Nỗi khổ của anh càng tăng thêm mỗi buổi tối. Ngoài ức chế vì chồng ngáy to, vợ anh còn phát hiện anh có những cơn nghẹt thở, ngừng thở ngắt quãng khi ngủ, khịt mũi, dễ đột ngột thức dậy nhiều lần trong đêm. Ban ngày, ở nơi làm việc, anh không giấu được vẻ buồn ngủ, uể oải, hay ngáp vặt, rất mệt mỏi, khó tập trung.
Đi khám, anh được chẩn đoán mắc hội chứng giảm thông khí do béo phì (OHS), kèm chứng ngưng thở khi ngủ.
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện 108 (Hà Nội) - OHS còn được gọi với tên khác là hội chứng Pickwickian theo tên người đã phát hiện.
Đây là tình trạng những người bị thừa cân, béo phì không thể thở đủ nhanh và đủ sâu dẫn đến nồng độ oxy thấp và nồng độ carbon dioxide trong máu cao, làm họ khó thở vì quá béo. Giảm thông khí do béo phì gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng lao động và chất lượng sống của người bệnh.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hội chứng OHS có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm tới tình mạng đặc biệt là biến chứng ngừng thở khi ngủ. Khi mắc hội chứng này, việc can thiệp phẫu thuật điều trị béo phì phải hết sức thận trọng vì biến chứng suy hô hấp có thể xảy ra trong và sau khi mổ. PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện 108Thực tế, nhiều bệnh nhân mắc hội chứng OHS thường đồng mắc chứng ngừng thở khi ngủ.
Loạt biến chứng "đính kèm"
PGS Tuấn cho hay hội chứng giảm thông khí do béo phì xảy ra rất phổ biến ở những người béo phì mức độ trầm trọng với chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 40. Chỉ số này đo bằng công thức: Cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Người bình thường có chỉ số từ 18,5 đến dưới 25. Khi chỉ số trên 30 được xếp vào nhóm béo phì; BMI trên 40 là người béo phì độ 3, theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Như anh Hoàng trên đây, chỉ số BMI là 32,2.
ThS.BS Vũ Trần Thiên Quân, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay trên lâm sàng, triệu chứng của hội chứng OHS không đặc hiệu. Có một số yếu tố khiến bác sĩ nên nghi ngờ bệnh nhân có nguy cơ mắc OHS như chỉ số BMI trên 30 (với người châu Á, chỉ số này có thể thấp hơn).
Người có chỉ số bão hoà oxy trong máu (SpO2) 94% khi thức hoặc dưới 80% khi ngủ; người khó thở không rõ nguyên nhân khi gắng sức... cũng xếp vào triệu chứng nghi ngờ mắc OHS.
Đánh giá về các biến chứng của OHS, ThS Quân cho hay hội chứng này có thể ảnh hưởng thần kinh trung ương, suy giảm nhận thức. Ngoài ra, hội chứng này cũng khiến bệnh nhân khó đặt ống nội khí quản, biến chứng ngưng thở khi ngủ, tăng áp lực phổi nhưng lại làm giảm SpO2.
Do có tác động qua lại với chứng bệnh béo phì, người mắc OHS cũng dễ có biến chứng bệnh lý rối loạn chuyển hoá, tim mạch (suy tim, bệnh mạch vành...). Theo PGS Tuấn, tình trạng OHS tăng gánh nặng làm việc lên tim, có thể dẫn đến suy tim và tình trạng phù chân do ứ trệ lưu thông máu. Bệnh nhân mắc OHS mức độ nặng thậm chí cần phải dùng đến máy trợ thở hoặc thuốc để kích thích hô hấp.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nếu đang bị thừa cân, béo phì hoặc có nguy cơ thì khám sức khỏe tổng quát thường xuyên là điều rất cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh nhân mắc OHS được phát hiện và điều trị sớm có tuổi thọ cao hơn các bệnh nhân điều trị muộn hoặc không điều trị.
Việc điều trị có thể phải qua nhiều giai đoạn nhằm giảm bớt mức độ trầm trọng của béo phì trước khi tiến hành phẫu thuật, ví dụ như xây dựng một chế độ ăn kiêng, tập luyện thể dục thể thao giảm cân, vật lý trị liệu nhằm cải thiện chức năng hô hấp.
Sự nghiệp của Công Khanh qua con mắt của cộng đồng mạng là "lên như diều gặp gió", bạn bè, khách hàng của cựu vận động viên bóng chuyền này đều là những người nổi tiếng như Cường Đô la, Minh Nhựa, Đặng Lê Nguyên Vũ, cầu thủ Quang Hải,...
Đỉnh cao trong nghề buôn xe của Công Khanh được đánh dấu bằng sự kiện ra mắt showroom K-SUPER tại số 6 đường Trần Hưng Đạo (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM) hồi đầu tháng 6 vừa qua, bán những mẫu siêu xe và xe sang đắt đỏ.
Trong khoảng 6 năm kinh doanh ô tô nhập khẩu, Công Khanh được giới mê xe săn đón thông tin khi thường xuyên là người sớm đưa các mẫu siêu xe, siêu SUV hàng "độc" về phục vụ giới đại gia.
Trong bộ sưu tập qua tay cựu vận động viên bóng chuyền này đều là những thương hiệu đắt đỏ như Rolls-Royce, Ferrari, Lamborghini, Porsche... . Trong đó có những siêu xe hàng hiếm Lamborghini Aventador SVJ màu vàng hay McLaren 720S Spider, Lamborghini Huracan LP610-4, Lamborghini Urus...
Năm 2021, Phan Công Khanh mang về Việt Nam chiếc Porsche 918 Spyder đời 2015 cực hiếm với giá bán ở nước ngoài là 1,32 triệu USD (khoảng 30,3 tỷ đồng). Thậm chí trong cùng năm này, khi đại lý chính hãng chưa có xe nhưng Khanh vẫn mang về Bentley Flying Spur 2021 cho khách hàng đặt trước.
Trên trang cá nhân của mình, Phan Công Khanh từng nói về sự nghiệp kinh doanh mát tay, làm giàu của mình và nhận được rất nhiều lượt like, chia sẻ.
Khanh nói: "Muốn giàu có, bạn phải chấp nhận nghèo khó một thời gian. Muốn có nhiều thời gian, bạn phải chấp nhận bận hơn người khác một thời gian. Muốn sướng cả đời, bạn phải chấp nhận chịu khổ một thời. Muốn có những thứ người khác chưa từng có, phải làm những việc người khác chưa từng làm. Hãy luôn tiến về phía trước, kiên trì và nổ lực hết mình."
Để sở hữu một chiếc xe siêu sang, đại gia Việt phải chi hàng chục tỷ đồng tiền thuế phí. Thuế phí gấp từ 3-4 lần giá xe nhập khẩu khiến dung lượng thị trường bị thu hẹp. Kỳ vọng về thị trường tiềm năng “tan thành mây khói”.
" alt=""/>Phan Công Khanh, từ cầu thủ bóng chuyền đến tay buôn siêu xe khét tiếngCó hiệu lực từ ngày 1/1/2018, Quyết định 60 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, có các quy định về tách thửa đất có hình thành đường giao thông, tách thửa đất nông nghiệp, tách thửa đất phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013 (Nghị định 148) có hiệu lực thi hành từ ngày 8/2/2021, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM nhận thấy quy định tách thửa có hình thành đường giao thông của Quyết định 60 không còn phù hợp với nghị định này.
Do đó, tháng 4/2021, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM có văn bản hướng dẫn nội bộ đề nghị tạm ngưng nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp tách thửa đất trong thời gian chờ điều chỉnh Quyết định 60.
Kể từ thời điểm đó đến nay, TP.HCM vẫn chưa ban hành quyết định tách thửa thay thế, ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người dân.
Tại cuộc họp báo vào tháng 10/2023, ông Huỳnh Trịnh Phong, Trưởng phòng Quản lý sau quy hoạch - Pháp chế, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM giải thích rằng, Nghị định 148 quy định về thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trong việc ban hành quy định chi tiết tách thửa đất.
Với chức năng tham mưu chuyên ngành, Sở Quy hoạch – Kiến trúc nhận thấy Quyết định 60 có quy định về tách thửa đất có hình thành đường giao thông. Nội dung này không còn phù hợp với Nghị định 148.
Ông Phong cho biết, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quyết định 60 của UBND TP.HCM không thể trái với Nghị định 148. Vì vậy, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã tham mưu bằng văn bản hướng dẫn nội bộ về việc tạm ngưng nhận giải quyết hồ sơ tách thửa.
UBND TP.HCM đã chấp thuận hướng dẫn nói trên và giao Sở TN&MT chủ trì soạn thảo quyết định mới thay thế Quyết định 60.
“Sở Quy hoạch – Kiến trúc chỉ hướng dẫn tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ của các trường hợp tách thửa đất có hình thành đường giao thông. Còn các nội dung khác như tách thửa đất nông nghiệp hay tách thửa đất phi nông nghiệp vẫn tiến hành bình thường”, ông Phong nói.