"Chuyến thăm của chúng tôi là minh chứng cho tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước, phản ánh tầm quan trọng của mối quan hệ đó. Trong chuyến thăm, chúng tôi mong muốn tăng cường mối liên kết giữa nhân dân với nhân dân, trải nghiệm văn hóa phong phú của Việt Nam. Chúng tôi cũng mong chờ các cuộc tập trận trên biển với các tàu của Hải quân Việt Nam", Chuẩn Đô đốc Gurcharan Singh khẳng định.
Trong khuôn khổ các hoạt động của chuyến thăm, các sĩ quan, thủy thủ trên hai tàu Hải quân Ấn Độ và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân sẽ có buổi tập luyện chung trên biển.
Hợp tác quốc phòng là một phần quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam. Hải quân Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ tương tác sâu rộng trong lĩnh vực đào tạo, hậu cần và nhiều hoạt động khác.
Trước đây, hai tàu Hải quân Ấn Độ INS Shivalik và INS Kamorta đã cập cảng thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 30/11 - 03/12/2022.
Một số hình ảnh về chuyến thăm của hai tàu Hải quân Ấn Độ:
Người đàn ông cho biết, anh ta chỉ muốn quay lại một số hình ảnh về trung tâm Moscow, và không hề hay biết về lệnh cấm sử dụng UAV ở thủ đô của Nga. Chiếc UAV đã bị các chuyên gia thu giữ để kiểm tra.
Lệnh cấm sử dụng UAV đã được Thị trưởng Moscow Sergey Sobyanin ban hành vào đầu tháng 5/2023. Chỉ những chiếc UAV được cơ quan chính phủ Nga cấp phép mới có thể hoạt động ở Moscow.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại chùa Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, thành phố Huế lúc 0h ngày 22/1, ở tuổi 95, cáo phó của tăng đoàn Làng Mai cho biết. Thiền sư bị xuất huyết não vào năm 2014, khiến ông không thể nói nhưng vẫn giao tiếp được bằng cử chỉ.
Tờ The New York Times của Mỹ viết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh – nhà thơ, nhà giáo và nhà hoạt động vì hòa bình, là người có ảnh hưởng lớn tới cách thực hành Phật giáo phương Tây.
Hãng tin Al Jazeera, CNN đưa tin về việc Thiền sư viên tịch và gọi ông là một trong những nhà sư có ảnh hưởng nhất thế giới.
Al Jazeera viết: “Nhà thơ, nhà hoạt động vì hòa bình Thích Nhất Hạnh là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong Phật giáo”. Al Jazeera cũng thuật lại toàn bộ cuộc đời và chặng đường hoạt động của Thiền sư, người thành thạo 7 ngôn ngữ, từng giảng dạy tại các đại học lớn của Mỹ là Princeton và Columbia.
Hãng tin Reuters dẫn lại thông báo của tăng đoàn Làng Mai, gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một "nhà thơ, nhà hoạt động vì hòa bình". Reuters viết, trong nhiều thập niên, khi giảng đạo hay xuất hiện trước công chúng, Thiền sư luôn giao tiếp bằng giọng điệu nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, truyền đi thông điệp "hãy bước đi như thể bạn đang hôn mặt đất bằng đôi chân mình".
Reuters cũng đặc biệt nhấn mạnh tới cuộc gặp giữa ông với mục sư Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Mỹ, vào những năm 1960 để truyền đi tiếng nói phản đối Chiến tranh Việt Nam. Mục sư Martin Luther King đã gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh là "tông đồ của hòa bình và bất bạo động", đồng thời đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình.
Đưa tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, Đài phát thanh NPR của Mỹ viết: “Thích Nhất Hạnh, vị Thiền sư đáng kính, người đã đi tiên phong trong khái niệm chánh niệm ở phương Tây và gắn bó với xã hội của Phật giáo ở phương Đông”.
Chia buồn về sự ra đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bà Marie Damour, Đại biện lâm thời Phái đoàn Mỹ tại Việt Nam viết: “Trong hơn 60 năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy, nhà lãnh đạo tinh thần được yêu mến và là nhà hoạt động không mệt mỏi vì hòa bình cho đất nước của mình và trên khắp thế giới. Những lời giảng dạy của ông, đặc biệt là về việc đưa chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày, đã làm phong phú thêm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ".
"Nhiều quan chức Mỹ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lòng từ bi và sự tâm huyết của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những người ông từng gặp. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Thông qua những lời dạy và tác phẩm văn chương của ông, di sản của ông sẽ còn lưu truyền mãi cho các thế hệ mai sau”.
>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Hoài Linh
Sau 5 năm từ Thái Lan trở về Việt Nam và tịnh dưỡng tại chùa Từ Hiếu (TP Huế), Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch lúc 0h ngày 22/1/2022 (ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), trụ thế 95 năm.
" alt=""/>Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt báo chí thế giới