Uống trà xanh tốt cho gan nhưng quá nhiều lại hại gan (Ảnh minh họa: Consumerlab).
Chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid và catechin như EGCG, quercetin, axit linoleic, theobromine và theophylline.
Theo Healthline, không phải là một loại thảo mộc, nhưng trà xanh và hợp chất polyphenol chính của nó là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) thường được đưa vào các tài liệu tập trung đánh giá các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược cho bệnh về gan.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung chiết xuất trà xanh có thể giúp điều trị một số bệnh gan.
Một nghiên cứu ở 80 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy bổ sung 500mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày trong 90 ngày làm giảm đáng kể các dấu hiệu tổn thương gan ALT, AST (chỉ số men gan). Mặc dù nhóm dùng giả dược cũng nhận thấy mức AST và ALT giảm nhưng không đáng kể.
Uống trà xanh cũng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh như ung thư gan, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Trà xanh tốt cho gan nhưng quá nhiều lại hại gan
Theo TS Giang, chiết xuất trà xanh và hiếm gặp hơn là uống một lượng lớn trà xanh có liên quan đến các trường hợp tổn thương gan cấp tính rõ ràng trên lâm sàng, bao gồm các trường hợp suy gan cấp tính.
Các nghiên cứu lâm sàng ở người chứng minh rằng liều duy nhất lên tới 1,6g chiết xuất trà xanh được dung nạp tốt. Liều dung nạp tối đa ở người được báo cáo là 9,9g mỗi ngày, một liều tương đương với 24 tách trà xanh. Tác dụng phụ của chiết xuất trà xanh liều cao thường nhẹ và bao gồm nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.
TS Giang cho biết, uống trà xanh không liên quan đến tổn thương gan. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng trà xanh thường xuyên có liên quan đến việc giảm chỉ số men gan ALT và AST.
Tuy nhiên, hàng loạt trường hợp và đánh giá có hệ thống của Dược điển Hoa Kỳ đã đặt ra vấn đề về khả năng chiết xuất trà xanh gây độc cho gan.
Trong một nghiên cứu tiền cứu quy mô lớn về chiết xuất trà xanh ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú, chiết xuất trà xanh có liên quan đến mức tăng ALT ở 6,7% bệnh nhân so với 0,7% ở nhóm đối chứng.
Trong các nghiên cứu này, không thấy tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng, nhưng chiết xuất này đã nhanh chóng bị ngừng sử dụng ở những bệnh nhân có mức ALT tăng cao.
Tỷ lệ sử dụng chiết xuất trà xanh gây tổn thương gan cấp tính kèm theo các triệu chứng hoặc bệnh vàng da vẫn chưa được biết rõ, nhưng chắc chắn là thấp so với việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm này. Tuy nhiên, hơn 100 trường hợp tổn thương gan rõ ràng trên lâm sàng do chiết xuất trà xanh đã được báo cáo trong tài liệu.
Tổn thương gan thường xảy ra trong vòng 1-6 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng sản phẩm nhưng đã có báo cáo về thời gian tiềm ẩn dài hơn và ngắn hơn. Phần lớn các trường hợp có hội chứng giống viêm gan cấp tính và có biểu hiện tăng men huyết thanh rõ rệt ở tế bào gan.
Hầu hết bệnh nhân hồi phục nhanh chóng sau khi ngừng chiết xuất, mặc dù đã có mô tả các trường hợp tử vong do suy gan cấp tính.
Dữ liệu tiền lâm sàng và trên người cho thấy thành phần catechin trong trà xanh là thủ phạm gây nhiễm độc gan. Khoảng 10% chiết xuất trà xanh bao gồm catechin, trong số này, epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có nồng độ cao nhất.
Có sự khác biệt lớn về nồng độ chiết xuất trà xanh, EGCG và các thành phần khác giữa các sản phẩm được bán trên thị trường. Điều này có thể giải thích việc một số sản phẩm liên quan đến nhiễm độc gan. Cơ chế bệnh sinh của tổn thương gan liên quan đến trà xanh đang tiếp tục được nghiên cứu.
"Để tránh tác dụng phụ này, chúng ta chỉ nên uống khoảng 4-5 tách trà xanh mỗi ngày và cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng chiết xuất hoặc các sản phẩm có chứa chiết xuất trà xanh", TS Giang nhấn mạnh.
" alt=""/>Trà xanh tốt nhưng bạn cần biết điều này để không hại ganBệnh nhân ổn định sau ca ghép thận (Ảnh: T.N).
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu cho biết, ca ghép thận được chuẩn bị kỹ càng, bởi người cho thận khá nhiều tuổi và thể trạng nhỏ hơn so với người nhận nên nguy cơ chức năng thận ghép khó đạt như kỳ vọng.
"Nguy cơ thải ghép là rất cao, vì thế, các kịch bản có thể xảy ra sau ghép đều được các bác sĩ tính đến, nhằm xử lý kịp thời nguy cơ", bác sĩ Tuyên thông tin.
Ngày 8/9, ca ghép của bệnh nhân được thực hiện thành công. Sau ghép thận, sức khỏe cả người cho và người nhận hoàn toàn ổn định, chức năng thận ghép, các chỉ số cận lâm sàng trong giới hạn bình thường.
Người mẹ xuất viện sau khi hiến thận 7 ngày, sức khỏe ổn định. Chị N.T.B.H hòa hợp với quả thận mới hoạt động tốt, các chỉ số xét nghiệm của thận ghép trong giới hạn bình thường và tiếp tục điều trị duy trì sau ghép, tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
Các bác sĩ thực hiện ca ghép thận cho bệnh nhân (Ảnh: T.N).
Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân L.B.C. (19 tuổi, Quảng Xương, Thanh Hóa). Tháng 4 vừa qua, C. có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên mẩn ngứa, phải nhập viện. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận, em bị suy thận giai đoạn cuối.
Lúc này, C. đang làm công nhân giày da ở khu công nghiệp Lễ Môn. Từ một nam thanh niên lao động khỏe mạnh, anh sút cân nhanh chóng, rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi, hoảng loạn, khi biết cuộc sống của mình gắn liền với máy chạy thận.
Khi mẹ đẻ bệnh nhân quyết định hiến thận để ghép cho con, các bác sĩ đã thực hiện ca ghép thận. Sau hơn 6 giờ phẫu thuật, ca ghép đã thành công ngoài mong đợi. Sau ghép, sức khỏe của cả L.B.C. và mẹ đẻ đều tiến triển tốt.
Bệnh nhân cho biết, khi được ghép thận thành công, tỉnh dậy, em muốn khóc òa vì thấy may mắn. Em sẽ không còn phải cách ngày đến viện một lần để lọc thận.
Cả hai bệnh nhân đều bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ, gia đình và các y bác sĩ đã cứu họ khỏi cảnh chạy thận chu kỳ.
Bác sĩ Tuyên cho biết, hiện tại khoa Nội thận - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Đức Giang có gần 170 bệnh nhân suy thận đang điều trị. Mỗi ngày có 80 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chia làm 3 ca đang chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Việc chạy thận nhân tạo khiến người bệnh, người nhà người bệnh mệt mỏi, đi lại nhiều lần, chi phí tốn kém. Vì vậy, việc duy trì, phát triển và làm chủ kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận và làm chủ được kỹ thuật ghép thận được hướng dẫn đào tạo chuyển giao từ các chuyên gia của Bệnh viện Quân y 103.
" alt=""/>Hai người mẹ hiến thận cứu 2 con bị suy thận mãn