Thế nhưng, VNPT lại đang lên kế hoạch sẽ là người tiên phong cung cấp dịch vụ WiMAX vào năm 2010.
WiMAX đến thời?
Tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam do Bộ TT&TT tổ chức ngày 20/5, ông Lê Quang Đạo, Phó Trưởng phòng Tích hợp hệ thống Công ty VDC cho rằng, VNPT đã thử nghiệm rất nhiều hệ thống WiMAX trên băng tần 2,5GHz tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ninh… từ năm 2006 và kết quả thử nghiệm về chất lượng dịch vụ là tương đối khả quan. Trong bài phát biểu của mình, ông PS Tang, Giám đốc điều hành Công ty Packet One, nhà cung cấp dịch vụ WiMAX đầu tiên tại Malaysia cho biết, Packet One đã bắt đầu cung cấp dịch vụ WiMAX được 6 tháng và hiện tốc độ truy cập Internet của mạng WiMAX này đã có thể đạt tới 10Mbps. Ông Tang khẳng định, chi phí xây dựng các trạm gốc WiMAX rẻ hơn rất nhiều so với xây dựng các trạm gốc di động hay 3G. Mặc dù giá cước dịch vụ WiMAX cao hơn khoảng 20% so với ADSL, nhưng đây không phải là một trở ngại đối với việc phát triển dịch vụ WiMAX khi mà đã có nhiều khách hàng rời bỏ dịch vụ ADSL để chuyển sang dùng dịch vụ băng rộng di động của Packet One. “Nếu theo đúng kế hoạch thì đến cuối năm nay Packet One sẽ xây dựng được tổng cộng 1.000 trạm WiMAX và khi đó có khả năng sẽ đạt được khoảng 30.000 đến 40.000 khách hàng. Với vai trò là nhà đầu tư tài chính cho công ty, Intel hy vọng Packet One sẽ thành công với WiMAX và trở thành một mô hình tham chiếu về triển khai WiMAX tại các nước đang phát triển”, ông Tang nói.
" alt=""/>WiMAX di động: “Nho vẫn còn xanh?”Sau khi Báo Bưu điện Việt Nam đăng bài viết về tình trạng thiết bị phá sóng mạng di động được bán tràn lan, các mạng di động đã bày tỏ lo ngại vì thiết bị này có thể được sử dụng không đúng theo quy định. Các mạng di động cho rằng đây là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm cần sớm được ngăn chặn.
Ông Hoàng Trung Hải, Phó giám đốc VinaPhone cho biết, VinaPhone đã phát hiện một số vụ sử dụng thiết bị phá sóng làm tê liệt mạng VinaPhone. Có một số đơn vị cơ quan nhà nước ở địa phương sử dụng thiết bị phá sóng để tránh liên lạc ra bên ngoài khi họ tiến hành họp. Những thiết bị phá sóng này không dừng lại phá sóng trong khu vực họp mà làm tê liệt cả khu vực và nhiễu mạng khiến khách hàng bức xúc. Thậm chí, khi chấm thi người ta cũng sử dụng thiết bị phá sóng làm tê liệt trạm BTS của mạng VinaPhone. “Có vụ việc VinaPhone phát hiện, phối hợp với Cục tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) để xử lý, nhưng với tình trạng bán tràn lan thiết bị phá sóng này thì sẽ rất khó phát hiện. Như vậy, quyền lợi của khách hàng và uy tín của nhà cung cấp dịch vụ bị xâm phạm. Tôi cho rằng cần phải xiết chặt việc quản lý thiết bị phá sóng. Nếu để tình trạng phá sóng như hiện nay thì ảnh hưởng không tốt đối với xã hội”, ông Hoàng Trung Hải bức xúc nói.
Tuy chưa phát hiện ra trường hợp sử dụng thiết bị phá sóng nào làm can nhiễu mạng Viettel, nhưng ông Hoàng Sơn – Giám đốc Viettel Telecom cũng bức xúc cho rằng, không thể để tình trạng thiết bị phá sóng các mạng di động được bán và sử dụng tràn lan. Điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho xã hội. Ông Hoàng Sơn cũng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo vệ luật pháp cần phải vào cuộc để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm pháp này.
" alt=""/>Các mạng bức xúc về nạn thiết bị phá sóng