Năm năm sau, Hạ Vân chuyển công tác về Đại học Văn hóa Hà Nội. Hiện cô là thạc sĩ, có 10 năm giảng dạy thanh nhạc, đào tạo nhiều thế hệ trẻ tài năng.
Gần đây, Hạ Vân chuyển hướng sang dòng nhạc bolero, phần vì thấy có duyên, phần lại cảm nhận đã có đủ trải nghiệm vui buồn trong cuộc sống, phù hợp để hát những nhạc phẩm đầy chất tự sự như bolero.
"Tôi được bung hết cảm xúc khi hát bolero, là phương tiện để tôi tâm sự, sẻ chia với khán giả", cô bày tỏ.
Từ khi chuyển sang bolero, Hạ Vân khá đắt show giám khảo cuộc thi:Thần tượng Bolero Ninh Bình, Giọng ca vàng Bolero mùa 6 (2023) và mùa 7 (2024).
Để khẳng định với dòng nhạc này, Hạ Vân đang thực hiện dự án hát những nhạc phẩm bất hủ của nhiều tác giả như: Ngô Thụy Miên, Lam Phương, Vũ Thành An… phát hành trên kênh YouTube cá nhân.
Gần đây, ca khúc Điệu buồn chia xa(nhạc sĩ Duy Khánh) do Hạ Vân thể hiện bất ngờ hot trên TikTok. Nhiều khán giả không chỉ nghe mà còn sử dụng làm nhạc nền trong các video.
Hạ Vân cho biết: “Bài hát Điệu buồn chia xacó giai điệu trầm buồn nhưng cũng rất đẹp và ý nghĩa: 'Anh xa rời quê hương, không quên người yêu cũ/Bao năm dài phong sương, mang theo tình dang dở’.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi, đủ đầy, sẽ có nhiều lúc chúng ta gặp phải chuyện buồn về tình cảm hoặc mất mát đau thương. Tuy bài hát nói về sự chia ly trong tình yêu nhưng giai điệu cũng phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tháng 6 mùa thi, màu của chia xa cuộc đời học sinh và mối tình đầu, lời bài hát như nói hộ nỗi lòng của người nghe nên dễ tìm được sự đồng cảm từ khán giả. Vì thế, rất nhiều người đã sử dụng bài hát của Hạ Vân làm nhạc nền trên TikTok”.
Nối tiếp dòng nhạc bolero, sắp tới Hạ Vân sẽ ra mắt nhiều bản tình ca. Trong đó, cô sẽ song ca với Quán quân Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2023 Trọng Đài.
“Trọng Đài gây ấn tượng bởi chất giọng ấm áp, dày và truyền cảm. Phong cách điềm đạm của anh phù hợp với dòng nhạc này. Chúng tôi có sự đồng cảm, ăn ý nên thường xuyên được bầu show, khán giả yêu cầu hát song ca”, Hạ Vân cho biết.
Hạ Vân thể hiện "Điệu buồn chia xa":
Ảnh: NVCC
Với Vân Nguyễn, đại dịch Covid-19 đã trở thành ký ức, nhưng những mất mát và đau thương vẫn đọng lại. Thời gian đó đã gắn kết tình cảm gia đình và làm mọi người trân trọng sức khỏe thể chất và tinh thần hơn. Đại dịch đã thay đổi quan niệm và lý tưởng về hạnh phúc và bình yên.
Cuộc sống như bầu trời bao la, con người là những con chim sẻ tìm kiếm hạt thóc của hạnh phúc. Hạt thóc của mỗi người khác nhau, có thể là tiền tài, học thức, danh vọng hoặc đơn giản là một cuộc đời bình thường.
Quan niệm về lối sống đơn giản và bình lặng thường gây tranh cãi, với nhiều người cho rằng đó là cuộc sống buồn tẻ và thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên, Vân Nguyễn nhìn nhận khác. Theo tác giả, cuộc sống bình thường không đồng nghĩa với sự tầm thường mà là cách để đối xử dịu dàng với bản thân, giảm kỳ vọng viển vông và tìm sự bình yên trong tâm hồn.
Vừa nhặt thóc vừa hót líu lonhư một người bạn nhỏ luôn sẵn sàng chia sẻ với các thông điệp tích cực mỗi ngày. Cuốn sách ngắn nhưng cần được đọc chậm rãi, suy ngẫm và thực hành để cảm nhận ý nghĩa sâu sắc. Áp dụng bài học từ sách giúp gieo mầm hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày và tạo nên cuộc sống tràn ngập niềm vui.
“Chùa Vĩnh giờ không chỉ là nơi bà con địa phương sinh hoạt văn hóa tâm linh mà đã trở thành mái ấm, nơi nương tựa cho những đứa trẻ kém may mắn”, ông nói.
Chùa nghèo vật chất nhưng giàu tình thương
Giữa trời mùa hè nắng như đổ lửa, sư thầy Thích Đồng Pháp cùng các phật tử cần mẫn chở đất, chở đá đổ vào phần móng đang được xây dựng. Thầy Pháp cho biết, khi tiếp quản, chùa không có chỗ ở, cảnh vật hoang tàn, thầy phải làm tạm mái nhà tranh để có chỗ trú ngụ.
Tâm nguyện của thầy là về nơi đây trông coi, phục dựng chùa Vĩnh, nhưng rồi những đứa bé kém may mắn lần lượt bị bỏ rơi trước cổng chùa kèm lời nhắn “xin nương nhờ cửa Phật, nhờ thầy nuôi dưỡng" đã khiến thầy dần trở thành "người cha" bất đắc dĩ.
“Nhân duyên đầu tiên là vào tối một ngày cuối năm 2019, một bé sơ sinh bị người thân bỏ rơi được đặt trước chánh điện. Dù điều kiện cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, kinh phí hoạt động không có nhưng cháu bé đến đây coi như là nhân duyên, nên tôi đứng ra nhận nuôi cháu”, thầy Thích Đồng Pháp nói.
Sư thầy cho biết, hiện chùa Vĩnh nuôi dưỡng 8 trẻ bị bỏ rơi (cháu nhỏ nhất 3 tháng tuổi, cháu lớn nhất 5 tuổi) và 5 người khuyết tật có hoàn cảnh rất khó khăn.
Những đứa trẻ được thầy cưu mang đều bị bỏ rơi lúc nửa đêm, rạng sáng. Có bé được đặt ở cổng chùa, bé được đặt trong chánh điện. Có bé còn nguyên cuống rốn; bé sinh được ít ngày; bé mặt tím ngắt vì đói rét giữa đêm lạnh…
Thời gian đầu các bé sơ sinh đều do một mình thầy chăm sóc, nuôi dưỡng. “Nhờ đã có kinh nghiệm chăm sóc trẻ mồ côi ở ngôi chùa mình từng tu hành trước đây nên mình không mấy bỡ ngỡ”, thầy Pháp nói.
Hàng đêm việc pha sữa cho trẻ, thay tã, bỉm rồi chăm sóc khi các bé ốm, nằm viện… đều do một tay thầy Pháp đảm nhiệm. Nguồn sữa và đồ dùng cho trẻ, thầy phải đi xin từ nhiều người.
Sau khi nhận nuôi các bé, thầy cùng chính quyền địa phương, các ngành chức năng đặt tên, làm giấy khai sinh cho trẻ, trang bị "tấm vé thông hành" vào đời cho các cháu.
Theo sư thầy Thích Đồng Pháp, vài năm gần đây, biết chùa Vĩnh nhận nuôi các trẻ mồ côi, nhiều phật tử đã vào chùa phụ giúp, chăm sóc các bé. Các nhà hảo tâm gửi tặng nhu yếu phẩm cho các bé.
Được sự hỗ trợ kinh phí từ các mạnh thường quân, mái ấm tình thương đã được dựng lên làm chỗ ở cho các cháu.
Thầy Thích Đồng Pháp chia sẻ thêm, các cháu ở đây được chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt như ở bên ngoài. Các cháu không ăn chay trường.
“Các con sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều chung một số phận bị người thân bỏ rơi. Nhìn các con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, quan tâm, che chở của các phật tử, tôi thấy rất an tâm và ấm lòng”, thầy tâm sự.
“Hy vọng các bé được trở về vòng tay mẹ”
Theo sư thầy Thích Đồng Pháp, các con có mặt trên cõi đời là một sự may mắn, đến với chùa như một nhân duyên đặc biệt. Thầy vẫn nhớ mãi trường hợp bé sơ sinh bị mẹ bỏ rơi vào 1 năm trước.
Đó là sáng sớm một ngày cuối tháng 6/2023, trước cổng chùa bỗng có tiếng khóc ngằn ngặt của trẻ sơ sinh. Thầy Pháp chạy ra thì thấy một bé sơ sinh được đặt trong chiếc giỏ nhựa.
Bên trong giỏ có một tờ giấy do người mẹ để lại, với nội dung: "Con mới sinh được 2 tuần. Do tôi không có điều kiện chăm sóc, nhờ nhà chùa nuôi hộ, chăm sóc con".
Giọng chậm rãi, thầy Thích Đồng Pháp kể, khoảng một thời gian sau có cô gái trẻ (khoảng 20 tuổi) đến gặp thầy, nói là mẹ của bé, đặt con ở cổng chùa lúc 4h sáng và mong muốn được gặp con.
Sau khi gặp con, người mẹ trẻ kể bản thân còn là sinh viên. Vì lỡ có bầu, sợ tai tiếng nên cô giấu người nhà, tự sinh con. Biết chùa có nhận nuôi trẻ mồ côi, cô nhân lúc trời chưa sáng đem con đặt con trước cổng chùa.
Thầy Pháp nói thêm, người mẹ trẻ này nói rất yêu thương con nên khi nào nhớ sẽ vào chùa thăm con và mong thầy giữ kín thông tin của bản thân. Nếu sau này có điều kiện, cô sẽ đến chùa nhận con về.
Thầy cho biết: “Hạnh phúc và may mắn khi các bạn nhỏ đều khỏe mạnh, đáng yêu. Hiện có 2 bé đến tuổi học mẫu giáo, các bé khác ở nhà chơi ngoan. Nhiều người liên hệ với chùa xin được nhận bé về làm con nuôi, nhưng vì nhiều lý do, tôi từ chối”.
“Ở chùa các con nhận được rất nhiều sự yêu thương, chăm sóc từ các phật tử nhưng trong thâm tâm, tôi hy vọng có một ngày các bé được trở về trong vòng tay của mẹ”, thầy Pháp tâm sự.
Chị Nguyễn Diệu Thương (43 tuổi), một phật tử chia sẻ, cảm động trước tấm lòng nhân hậu của sư trụ trì nên thời gian rảnh chị thường vào chùa phụ giúp thầy chăm sóc các bé.
"Dù ngôi chùa còn nghèo, kinh phí nuôi dưỡng các trẻ nhờ các nhóm từ thiện nhưng thầy luôn căn dặn chúng tôi không để các cháu phải thiệt thòi, chăm sóc đầy đủ và chu đáo", chị Thương tâm sự.