Được truyền cảm hứng từ sự kiện GGJtoàn cầu, cộng đồng GameGeek.asia cùng với nền tảng gọi vốn cộng đồng FundStart, không gian làm việc chung Toong, TechKids và BlueBird Award đã phối hợp tổ chức Hanoi Game Jam 2017 (HNJ17). Đây là cơ hội để cộng đồng phát triển game và những người quan tâm tới game nói chung sẽ được hòa mình với gần 100 quốc gia trên khắp thế giới cùng trải nghiệm GGJ các ngày 20, 21 và 22/1/2017 tới đây. Sân chơi là cơ hội đặc biệt, thách thức người tham gia thể hiện bản lĩnh, khả năng của bản thân để tạo ra sản phẩm game thú vị nhất trong điều kiện thời gian eo hẹp. Các đội ở HNJ17sẽ cùng tham gia chủ đề chung do GGJ công bố, có 36 tiếng đồng hồ trong 3 ngày và 2 đêm cuối tuần từ 20 đến 22/1/2017 để phát triển game. Các sản phẩm tham dự GGJvà HNJ17là mã nguồn mở (open source) và được bảo vệ dưới dạng tài sản sáng tạo cộng đồng (Giấy phép Creative Commons - Creative Commons license).
“Chúng tôi tôn trọng và đặc biệt đề cao giá trị kết nối cộng đồng, cảm giác phấn khích và niềm vui mà GGJ mong muốn mang lại cho người tham gia. Đó cũng chính là lí do tôi và GameGeek.asia muốn đem sự kiện cộng đồng này về Việt Nam.” – Anh Đồng Như Hà, trưởng BTC HNGJ17cho biết.
Anh Đinh Tuấn Anh – đồng sáng lập GameGeek.asia chia sẻ: “Chúng tôi kì vọng vào sản phẩm sau cuộc thi của các bạn, có thể sản phẩm chỉ dừng lại ở các phiên bản mẫu/ prototype nhưng tràn đầy tiềm năng để phát triển thành sản phẩm hoàn chỉnh sau khi HNJ17kết thúc. Thậm chí, nhiều sản phẩm tại các GGJtrước đã được hoàn thiện và phát hành ra thị trường!”
“Game Jam là một hình thức cuộc thi đã có từ lâu trên thế giới như Ludum Dare (2002), Indie Game Jam (2002) hay Nordic Game Jam (2006)… nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tôi tin rằng ngoài việc kết nối cộng đồng làm game tại Việt Nam, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để chúng ta hiểu được mức độ phát triển ngành game trong thời điểm hiện tại.” – Ông Cao Quý Vũ Anh, CEO nền tảng gọi vốn cộng đồng FundStart.
---
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Phạm Thu Hằng (Ms.) – Phụ trách truyền thông
Mob: 098 5690 978
Email: [email protected] hoặc [email protected]
Chi tiết về cuộc thi, anh/ chị vui lòng xem thêm tại:
###
Về GameGeek.Asia
Gamegeek VN là một cộng đồng game indie tại Việt Nam, được thành lập ngày 16/02/2016 tại Đại học Bách Khoa Hà Nội bởi Đồng Như Hà, Đinh Tuấn Anh, Nguyễn Quang Vũ và Nguyễn Tuấn Anh (khi đó đều đang startup trong lĩnh vực game mobile) với mong muốn xây dựng một cộng đồng game maker trẻ, kết nối các nhà làm game cá nhân nhỏ lẻ để giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, Gamegeek cũng luôn mong muốn trở thành một kênh thông tin hữu ích, một người bạn đáng tin cậy đối với các bạn sinh viên có mong muốn và ý định xây dựng sự nghiệp trong ngành công nghiệp game hiện tại. Những mục tiêu dài cần sự chung tay của một cộng đồng lớn, và chúng tôi mong rằng các bạn có thể chung tay cùng Gamegeek thực hiện sứ mệnh đó, vì một tương lai xa của một nền công nghiệp game Việt Nam phát triển lành mạnh và bền vững. Trong năm 2017, Hanoi Game Jam sẽ là bước đầu tiên cho mục tiêu xây dựng cộng đồng game mà Gamegeek đã đặt ra, là tiền đề để tiếp tục tổ chức nhiều hơn nữa các sự kiện dành cho cộng đồng phát triển game ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Về Toong Co-working Space
Toong là chuỗi không gian làm việc chung chuyên nghiệp cỡ lớn đầu tiên tại Việt Nam, ra đời cơ sở đầu tiên tại Hà Nội năm 2015 với tổng cộng 4 cơ sở trong toàn mạng lưới.
Toong cung cấp không gian làm việc cho các nhóm khởi nghiệp cũng như các công ty vừa và nhỏ, thỏa mãn nhu cầu có ngay một văn phòng hoặc bàn làm việc riêng tức thời, trong không gian đầy đủ tiện nghi, cộng đồng thân thiện, cởi mở và đa dạng với chi phí tiết kiệm đến 25% so với tự thuê và tự chăm sóc của mô hình văn phòng truyền thống.
Ngoài không gian làm việc chung, Toong còn là nơi lý tưởng để tổ chức sự kiện cộng đồng, với sự tham gia của khách mời có tầm ảnh hưởng như CEO Google, Quốc vụ Khanh Pháp, Cựu CEO Peugeot Citroën… Trong vòng 01 năm tại Hà Nội, Toong phát triển mạnh với 03 cơ sở chính tại số 8 Tràng Thi, 98 Tô Ngọc Vân và 25T2 Hoàng Đạo Thúy, trực tiếp tư vấn về vận hành cho Da Nang Co-working Space (được đầu tư bởi Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng) và cơ sở tại Tp Hồ Chí Minh sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 3 sắp tới, mang đến một không gian làm việc hoàn hảo cho cộng đồng start-up và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn Việt Nam.
Về FundStart Việt Nam
FundStart.vn được thành lập năm 2015 dưới dạng nền tảng gọi vốn từ cộng đồng với sứ mệnh giúp những người có ý tưởng tuyệt vời biến ước mơ thành hiện thực bằng sự đón nhận của cộng đồng. Cộng đồng thích sẽ đóng góp tiền cho dự án và nhận lại phần quà tương ứng từ chủ dự án. Trường hợp dự án không kêu gọi đủ số vốn mục tiêu thì số tiền ủng hộ sẽ được FundStart hoàn trả cho cộng đồng.
FundStart là ngôi nhà ươm mầm sáng tạo và kết nối các chủ dự án với cộng đồng. Người dùng là chủ sở hữu dự án của mình. FundStart không tham gia vào quá trình thực hiện dự án và luôn tôn trọng quyền quản lý cũng như trách nhiệm của người khởi tạo dự án. Bất cứ ai cũng có thể tạo dự án gây vốn miễn đảm bảo quy định trên FundStart.
Gọi vốn cộng đồng dựa trên niềm tin, tiềm năng của dự án và trách nhiệm của chủ dự án. Các bên phải có trách nhiệm trước những điều đã cam kết thực hiện dựa trên hợp đồng đã ký kết và các hướng dẫn, Điều khoản sử dụng của FundStart.
Không chỉ là sự cho đi và nhận lại, người sáng tạo (chủ dự án) không đơn thuần chỉ cần vốn cho dự án của mình. Hơn hết, mỗi người chia sẻ ý tưởng đều nhận được sự quan tâm, góp ý từ cộng đồng. Người góp vốn không chỉ ủng hộ tiền cho dự án, mà còn góp phần hiện thực hóa những ý tưởng trên giấy và nhận được nhiều hữu ích mà dự án mang lại.
Về TechKids Coding School
TechKids là một trường học Lập trình với sứ mệnh đem đến thế giới Công nghệ cao đến với tất cả mọi người: từ một cậu bé lớp 5 đến người đã đi làm; từ dân Tài chính, Marketing đến Lập trình viên chuyên nghiệp,... Từ đó, mỗi người có thể sáng tạo ra những sản phẩm thú vị, những công trình có ý nghĩa và thay đổi cuộc đời mình, thay đổi thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.
TechKids tự hào khi có một cộng đồng hơn 300 học viên tài năng, gắn kết, trong đó có nhiều người đang học tập, làm việc trên 10 quốc gia trên thế giới, 55 đối tác là những công ty công nghệ từ VN, ASEAN, US, EU,... và đã từng được đưa tin trên gần 10 kênh truyền hình, báo chí: VTV1, VTV6, VTV2, VTC10, MobiTV, ĐTH Hà Nội, Forbes,...
TechKids trực thuộc tổng công ty ILIAT & TechKids company, bên cạnh ILIAT School.
Về BlueBird Award
Giải thưởng Chim Xanh - Bluebird Award (viết tắt là BBA) là cuộc thi lập trình trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động, nhằm phát hiện và khuyến khích các cá nhân, nhóm, doanh nghiệp Việt Nam phát triển những trò chơi và ứng dụng trên thiết bị di động có tính sáng tạo, giải trí và giáo dục, góp phần đưa các cá nhân, nhóm, doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất và phát hành trò chơi trên thiết bị di động toàn cầu. Cuộc thi được tổ chức lần đầu vào năm 2015, do Ban sản xuất các chương trình giải trí đài truyền hình Việt Nam – VTV3 phối hợp cùng Công ty cổ phần Chim Xanh thực hiện dưới hình thức Gameshow truyền hình. BBA 2015 có hơn 130 thí sinh/nhóm thí sinh tham gia; với tổng lượng games thu về hơn 200 games; được đánh giá là có vai trò dẫn dắt, tạo cảm hứng/động lực cho các lập trình viên. Được coi như dấu hiệu đầu tiên cho sự phát triển trở lại của games Việt (trích lời các báo).
Giải thưởng Chim Xanh 2016 được sự hỗ trợ, đồng hành của đối tác nước ngoài là Google và Apple cùng các công ty/studio trong nước như VNG, Divmob, Hiker game, Joy Entertainment, Grepgame, HIP… cùng chung tay xây dựng giá trị của cuộc thi và cộng đồng phát triển Game/App ở Việt Nam.
Noah
" alt=""/>Khởi động cuộc thi làm game ngẫu hứng lớn nhất Việt Nam: Game JamMới đây, NASA đã chia sẻ một video hết sức ấn tượng về Titan, mặt trăng lớn nhất trong rất nhiều mặt trăng sao Thổ. Nơi đây được coi là một trong những nơi thú vị nhất của hệ Mặt Trời, và các nhà khoa học rút ra kết luận rằng có thể tồn tại một số loại thể sống kỳ lạ trong các hồ metan lỏng của mặt trăng này.
![]() |
Hình ảnh tiết lộ về đụn cát khổng lồ, rộng trung bình 0,6-1,2 dặm (1-2 km), dài hàng trăm km và cao khoảng 300 feet (100 mét). |
Chúng tôi đã mở được khoảng 60 cửa hàng tại TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành lớn. Cuối năm nay số cửa hàng sẽ nâng lên khoảng 90. Chúng tôi chú trọng vào giày thời trang nữ ở phân khúc bình dân, trên dưới 400.000 đồng/đôi.
- Vai trò của Seedcom ở đây có đơn thuần là nhà đầu tư tài chính như với những startup ông vẫn đầu tư?
- Ở Juno chúng tôi không phải là quỹ đầu tư mà trực tiếp tham gia điều hành, sản xuất, bán hàng. Chúng tôi mới đầu tư từ 2015 thôi, khi nhận thấy tiềm năng thị trường giày thời trang nữ Việt Nam rất lớn.
"Doanh thu không nên coi là điều quan trọng nhất mà lớn nhất là giá trị mang lại. Mình sẽ làm được những gì mình thích, mình muốn. Cuối ngày, sau khi đã làm hết sức thì chúng ta sẽ thấy thỏa mãn".
Chúng ta có tới 20 triệu phụ nữ nhưng dường như chưa có một thương hiệu giày nào đủ lớn cung cấp cho thị trường này. Phân khúc giá trung bình, phù hợp với thu nhập và nhu cầu mua sắm của đa số phụ nữ hầu hết là giày Trung Quốc, một số là giày Việt Nam xuất khẩu.
Trên thị trường cũng có khá nhiều thương hiệu, nhưng đa phần giày thể thao, giày thời trang nữ số lượng không đáng kể.
Ở thời điểm đó, Juno mỗi tháng bán khoảng 3.000 đôi giày, tức một năm khoảng 36.000 đôi. Sau 2 năm đầu tư, dự kiến con số bán ra năm 2017 của chúng tôi sẽ là 1 triệu đôi.
- Tại sao ít tìm thấy hàng "xịn" trên kệ giày của Juno?
- Tìm hiểu tâm lý khách hàng, tôi nhận ra rằng phụ nữ Việt vẫn giữ thói quen mua 3-4 đôi giày giá rẻ hơn là mua một đôi đắt tiền.
Riêng phân khúc tầm giá 300.000-400.000 đồng/đôi, trên thị trường chỉ có vài thương hiệu trong nước tham gia với thị phần rất nhỏ, hầu hết là hàng Trung Quốc không có thương hiệu.
Tính toán của chúng tôi, nếu trung bình một phụ nữ mua 3-4 đôi giày thì riêng phân khúc này, mỗi năm thị trường cần khoảng 30-40 triệu đôi. Nhu cầu là rất lớn so với khả năng đáp ứng hiện nay.
![]() |
Cựu sáng lập viên Thế Giới Di Động tự tin khẳng định sẽ đánh bật hàng Trung Quốc ở phân khúc giày thời trang nữ. Ảnh: H. An. |
Tôi cũng có kinh nghiệm bán lẻ, và thấy rằng chuỗi cung ứng Việt Nam có cơ hội cạnh tranh tốt phân khúc này nên tập trung phát triển. Mục tiêu của tôi trước mắt là phải có 300-400 cửa hàng, để chị em ở đâu cũng có thể mua được giày Made in Vietnam giá vừa phải.
Năm sau chúng tôi sẽ đầu tư thêm nhà máy công suất lớn hơn, để đảm bảo sản lượng 150.000-200.000 đôi giày mỗi tháng. Khi chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn, tốc độ ra mẫu mới sẽ nhanh hơn.
-Thực tế ở phân khúc tầm trung, thị trường giày dép Việt đã có một số thương hiệu có tiếng, dù không phát triển ồ ạt như Juno?
- Việt Nam có gần 100 triệu dân. Khách hàng chúng tôi nhắm tới là phụ nữ 18-40, họ chiếm khoảng 25% dân số nữ, ước khoảng hơn 10 triệu thôi thì con số này có lớn không?
Phụ nữ mỗi năm lại mua ít nhất vài đôi giày, nếu nhân lên thì thị trường cần 40-50 triệu đôi mỗi năm, các thương hiệu khác hiện cũng chỉ đáp ứng 1-2% thôi.
Mà có các thương hiệu khác cũng là điều chúng tôi rất cần. Có Vascara, Bitit's sẽ tốt cho Juno chứ. Chúng tôi buôn có bạn, bán có phường, cùng hỗ trợ nhau tạo uy tín cho giày Việt.
Ở phân khúc giày thời trang nữ bình dân, tôi tự tin sẽ đánh bật hàng Trung Quốc.
Riêng tại Hà Nội, nơi người tiêu dùng luôn tìm kiếm hàng trong nước chất lượng thì lại tràn ngập giày dép Trung Quốc. Tôi khát khao mang sản phẩm thuần Việt chất lượng tốt đến phục vụ người dùng. Ở phân khúc giày thời trang nữ bình dân, tôi tự tin sẽ đánh bật hàng Trung Quốc.
- Ông nhìn thấy thị trường Hà Nội tiềm năng, như vậy chiến lược của Juno có phải là đẩy mạnh hơn nữa tại khu vực này?
- Chúng tôi tập trung phát triển mạnh tại Hà Nội, TP.HCM và mở rộng cả nước. Nhưng thực tế hiện nay vẫn ưu tiên thị trường phía Nam, vì gần nhà máy, vận chuyện dễ hơn. TP.HCM gọi đúng nghĩa là thị trường bao la, phải mở vài trăm cửa hàng mới đủ đáp ứng.
![]() |
Ông Đinh Anh Huân và các cộng sự, những người điều hành các dự án khởi nghiệp dưới sự đầu tư của Seedcom. Ảnh: DNSG. |
Với Hà Nội, 9 cửa hàng đã có gần như phủ hết từ trung tâm thành phố đến Hà Đông rồi. Các tuyến đường chính ở Hà Nội đều có cửa hàng. Sắp tới chúng tôi mở thêm 1-2 cửa hàng nữa thì gần như mọi người đi đâu cũng thấy cửa hàng của chúng tôi.
Phương châm của chúng tôi là khách hàng ở đâu chúng tôi ở đó. Khách thích mua online, chúng tôi bán online, khách muốn tới cửa hàng tôi có sản phẩm ở cửa hàng. Còn họ thích gọi điện thoại đặt hàng tôi sẽ bán qua điện thoại.
- Nếu như vậy phải huy động lực lượng nhân viên hùng hậu?
- Bán lẻ hiện đại không ai dùng sức người để chuyển tải tất cả các vấn đề mà phải ứng dựng công nghệ mới hiệu quả. Và công nghệ là lợi thế của chúng tôi.
Chúng tôi đầu tư rất nhiều vào công nghệ từ thiết kế, sản xuất đến bán hàng. Công nghệ giúp chúng tôi có hệ thống dữ liệu tốt, giúp phân phối hàng từ kho trung tâm đến các cửa hàng, tồn kho, đáp ứng nhu cầu khách ra sao... Để tối ưu lợi nhuận tốt nhất mà sản phẩm đến tay khách hàng giá hợp lý nhất thì chỉ có công nghệ.
Ngay khi gia nhập thị trường, chúng tôi cũng xác định thế mạnh của mình là online và tập trung phát triển, cũng là cách hợp lý để ứng dụng công nghệ. Đây là kênh giúp chúng tôi tiếp cận khách hàng nhanh, hiệu quả nhất. Bởi dù tốc độ mở cửa hàng nhanh, nhưng mình không thể một sớm một chiều phủ được 63 tỉnh thành.
Cũng có nhiều người cho rằng, mô hình của chúng tôi không phải bán lẻ, mà là công ty công nghệ.
Bán lẻ hiện đại không ai dùng sức người để tối ưu lợi nhuận tốt nhất mà phải có công nghệ.
Tôi muốn chia sẻ thực, góc nhìn của Juno là làm sao học được cách mà Zara đã và đang làm. Thương hiệu thời trang này nổi tiếng thế giới không phải về mẫu mã hay giá cả, mà nổi tiếng về sự phát triển sản phẩm, vận hành hệ thống, phát triển công nghệ bán hàng, trải nghiệm sản phẩm của khách hàng...
- Vậy ông có dự định đưa Juno ra nước ngoài như Zara đang làm không?
- Tại sao không? Việt Nam có lợi thế cạnh tranh rất nhiều trong sản xuất giày dép. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm gia công giày cho rất nhiều hãng lớn trên thế giới. Thống kê hiện 40% giày Nike sản xuất tại Việt Nam, Adidas cũng vậy. Chúng ta có nhân công, có đội ngũ thiết kế giỏi, tại sao không làm được.
Có mơ ước và dám làm thì sẽ làm được thôi. Mục tiêu của Juno trong năm nay là bán 1 triệu đôi giày, năm sau sẽ là 2 triệu đôi và tiếp tục nhân lên. Chúng tôi cũng đầu tư nhà máy đủ lớn để đáp ứng sản phẩm cho cửa hàng.
Hệ thống nhà máy này cũng sẽ sản xuất, cung ứng sản phẩm cho các chuỗi cửa hàng ở nước ngoài sau này, đồng thời cũng sẽ tham gia gia công sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài khác.
- Nhiều thương hiệu giày đình đám một thời cũng hụt hơi, rất ít thương hiệu giữ được sức sống lâu bền. Ông có lo lắng điều này?
- Thị trường đang rất rộng thì không có lý do gì chúng tôi lo lắng. Tuy nhiên, không phải thị trường lớn thì ai muốn nhảy vào làm cũng thuận lợi.
Giữa cạnh tranh, những doanh nghiệp nào phù hợp, có chiến lược phát triển riêng và biết nắm bắt cơ hội sẽ thắng thôi. Giống như điện máy, những năm gần đây liên tục nhiều đơn vị đóng cửa, nhưng cửa hàng mới cũng liên tục ra đời. Cơ hội thị trường sẽ dành cho ai biết làm và làm đúng thời điểm.
Chúng tôi khẳng định mình là doanh nghiệp duy nhất hiện nay biết làm ra sản phẩm và bán sản phẩm, mang sản phẩm của mình bán được từ cửa hàng trực tiếp đến online.
Trong 5 năm tới, chúng tôi vẫn tập trung đầu tư vào giày thời trang nữ ở phân khúc bình dân. Số lượng cửa hàng tôi dự kiến mở phải ở mức 1.000 mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Seedcom được thành lập năm 2014, sau khi ông Đinh Anh Huân tách khỏi công ty bán lẻ điện thoại. 2017 là năm đầu tiên 4 trong số 11 Công ty Seedcom đầu tư đều có lãi là Cầu Đất Farm, Juno, The Coffee House và Giaohangnhanh.
Tổng doanh thu của 4 doanh nghiệp này dự kiến khoảng 67 triệu USD (tăng 158% so với năm 2016), lợi nhuận sau thuế đạt 2,7 triệu USD. Riêng doanh thu của Juno dự kiến 12 triệu USD. Dự kiến năm sau doanh nghiệp sẽ đưa giày sang thị trường Australia.
Ông Huân được xem là người thường xuyên tìm các ý tưởng mới cho Thế Giới Di Động, và được cho là rất thích ứng dụng công nghệ vào kinh doanh. Nhưng trước khi Thế Giới Di Động lên sàn vào năm 2010, ông Huân bán hết cổ phần để bắt đầu hành trình mới.
" alt=""/>Cựu sáng lập Thế Giới Di Động mơ có 1.000 shop giày, bán hàng như Zara