Thông báo của VFF trên trang vebongdaonline.vn vào sáng nay.
Theo thông báo từ VFF, hệ thống bán vé online trận bán kết lượt về giữa ĐT Việt Nam và ĐT Philippines tại AFF Suzuki Cup 2018 dự kiến mở bán trở lại lúc 10h00 hôm nay (29/11/2018).
Từ tối qua đến sáng nay, trên các trang bán vé chính thức cũng đã xuất hiện thông báo: "Cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ đặt vé online. Hiện tại hệ thống tạm ngưng để phục vụ hoạt động tra soát. Hệ thống dự kiến mở bán trở lại lúc 10h00 ngày 29/11/2018".
Trước đó, khi cổng bán vé mở vào 10h00 sáng ngày 28/11, rất nhiều người hâm mộ Việt Nam phải thất vọng khi không thể truy cập vào trang web bán vé chính thức hoặc trang web thông báo hệ thống bận và giao dịch của khách hàng khác chưa hoàn thành.
Tuy nhiên, VFF thông báo, tính đến 17h00 chiều 28/11 đã có 85% số vé bán online được giao dịch thành công qua thanh toán chuyển khoản; đang có hơn 500 lệnh chờ thanh toán giao dịch.
Lý giải về tình trạng nhiều người không thể mua vé thành công, VFF cho biết, lúc 10h00 ngày 28/11 có 130.000 lượt người truy cập và sau thời điểm đó có trung bình 45-50.000 người truy cập, cao gấp nhiều lần so với dự kiến ban đầu: "Theo báo cáo của bộ phận kỹ thuật, tính đến 15h30 hôm nay, website www.vebongdaonline.vn đã có 250.000 lượt người vào để tiến hành giao dịch và có tổng 1,7 triệu lượt truy cập".
"Vào thời điểm mở bán, số lượng khách truy cập quá đông và tăng đột biến dẫn đến tình trạng tắc nghẽn một phần và nhiều khách hàng cảm thấy không hài lòng. BTC ngay lập tức đã triển khai mở rộng hạ tầng hệ thống để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Lượt truy cập lúc thời gian đỉnh điểm lên tới 1,7 triệu, số lượt người vào website là 250.000 lượt, cao gấp hơn 6 lần công suất tối đa tại Sân vận động Mỹ Đình (khoảng 40.000 chỗ ngồi). Vì vậy BTC rất mong người hâm mộ hiểu và thông cảm" - thông báo của VFF viết.
" alt=""/>VFF: 10h hôm nay (29/11), tiếp tục bán vé online trận Việt Nam – PhilippinesChính Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao của Vương quốc Anh (DCMS) - Damian Collins, đã biến một cuộc điều tra tin tức giả mạo còn hạn chế và không tập trung liên quan Facebook thành một cuộc điều tra pháp lý về hành vi của tập đoàn này.
Ủy ban của ông đã hỗ trợ Christopher Wylie và Brittany Kaiser lên tiếng tố giác và cung cấp tất cả loại tài liệu liên quan vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica. Sự kiện gây rúng động truyền thông quốc tế khi “gã khổng lồ” Facebook bị tố bán đứng người dùng khi dữ liệu của hơn 50 triệu khách hàng bị thu thập trái phép.
Ngoài ra, DCMS cũng đã yêu cầu ông chủ Facebook xuất hiện trước ủy ban để tham gia điều trần. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg đều không có mặt.
Mới đây, Damian Collins đã có những động thái cứng rắn hơn để đối phó với Facebook. Nguyên nhân là ông cho rằng công ty này không tôn trọng pháp luật Anh.
Vụ việc bắt đầu từ năm 2015, liên quan công ty công nghệ Six4Three, đơn vị đứng sau một ứng dụng làm nổi bật hình ảnh của phụ nữ trong bộ bikini. Six4Three đã cáo buộc Facebook xóa bỏ ứng dụng, hạn chế quyền truy cập dữ liệu người dùng của họ sau tuyên bố thay đổi chính sách bảo mật.
Dù tòa án Mỹ đã ra lệnh niêm phong tài liệu để bảo mật trong thời gian vụ án diễn ra nhưng ông Collins cho biết đang xem xét việc sẽ công bố nó.
Trước vụ việc này, phía Facebook phản bác rằng cáo buộc của Six4Three không có căn cứ pháp lý.
Cũng theo Facebook, việc Quốc hội Anh muốn công bố tài liệu bị niêm phong bởi các tòa án Mỹ là hành động vội vàng và sai trái.
Chiều thứ hai, ủy ban DCMS có cuộc họp kín để xem xét việc công khai các tài liệu được xem là quan trọng này. Sau đó, họ cũng sẽ tổ chức một buổi điều trần công khai với đại diện của Facebook - Richard Allan, xuất hiện với tư cách nhân chứng.
Theo BBC,dù nghị sĩ Đảng Bảo thủ Anh Damian Collins có gặp thể gặp thách thức bởi tòa án Mỹ nhưng không thể đánh giá thấp quyết tâm của ông khi đấu tranh không để một gã khổng lồ như Facebook đứng trên pháp luật địa phương.
" alt=""/>Kẻ thù đáng sợ nhất của Facebook