"Pierre và nhóm các đồng sáng lập khác đã xây dựng mạng lưới hậu cần của chúng tôi từ thời xa xưa khi không ai ở Đông Nam Á tin vào thương mại điện tử - tài sản quý giá này đã khiến chúng tôi khác biệt với đối thủ".
Lazada cho biết sự thay đổi trong ban lãnh đạo là một phần của kế hoạch kế nhiệm thành công đối với công ty.
Alibaba đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào công ty con Lazada, khi Đông Nam Á trở thành chiến trường tiếp theo của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc. Alibaba, cũng như đối thủ JD.com, đã tăng cường nỗ lực trong năm qua để có miếng bánh lớn hơn trên thị trường khu vực, bằng cách đầu tư hoặc hợp tác với các công ty khác nhau. Ngoài Lazada, Alibaba đã đầu tư vào Indonesia, Tokopedia, trong khi JD.com rót tiền vào Tiki của Việt Nam và thành lập liên doanh thương mại điện tử trị giá 500 triệu USD với Central Group của Thái Lan.
Poignant sẽ lãnh đạo Lazada phát triển và tăng trưởng chiến lược, tiếp tục quản lý các hoạt động của công ty trên khắp Đông Nam Á, bao gồm các thị trường như Thái Lan, Singapore và Indonesia.
Trước đây, ông đã giúp phát triển và mở rộng mạng lưới hậu cần Lazada, và đảm nhiệm các vai trò bao gồm giám đốc điều hành, giám sát dịch vụ khách hàng, chuỗi cung ứng và sản xuất nội dung.
Lazada có trụ sở tại Singapore đang cạnh tranh với các công ty như Shopee, cũng như các công ty địa phương như Tokopedia và Bukalapak ở Indonesia, tất cả đều đang cạnh tranh để giành thị phần trong thị trường thương mại điện tử trị giá hàng tỷ đô la và đang phát triển nhanh chóng.
"2018 là một bước ngoặt đối với Lazada. Chúng tôi đã cải thiện và tăng trưởng, trở nên mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và nhanh nhẹn hơn so với hồi đầu năm", ông Poantant cho biết và khẳng định mạng lưới công nghệ và hậu cần của Alibaba đã mang lại lợi ích cho Lazada.
Ngoài Lazada, Alibaba là còn công ty mẹ của báo South China Morning Post.
" alt=""/>Lazada sắp bổ nhiệm giám đốc điều hành mớiÔng Vũ Quốc Khánh
Ông Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA, nhận định bảo mật thông tin cho các doanh nghiệp là đầu tư cần thiết và quan trọng có tính sống còn, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Do đó Nhà nước và doanh nghiệp cùng phải đầu tư phát triển an toàn thông tin.
Nhà nước phải đưa ra chính sách khuyến khích thị trường an toàn thông tin, thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ nội địa, đưa ra tiêu chuẩn và quy định, trách nhiệm về an toàn thông tin cho các đơn vị và tổ chức cung cấp hay sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin.
Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin phải có trách nhiệm hơn với an toàn bảo mật thông tin của khách hàng. Các doanh nghiệp an toàn thông tin phải nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn quy định đáp ứng các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp và nâng tầm ngang với các doanh nghiệp quốc tế. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin phải có ý thức chú trọng đảm bảo an toàn thông tin như một nội dung đầu tư bắt buộc phải làm.
Mọi doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin đều cần đến bảo mật an toàn thông tin. Một sơ suất hay lỗi nhỏ trong lĩnh vực này có thể dẫn đến thiệt hại lớn, ít nhất cũng có thể gây gián đoạn hoạt động, mất thông tin hay thất thoát bí mật.
Tuy nhiên, đầu tư đến mức nào thì không chỉ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà quan trọng hơn là phụ thuộc vào doanh nghiệp đó có thể bị thiệt hại như thế nào nếu xảy ra các vấn đề mất an toàn thông tin. Nếu doanh nghiệp thiệt hại càng lớn, mức độ đầu tư phải càng được chú ý. Đó cũng là nguyên tắc của tiêu chuẩn quản lý đảm bảo an toàn thông tin được quốc tế chấp nhận.
" alt=""/>Doanh nghiệp nào cũng nên đầu tư cho bảo mật thông tinÔng Piere Bonnet, Giám đốc vận hành Orchestra Networks, Giám đốc điều hành Orchestra Networks Việt Nam cho biết, hội thảo “Quản trị dữ liệu - Thách thức vượt tầm công nghệ 4.0” vào 13/12 tới không tập trung vào phân tích các yếu tố kỹ thuật mà sẽ đề cập những trường hợp áp dụng cụ thể, cách quản lý dữ liệu tốt và chưa tốt.
Nhận định nêu trên được ông Piere Bonnet, Nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc vận hành Orchestra Networks, Giám đốc điều hành Orchestra Networks Việt Nam – doanh nghiệp phần mềm Pháp đã có gần 20 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu, chia sẻ với giới truyền thông tại buổi họp báo công bố kế hoạch tổ chức hội thảo chủ đề “Quản trị dữ liệu - Thách thức vượt tầm công nghiệp 4.0”.
Theo Orchestra Networks, nếu như trong giai đoạn trước, các công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và Trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ trong tầm nhìn của các chuyên gia máy tính thì ngày nay nó đã ảnh hưởng đến xã hội với sự phát triển chưa từng thấy. Một lượng lớn dữ liệu bao quanh và đo lường mọi thứ về cuộc sống của chúng ta. Đó là Big Data.
Dữ liệu hiện hữu như là một phần trong tất cả các khía cạnh cuộc sống: giáo dục, thể thao và giải trí, tổ chức thành phố, y tế và tài chính. Có mặt trong các vật dụng hàng ngày, từ chiếc xe được kết nối đến tivi thông minh, dữ liệu trở thành một phần quan trọng và khó để thay thế trong sự tồn tại và tạo ra những kiến thức mới cho chính bản thân chúng ta.
Nhận thấy sự tăng trưởng chóng mặt của dữ liệu cũng như những thách thức cần đối mặt, Công ty Orchestra Networks Việt Nam và Tổ chức Smart-up.org phối hợp tổ chức hội thảo “Quản trị dữ liệu - Thách thức vượt tầm công nghiệp 4.0” vào ngày 13/12 tới tại Hà Nội.
Tham gia hội thảo được Orchestra Networks chọn tổ chức đầu tiên tại Việt Nam là các diễn giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Quản trị dữ liệu (Data Management), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), IoT (Internet vạn vật) trong và ngoài nước.
Cụ thể, ngoài ông Pierre Bonnet, Nhà đồng sáng lập Orchestra Networks, Nhà sáng lập Smart-up.org; Giám đốc vận hành Orchestra Networks, Giám đốc điều hành Orchestra Networks Việt Nam, tham gia chia sẻ, trao đổi với các đại biểu tham dự hội thảo “Quản trị dữ liệu - Thách thức vượt tầm công nghiệp 4.0” dự kiến còn có nhiều diễn giả uy tín khác: bà Bà Laurence Devillers, Giáo sư Khoa học máy tính và Trí Tuệ nhân tạo tại đại học Sorbonne / CNRS (LIMSI lab., Orsay); Tiến sĩ Ngô Tự Lập, Giám đốc Viện Quốc Tế Pháp Ngữ IFI – một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội;
Bà Tyna Giang HUYNH, Giám đốc điều hành và nhà sáng lập Công ty Biophap; Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoài, Nhà đồng sáng lập và Giám đốc AI Academy Vietnam; bà Nga Nguyễn, PhD, Đại học Twente; ông Đỗ Văn Long - Giám đốc chiến lược khu vực Infinity Blockchain Labs; ông Nguyễn Khắc Minh Trí, Giám đốc điều hành Mimosa Technology; ông Lâm Quang Nam, Chủ tịch SSG JSC; ông Jérémie Bosom - nghiên cứu sinh & nhà khoa học dữ liệu tại Energisme, EPHE, PSL.
Cũng trong chia sẻ tại buổi họp báo ngày 6/12, ông Piere Bonnet nhấn mạnh, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, dữ liệu đã trở thành yếu tố, tài sản rất quan trọng và không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng biết cách quản lý, kiểm soát dữ liệu của đơn vị mình.
" alt=""/>Orchestra Networks: Châu Á là khu vực đang phải đối mặt thách thức lớn về quản trị dữ liệu