầu năm học không phải mỗi học sinh mới nhập trường mới cần mua, học sinh cũ cũng cần mua lại áo hoặc quần cũ rách.
Nên gộp lại vẫn là số lượng lớn, nhà trường hoàn toàn có thể làm việc với các nhà may để đặt đúng theo nhu cầu của học sinh".
Chị Thanh Thùy chia sẻ: "Mình sinh năm 1997, nhớ ngày còn học cấp 1, cấp 2 cứ quần tây hoặc váy xanh, áo sơ mi trắng thêu tên phù hiệu trường là được. Sách vở tái bản nhưng vẫn có thể học sách mấy anh chị cho, hoặc mình học có thể để lại cho em mình. Các bạn vẫn học tốt, vẫn làm ông này bà kia, đi du học đầy ra. Bây giờ sao nhiều cái rối rắm thế này?".
Anh Hoàng Minh Thành cũng nhớ lại: "Trước đây, tôi đi học toàn mua lẻ mỗi cái áo đồng phục, còn quần ra ngoài mua chả thấy vấn đề gì. Bây giờ mọi người hay "đồn" các hiệu trưởng được trích phần trăm từ tổng tiền mua đồng phục nên rất nhiệt tình "tiếp tay" cho doanh nghiệp may để ép học sinh mua càng nhiều càng tốt, từ bắt buộc mua theo bộ đến mỗi khối một kiểu đồng phục...".
"Những việc thế này bây giờ thực sự nhức nhối. Đồng phục bán lẻ áo sẽ dư quần không bán được nên trường ép mua cả bộ. Thời nay nói trắng ra là đi mua từng con chữ" - anh Nguyễn Trần Ngọc (Tân Bình, TP.HCM) bức xúc.
Ngày 12/7, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024.
Theo đó, mức thu được áp dụng với 2 nhóm học sinh: Nhóm 1 là học sinh tại các trường ở TP.Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2 là học sinh tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Có 26 khoản thu thuộc 4 nhóm chính, bao gồm: Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa theo quy định; Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các đề án được phê duyệt; Các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú; Các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh.
Trong đó, 10 khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh gồm:
Tiền mua sắm đồng phục học sinh: 200.000-500.000 đồng/bộ.
Tiền học phẩm – học cụ - học liệu: 300.000-600.000 đồng/năm.
Tiền suất ăn trưa bán trú: 35.000 đồng/ngày.
Tiền suất ăn sáng: 20.000 đồng/ngày.
Tiền nước uống: 20.000 đồng/tháng.
Tiền khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường): 50.000-70.000 đồng/năm.
Tiền sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh (tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh): 35.000-50.000 đồng/tháng.
Tiền dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: 110.000 đồng/tháng.
Tiền trông giữ xe học sinh: 2.000 đồng/lượt.
Tiền tổ chức xe đưa rước học sinh: 8.000-10.000 đồng/km.
Đối với học sinh nhóm 2, mức thu tối đa các khoản thấp hơn khoảng 10.000-50.000 đồng so với nhóm 1.
" alt=""/>Tranh cãi gay gắt chuyện trường học yêu cầu đồng phục cả baloDự báo về nhu cầu việc làm, ông Trần Anh Tuấn - Chuyên gia Dự báo nhân lực, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP.HCM nhận định nhóm ngành Chăm sóc sức khỏe (Y, Dược, Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng) - Thẩm mỹ & Chăm sóc sắc đẹp vẫn cần nhiều nhu cầu nhân lực trong thời gian tới.
Bà Trần Thuý Trâm Quyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (HIU) bày tỏ: “Nắm bắt được nhu cầu nguồn nhân lực trong thời đại mới, nhà trường chú trọng tới lĩnh vực mũi nhọn là khối ngành Sức khỏe. Đặc biệt là ký kết hợp tác cùng các bệnh viện lớn và thu hút sinh viên nước ngoài về học”.
Hợp tác với nhiều bệnh viện lớn
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng là một trong những cơ sở giáo dục đại học quốc tế phía Nam đào tạo đủ các bậc học từ đại học, thạc sĩ cho đến tiến sĩ.
Trong đó khối ngành Sức khỏe là mũi nhọn với các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Răng Hàm Mặt, Dược học, Điều dưỡng - Hộ sinh, Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học.
Không chỉ đào tạo tốt tại trường, HIU còn mang đến nhiều cơ hội việc làm, thực tập tốt cho sinh viên khi hợp tác với hàng loạt các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,… hay các bệnh viện quốc tế như Bệnh viện FV.
Bà Trâm Quyên nhấn mạnh sự hợp tác trên thể hiện được ý nghĩa trên cả hai lĩnh vực: tạo môi trường thực hành và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên khối Sức khỏe; những cán bộ giảng viên sẽ là những giáo sư, bác sĩ đầu ngành, bổ sung cho nguồn nhân lực đào tạo của trường.
Môi trường quốc tế cũng được tạo ra khi nhà trường đón nhiều sinh viên quốc tế đầu tiên đến từ Ấn độ, Nga, Honduras, chọn HIU học ngành Y khoa.
Đội ngũ giảng viên hàng đầu, cơ sở hiện đại
Trong những năm trở lại đây, HIU không ngừng cải tiến, xây dựng cơ sở vật chất và đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo cùng đội ngũ giảng viên. Sinh viên được đào tạo bài bản trong khối ngành Sức khỏe với chất lượng quốc tế, cơ sở vật chất hiện đại. Các chương trình đào tạo do các phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế trực tiếp giảng dạy.
Trường có 73 phòng thực hành chuyên ngành và cơ sở, hệ thống bàn phẫu tích 3D trong đào tạo y khoa. Vườn dược liệu của trường cũng được đầu tư dành riêng cho sinh viên khoa Dược học tập và nghiên cứu.
HIU còn có phòng khám Chuyên khoa Răng Hàm Mặt Hồng Bàng (HIU Clinic) - Trung tâm thực hành lâm sàng của sinh viên và khám chữa bệnh cộng đồng với tổng số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ đồng, trang bị các máy móc hiện đại như: Conebeam CT, máy quét trong miệng 3D kỹ thuật số, máy đặt Implant; nhổ răng Piezotome; máy phẫu thuật laser…
Đặc biệt, HIU vừa đầu tư gần 10 tỷ đồng trang bị dàn máy Simulator - hệ thống máy hiện đại mô phỏng thực hành nha khoa, dùng cho sinh viên Răng Hàm Mặt thực tập các thao tác điều trị lâm sàng như trên ghế điều trị người thật.
Ưu đãi học bổng, học phí năm 2023 tại HIU
Nhằm hỗ trợ cho các thí sinh có nhu cầu chọn học khối ngành Sức khỏe, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y tế, năm học này HIU dành nhiều ưu đãi từ 10 - 30 triệu đồng học phí cho các thí sinh ở nhiều ngành thuộc khối ngành này.
Học phí 2 ngành Y Đa khoa và Răng Hàm Mặt ở cả chương trình đào tạo tiếng Việt và tiếng Anh được nhận mức hỗ trợ tới 30 triệu đồng/năm. Riêng Ngành Y học cổ truyền, học phí ưu đãi 10 triệu đồng/năm.
Cùng với đó, tất cả thí sinh đăng ký sớm tại HIU sẽ được nhận học bổng tiền mặt trị giá 7,2 triệu đồng.
Ngoài chính sách trên, HIU còn triển khai Chương trình ưu đãi “Học phí 0 đồng” do HIU hợp tác độc quyền với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Phụ huynh có thể trả góp học phí với ưu đãi 0% lãi suất và hạn mức thẻ đến 1 tỉ đồng, áp dụng cho toàn khóa học.
Nhà trường còn chuẩn bị kỹ lưỡng hành trình phát triển cho sinh viên bằng cách tặng học bổng IELTS cam kết chuẩn đầu ra, trị giá 55 triệu đồng/suất dành cho thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển sớm nhất vào HIU.
Thúy Ngà
" alt=""/>Cách chọn nguyện vọng khối ngành sức khoẻ để có việc làm tốt, lương cao