Thế nhưng “miên viễn” có nghĩa là gì? Nguồn gốc của từ này ra sao?
Thực tế, nói về từ “miên viễn” này, ngay cả các tài liệu chính thống cũng giảng rất khác nhau.
Đại Nam Quốc Âm Tự Vịcủa Huỳnh Tịnh Của, xuất bản vào cuối thế kỷ 19 định nghĩa ngắn gọn: “miên viễn: lâu xa”.
Việt Nam tự điểncủa Hội Khai Trí Tiến Đức thì giảng: “Miên viễn: Dài xa. Giống dòng miên viễn”.
Việt Nam tự điểncủa Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ xuất bản năm 1970 bỏ đi ý “xa” và giải thích: “Miên viễn: Kéo dài mãi, không dứt. Chúc vợ chồng ăn ở (với) nhau cho miên viễn”.
Từ điểncủa Nguyễn Quốc Hùng xuất bản năm 1975 thì ngược lại, bỏ đi ý “lâu dài” mà định nghĩa “miên viễn” là “xa xôi”.
Thực tế, “miên viễn” là một từ Hán Việt, vốn được viết bằng hai chữ 綿遠. Trong đó “miên” (綿) vốn có nghĩa đen là “sợi tơ”, “sợi bông” và từ đó sinh ra hai nghĩa bóng là (1) “kéo dài, liên tục” và (2) “mềm mại”. Đây cũng là “miên” trong “liên miên”, “triền miên”, “miên man”… Còn “viễn” (遠) tuy có nhiều tài liệu giảng là “lâu” nhưng nghĩa chính của nó vẫn là “xa”. Đây chính là “viễn” trong “viễn tưởng”, “viễn cảnh”, “vĩnh viễn”…
Như vậy rõ ràng “miên viễn” phải bao gồm hai yếu tố “dài” và “xa”. Tuy nhiên “dài xa” là như thế nào? Xét trong các câu ví dụ thì có thể thấy ở đây trục thời gian đã lấn át trục không gian, tức “xa” không phải về mặt địa lý mà về mặt tương lai. “Giống dòng miên viễn” là “giống dòng trường tồn, vững mạnh”. “Vợ chồng ăn ở miên viễn” là “vợ chồng sống với nhau lâu dài”. Vậy hoàn toàn có thể gộp “dài xa” thành “dài”, tức “lâu dài”.
Điều đáng chú ý là 綿遠 (miên viễn) vốn không xuất hiện trong từ điển tiếng Trung. Có thể thấy đây là một từ do người Việt sáng tạo ra bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt. Tuy nhiên cũng chính người Việt đang dần bỏ rơi từ này.
Những từ điển gần đây như Từ điển tiếng Việt do học giả Văn Tân chủ biên (1994), Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên (2003)… đều không ghi nhận từ “miên viễn”, cho thấy nó không còn được dùng rộng rãi nữa. Do đó cũng nên cân nhắc khi sử dụng.
Trọng Nghĩa - Tiếng Việt giàu đẹp
Ta thường dùng từ “tơi bời” để chỉ trạng thái “bị tàn phá mạnh mẽ và dồn dập” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). Thực tế từ này vốn có những mà ít người biết đến.
" alt=""/>Tiếng Việt giàu đẹp: 'Miên viễn' là gì?Trước khi học sinh trở lại trường
Cụ thể, trước khi học sinh trở lại trường: Các nhà trường cần đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học, khử khuẩn phương tiện đưa đón học sinh (nếu có); đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trường học, mỗi học sinh phải có một cốc nước và một khăn mặt hoặc khăn lau tay riêng, đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ…;
Cùng đó, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại nhà trường để có phân công cụ thể trong các hoạt động chống dịch. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong tổ công tác, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
Đối với giáo viên, cần phối hợp với gia đình theo dõi tình hình sức khỏe học sinh thông qua các phương tiện liên lạc.
Đối với học sinh, cần đăng ký tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Khi học sinh trở lại trường
Khi học sinh trở lại trường học: Nhà trường cần bố trí người đón và giao nhận học sinh tại cổng trường; không tổ chức các hoạt động tập thể hay tham quan, dã ngoại; tổ chức chào cờ tại lớp học vào Thứ Hai hàng tuần; bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.
Mỗi ngày một lần, sau giờ học, nhà trường tổ chức lau, khử khuẩn bàn ghế, phòng học, dụng cụ học tập,...
Nhà trường tổ chức dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh mỗi ngày một lần.
Nếu có phương tiện đưa đón học sinh, thì trước và sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, phải tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
Trong suốt thời gian học sinh có mặt ở trường, các nhân viên y tế thường xuyên trực phòng chống dịch; Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát để báo cáo lãnh đạo nhà trường kịp thời.
Đối với giáo viên, trong ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, trước khi vào tiết học đầu tiên, cần thông báo quy định và hướng dẫn học sinh những việc cần làm tại trường để phòng chống dịch Covid-19.
Trước khi vào mỗi tiết học, giáo viên điểm danh và rà soát xem có học sinh nào có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, mệt mỏi; nếu có, thì giáo viên phải hướng dẫn hoặc đưa ngay học sinh đến trạm y tế nhà trường để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Với các cơ sở giáo dục có khu ký túc xá học sinh, không tổ chức nấu ăn trong phòng, thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Cũng tại hướng dẫn này, Hà Nội đưa ra bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch Covid-19 trong trường học. Mỗi tiêu chí đánh giá ở hai mức: Đạt và Không đạt. Số tiêu chí đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng cao, trường học càng an toàn.
Nếu nhà trường đạt từ 12 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí: Đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh khử trùng trường lớp và đồ chơi đúng cách; 100% cán bộ giáo viên và nhân viên được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng chống Covia-19 và khử khuẩn đúng cách khu vực rửa tay, phương tiện đưa đón học sinh… được đánh giá đạt thì trường học mới đạt mức độ.
Trường học đạt từ 8-11 tiêu chí, trong đó có các tiêu chí được đánh giá đạt thì trường học mới đạt mức độ; nếu đánh giá khá thì trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại nhưng phải kiểm tra định kỳ. Đạt từ 7 tiêu chí trở xuống, trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.
Thanh Hùng
UBND TP Hà Nội đồng ý cho học sinh lớp 5, 6, 9, 10, 12 thuộc 18 huyện, thị ngoại thành đi học trực tiếp từ 8/11.
" alt=""/>Hà Nội ban hành hướng dẫn chuẩn bị đón học sinh trở lại trườngTheo thông tin bạn cung cấp, bạn bị lập biên bản vi phạm giao thông từ năm 2015 và bị giữ giấy phép lái xe, tới nay đã được bốn năm và muốn lấy lại giấy phép lái xe.
Căn cứ theo khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”.
Theo đó, người vi phạm hành chính sẽ bị tạm giữ các giấy tờ như Giấy phép lái xe để đảm bảo cho việc chấp hành quyết định xử phạt.
Khoản 2 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt”.
Theo quy định trên, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
Theo quy định trên, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.
Điều 17 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định: “Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất hai lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Sự việc của bạn xảy ra cách đây bốn năm, do đó bạn cần liên hệ trực tiếp với đội cảnh sát giao thông nơi bạn bị xử phạt để giải quyết.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
" alt=""/>Bị thu giữ giấy phép lái xe muôn lấy lại nhưng không nhớ ngày phải giải quyết thế nào ?