Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) của VN trong năm 2015 đạt 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014.
Dự báo, con số này sẽ đạt 10 tỷ USD trong 5 năm tới. Được nhận định là còn khá non trẻ song TMĐT lại là một lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng đáng mơ ước nhất hiện nay ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trái với snhững con số đẹp của toàn ngành TMĐT, thời gian gần đây, người ta chứng kiến hàng loạt các trang TMĐT tại Việt Nam lần lượt đóng cửa. Đơn cử như Beyeu, Deca, gần đây là Lingo. Tại sao lại tồn tại nghịc lý này?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM):
Không có nghịch lý nào cả. Beyeu, Deca, Lingo... đóng cửa không đồng nghĩa TMĐT yếu đi
Xin chào ông, trong khi các ngành kinh tế và thị trường toàn cầu đang rất khó khăn nhưng TMĐT lại là ngành có bước đi đột phá thời gian qua. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?
Có thể thấy, không chỉ năm 2015 mà một loạt những năm gần đây, TMĐT đều được đánh giá phát triển và tăng trưởng nhanh hơn năm trước với 2 chữ số.
Khi xây dựng chỉ số TMĐT, chúng tôi đã đi đến kết luận về từng giai đoạn của ngành này.
Theo đó, giai đoạn đầu tiên 1997-2010 gọi là giai đoạn hình thành TMĐT (từ khi hình thành Internet). Giai đoạn hai 2010-2015 là trưởng thành và phát triển. Từ năm 2016, TMĐT bước sang giai đoạn mới, gọi là phát triển nhanh. Thời gian kéo dài dự đoán có thể 5-10 năm. Còn sau đó, đương nhiên theo quy luật sẽ bị chậm đi.
Để chuyển sang giai đoạn phát triển nhanh, thì năm 2015 đã có hàng loạt các thông điệp dự báo trước: Quy mô thị trường ngày một lớn, tỷ lệ người dùng Internet tăng cao, số người truy cập Internet, có mua bán hàng trên mạng, số thuê bao di động dùng Internet tăng vọt. Cùng với đó là những giao dịch B2C, B2B, G2B... phát triển nhanh.
Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định 1385/QĐ-BTTTT phê duyệt phương án kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn thông tin cho một số cổng/trangCổng/Trang thông tin điện tử thuộc cơ quan nhà nước năm 2016.
Theo đó, Bộ TT&TT giao Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và các đơn vị có liên quan trong năm 2016 thực hiện kiểm tra, đánh giá cho 83 cổng/trang TTĐT của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong đó, thực hiện kiểm tra, đánh giá ở mức chuyên sâu cho 30 cổng/trang TTĐT gồm 2 cổng/trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 10 cổng/trang TTĐT của các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Nghệ An, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bình Thuận, Lâm Đồng; 18 cổng/trang TTĐT của các Bộ và cơ quan ngang Bộ (Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và 15 Bộ: Tài chính, TN&MT, LĐTB&XH, Xây dựng, GD&ĐT, KH&ĐT, Y tế, VHTT&DL, Tư pháp, Công Thương, Giao thông Vận tải, TT&TT, NN&PTNT, Nội vụ, KH&CN).
53 cổng/trang TTĐT được thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin ở mức cơ bản trong năm 2016 là cổng/trang TTĐT của 53 tỉnh, thành phố còn lại.
" alt=""/>Đánh giá an toàn thông tin cho 83 cổng, trang TTĐT cơ quan nhà nướcRedmi Note 3 có các tùy chọn màu sắc gồm bạc, xám, và gold. Sử dụng chất liệu kim loại, model này trông khác hẳn so với người tiền nhiệm Redmi Note 2 vốn được làm bằng nhựa. Trước đây Xiaomi chỉ dùng kim loại cho dòng smartphone cao cấp Mi, bởi vậy việc hãng dùng chất liệu này cho cả dòng giá rẻ là một thay đổi rất đáng hoan nghênh.
Dù chất lượng gia công (build quality) được tăng lên đáng kể, Note 3 chỉ nặng hơn 4 gram so với Note 2 - không đủ để bạn cảm thấy sự khác biệt khi cầm tay. Với độ dày 8,65 mm, máy chỉ dày hơn một chút so với Note 2 (8,3 mm). Dù có giá bán rẻ, Redmi Note 3 trông như một chiếc smartphone ở phân khúc cao cấp.
Phần cứng và phần mềm
Redmi Note 3 tuy được "trang điểm" lại ở diện mạo bên ngoài, nhưng lại không có gì thay đổi nhiều ở cấu hình bên trong so với model tiền nhiệm. Sự khác biệt chính giữa 2 máy là Note 3 có thêm cảm biến vân tay ở mặt sau với khả năng mở khóa điện thoại trong 0,3 giây - theo quảng cáo của Xiaomi. Cảm biến hoạt động đúng như Xiaomi giới thiệu, mặc dù bạn sẽ phải đặt đầu ngón tay trên máy quét. Máy dùng pin 4.000 mAh, cao hơn đáng kể so với Note 2 (dùng pin 3.060mAh).
Xiaomi trang bị cho sản phẩm chip 8 nhân MediaTek Helio X10 64-bit, 2 GB RAM và 16 GB bộ nhớ lưu trữ (phiên bản cao cấp hơn dùng RAM 3 GB và 32 GB bộ nhớ lưu trữ). Màn hình 5 inch của máy có độ phân giải full-HD 1.920 x 1.080 pixel. Chúng ta còn có camera sau 13 MP với tính năng tự động lấy nét theo pha, 2 khe cắm SIM hỗ trợ 4G.
Note 3 chạy hệ điều hành Android với giao diện người dùng MIUI 7 của Xiaomi. MIUI 7 giúp bố trí ứng dụng ở màn hình home của máy giống như trên iPhone, đồng thời cho phép người dùng tùy biến, "trang điểm" cho điện thoại thông qua việc chế tạo các theme theo ý thích cá nhân.
" alt=""/>Cận cảnh smartphone giá rẻ Redmi Note 3 của Xiaomi