Trường Đại học Cần Thơ sáng nay tổ chức lễ khai giảng sau đại học năm 2024. Trong số các học viên trúng tuyển thạc sĩ có ông Nguyễn Tấn Thành, 87 tuổi, học viên ngành Văn học Việt Nam.
Tại buổi lễ, PGS.TS Trần Trung Tính, Hiệu trưởng, chúc mừng các học viên và nghiên cứu sinh đã vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực để trúng tuyển vào các ngành ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
“Hôm nay có một học viên rất đặc biệt, đó là bác Nguyễn Tấn Thành. Bác Thành là cựu sinh viên của trường những ngày đầu trường mới thành lập. Bác đã trúng tuyển cao học ngành Văn học Việt Nam, điều đó thể hiện tinh thần hiếu học và học tập suốt đời đáng trân trọng”, PGS.TS Trần Trung Tính nói.
Trường Đại học Cần Thơ trao học bổng “Người cao tuổi có tinh thần học tập suốt đời” năm học 2024-2025, trị giá 24 triệu đồng cho ông Nguyễn Tấn Thành.
Phát biểu, ông Nguyễn Tấn Thành bày tỏ lòng biết ơn với Trường Đại học Cần Thơ do có những “chiếu cố” cho ông - một học viên cao tuổi “may mắn”.
“Tôi coi đây là sự đoái hoài đặc biệt, đậm tính nhân văn của Trường Đại học Cần Thơ. Tôi quyết tâm sẽ trả 'món nợ' tinh thần này bằng sự phấn đấu cao độ trong mùa học tập sắp tới”, ông nói.
Tân học viên cao học 87 tuổi chia sẻ về những lần chết hụt từng trải qua trước khi vào lớp sơ đẳng ở làng quê tới lúc học hết bậc trung học: té sông, bị chó dại cắn... Ông nói mình xuất thân trong gia đình lao động nghèo, mê chữ, luôn có tính cần cù, cầu tiến, không bao giờ bỏ cuộc. Dẫu vậy, do hoàn cảnh nên việc học của ông phải gián đoạn đến 5 thập niên.
“Hôm nay, dù tuổi cao nhưng tôi vẫn quyết tâm nối lại việc học tập, và được nhà trường cấp học bổng. Nghĩa cử cấp học bổng cho một học viên cao tuổi như tôi cũng là thông điệp gửi đến mọi tầng lớp sinh viên 'Sự học là sự nghiệp suốt cả đời người, là con đường sáng đi tới không có điểm dừng'”, ông Thành nói.
Ông Nguyễn Tấn Thành sinh năm 1937, tốt nghiệp đại học ngành Văn học năm 1972.
Ông từng là giáo viên dạy Văn tại trường cấp 3 TP Cần Thơ và trường Châu Văn Liêm, là thầy của nhiều thế hệ học trò, trong đó có cả giảng viên Trường Đại học Cần Thơ. Ông biết 9 ngoại ngữ, mỗi ngoại ngữ đều có giấy chứng nhận tiêu chuẩn.
Nói về việc tiếp tục thi thạc sĩ lần này, ông chia sẻ vào hôm đi thi (tháng 5 vừa qua): “Tôi muốn làm gương cho các bạn trẻ về việc học hành nghiêm túc, luôn phấn đấu hết khả năng để đạt được kết quả tốt nhất”.
Ông Thành kể mình đỗ cử nhân năm 1972, sau đó học tiếp lên cao học. Khi tiểu luận tốt nghiệp gần hoàn thiện thì năm 1975, thầy hướng dẫn của ông qua đời, cùng với nhiều lý do khác nên ông không thể hoàn thành chương trình học.
Sau này, ông dự định học lại nhưng biến cố gia đình ập tới: Vợ ông mất, để lại 4 con thơ. Trong ký ức của ông, “ngày vợ tôi mất, đứa con nhỏ nhất chỉ mới 1 tháng rưỡi. Lúc đó, cuộc sống khó khăn, nên tôi đành gác ước mơ học tập của mình lại mà tìm cách nuôi con”.
Đến giờ, các con ông đều thành đạt, trong đó 3 người làm giáo viên.
Khi thấy việc chăm lo gia đình, nuôi nấng các con đã hoàn thành, ông Thành lại nghĩ đến chuyện đi học để lấy bằng thạc sĩ. Các con ông luôn ủng hộ cha thực hiện ước mơ học cao học.
Với ông Thành, tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp con đường nghiên cứu, sáng tác và phục vụ văn nghệ, văn hóa, giáo dục thuận lợi hơn. "Văn hóa, văn nghệ là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú, có yếu tố phát triển nên cần học, học nữa, học mãi... Đi học bây giờ đúng là muộn, nhưng nếu đi trong muộn màng, trong gian khổ mà vẫn tới đích thì vẫn ý nghĩa. Con đường tôi vạch ra rất rõ ràng, không bao giờ thay đổi lập trường".
Ông Thành cho hay học xong thạc sĩ, nếu sức khỏe vẫn tốt sẽ học lên tiến sĩ, đi tiếp hành trình nâng cao trình độ mà ông ấp ủ bấy lâu.
Theo kế hoạch, việc xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2024 hoàn tất chậm nhất vào ngày 19/7.
Thí sinh có thể nộp đơn phúc khảo bài thi từ ngày 17 - 26/7. Chậm nhất ngày 23/7, các trường THPT cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.
Từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 31/7, đối tượng thí sinh diện xét tuyển thẳng xác nhận nhập học trên hệ thống (nếu có).
Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Trước 17 giờ ngày 19/8, các cơ sở đào tạo thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 và trước 17h ngày 27/8, thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.
![]() | ![]() |
Ra trường, anh không về quê vì muốn ở thành phố dành thời gian nghiên cứu. Chỉ có bằng trung cấp và thiếu kỹ năng xã hội, nên anh phải làm công nhân. Những năm đầu đi làm, vì đam mê nghiên cứu anh không tập trung vào công việc nên thường bị sa thải.
Nhiều người xung quanh còn chế giễu anh nặng lời. Bất chấp ngờ vực của mọi người, anh vẫn chìm vào thế giới Toán học. Anh tin chỉ cần nỗ lực nhất định sẽ làm được. Đến năm 2008, thuật toán mới xác định số giả nguyên tố do Kiến Xuân nghiên cứu có kết quả.
Lúc này, để thẩm định nghiên cứu, anh viết thư cho nhiều đại học trong và ngoài nước. Ròng rã 8 năm, kỳ vọng lớn nhưng anh không nhận được phản hồi. Bỏ công việc, anh đến nhiều thành phố ở Trung Quốc để tìm các giáo sư nhưng không gặp được. Họ cho rằng, anh chưa có kinh nghiệm nghiên cứu, kết quả không đi về đâu.
Tài chính kiệt quệ anh thực hiện nỗ lực cuối cùng, bằng cách gửi thư trực tiếp cho nhà Toán học Thái Thiên Tân. Ngày 14/6/2016, GS Tân mời anh đến Đại học Chiết Giang trình bày nghiên cứu với sự tham dự của nhiều nhà Toán học.
Theo Sohu, sau hơn 2 tiếng trình bày, những người tham dự đều sửng sốt thừa nhận, phương pháp của anh hiệu quả hơn truyền thống. "Kiến Xuân chưa được đào tạo bài bản về Lý thuyết số học và cũng không học Toán cao cấp. Do đó, kết quả này xuất phát từ năng khiếu và sự nhạy cảm với con số", GS Tân nhận xét.
Anh được cả nhà Toán học William Banks cùng nghiên cứu vấn đề đánh giá cao. Chia sẻ với CNN, GS nói: "Việc xây dựng giải pháp tìm số giả nguyên tố được nhiều học giả làm cách đây hơn 20 năm. Tính cả kết quả bổ sung của tôi và tác giả khác, nghiên cứu mới chỉ xác định được 1 biến thể cùng chủ đề. Trong khi, phương pháp của Kiến Xuân có thể áp dụng được vào 4 vấn đề Toán học phức tạp khác nhau".
Thành quả trên giúp Kiến Xuân được cộng đồng Toán học săn đón. Nhiều giáo sư trong và ngoài nước gửi lời mời hợp tác nhưng anh từ chối, vì sợ không đủ năng lực: "Có thể tôi nhạy cảm với con số và dành nhiều thời gian nghiên cứu hơn người khác, nhưng tôi thiếu kiến thức bài bản về Đại số và Hình học".
Thậm chí, khi đó các trường sẵn sàng tài trợ kinh phí học tập nhưng anh không nhận: "Ở tuổi 33, tôi không thể học thêm nhiều năm. Tôi muốn lập gia đình rồi mới tính đến việc nghiên cứu". Lúc này, anh gia nhập một công ty với mức lương cao. Tuy nhiên, về sau, áp lực công việc, anh bỏ để làm công nhân nhà máy cho đến nay, lương 8.000 NDT/tháng (khoảng 28,4 triệu đồng).
Trong cuộc phỏng vấn gần đây, ở tuổi ngoài 40, khi được hỏi lý do từ chối cơ hội phát triển trước kia, anh giãi bày: "Có lẽ ảnh hưởng từ gia đình, người xuất thân từ nghèo khó như tôi chỉ muốn tìm việc nhanh kiếm ra tiền. Đôi khi tôi cũng tự hỏi cuộc sống có khác không nếu chọn học tiếp hoặc theo đuổi nghiên cứu. Tuy nhiên, khi nhìn lại công việc hiện tại, tôi không mong gì ngoài cuộc sống bình yên".