Tại bãi biển thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định), các buổi chiếu phim lưu động thường đủ các gia đình 2-3 thế hệ cùng ngồi xem. Từ chục năm nay, đi xem chiếu bóng lưu động gần như là một hoạt động sinh hoạt cộng đồng của bà con cư dân ven biển. Người ta hẹn nhau từ khi xe của đội chiếu phim xuất hiện; nhiều gia đình cắt cử người ra giữ chỗ từ chiều để cả nhà được ngồi gần nhau, tiện thể bàn chuyện làng chuyện xóm...
Chiếu phim lưu động phục vụ bà con dân tộc Bana ở làng Canh Giao (xã Canh Hiệp, Vân Canh, Bình Định)
Dân Hải Đông, cũng như nhiều vùng quê khác, thường xem phim tài liệu trước khi thưởng thức phim truyện. Với các phim tài liệu như Sống cùng lịch sử, 30/4 ngày thống nhất, Thép trong ngục lửa, 70 năm lịch sử hào hùng, Đỉnh cao chiến thắng..., các đội chiếu phim lưu động không chỉ nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đưa thông tin, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơ sở một cách thiết thực đối với địa bàn miền núi, hải đảo mà còn làm thay đổi nhận thức, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền biên giới.
Theo thống kê của Cục Điện ảnh, cả nước hiện có 270 đội chiếu phim lưu động; hàng năm thực hiện khoảng hơn 46 nghìn buổi chiếu, phục vụ trên 10 triệu lượt khán giả.
Tuy nhiên, con số đội chiếu bóng lưu động đã giảm gần một trăm đội so với cách đây 6 năm. Năm 2011, cả nước có 325 đội chiếu phim lưu động, thực hiện hơn 53 nghìn buổi chiếu phim phục vụ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng khó khăn
Đời sống nhân dân phát triển, nhiều vùng nông thôn có tivi với hàng chục, thậm chí gần trăm kênh phát sóng thì chiếu bóng không còn là kênh thông tin khiến nhiều người háo hức chờ đợi như trước. Tuy nhiên, ở vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số, những nơi chưa có điện thắp sáng thì chiếu bóng lưu động vẫn hấp dẫn một lượng khán giả nhất định, bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh nhận định.
Bộ VH-TT&DL cũng có những Thông tư, quy định về hoạt động của Đội chiếu phim lưu động hoạt động trong khu vực nông thôn, đồng bằng phải thực hiện ít nhất 12 buổi chiếu phim trong 1 tháng. Đội chiếu phim lưu động hoạt động trong khu vực miền núi, hải đảo, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải thực hiện ít nhất 14 buổi chiếu phim trong 1 tháng.
Theo đề xuất của Cục Điện ảnh, Bộ VH-TT&DL đang lấy ý kiến các nhà quản lý, những người làm trong ngành điện ảnh để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Điện ảnh, trong đó, đặc biệt chú ý đến hoạt động của đôi chiếu bóng lưu động, nhằm đưa hoạt động này trở nên hiệu quả, thiết thực hơn nữa.
Q. Hiếu - Hoàng Oanh
" alt=""/>Bùng nổ thông tin, dân vùng sâu vẫn mê phim chiếu lưu độngTôi năm nay 34 tuổi, là nhân viên kế toán của một công ty nội thất. Hiện tại, tôi đang sống cùng bố mẹ chồng trong một căn hộ chung cư. Bố mẹ chồng tôi đã gần 80 tuổi vì thế mọi việc chi tiêu, sắm sửa trong gia đình đều một tay tôi lo liệu.
Những năm trước tôi sắm Tết khá cầu kỳ với chi phí lên đến vài chục triệu. Thế nhưng kể từ khi em gái tôi đi du học, công ty của chồng tôi ít việc thì kinh tế gia đình tôi trở nên eo hẹp.
Tôi phải lên kế hoạch mua sắm tiết kiệm để dành dụm tiền lo cho gia đình. Tôi dự định sẽ không sắm sửa gì, ngay cả cái Tết cũng cắt giảm tối đa để tiết kiệm.
Vậy mà, cách đây 1 tháng, thấy mọi người bàn tán xôn xao chuyện chi tiêu Tết, tôi lại đứng ngồi không yên.
Tôi lại tặc lưỡi và lên danh sách một loạt món ngon để đặt mua dần cho cái Tết sắp tới. Đến khi cộng tiền tôi mới sững người trong khi đó, tôi còn rất nhiều khoản tiền phải lo.
Em tôi ở trời Tây đang khó khăn vì tiền gia đình tôi gửi không đủ. Công ty của chồng tôi cũng đang làm ăn không có lãi. Vì thế, tôi buộc lòng phải chấn chỉnh lại thói quen chi tiêu của mình.
![]() |
Ảnh: DailyNewsDig |
Tôi không lượn xe lòng vòng để xem xét bất cứ thứ gì, cũng không tò mò vào các trang bán hàng đặc sản trên mạng. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi tới tấp đặt hàng Tết nhưng tôi dửng dưng.
Chiều hôm qua, sau khi hoàn thành xong công việc ở cơ quan, tôi dạo một vòng và bắt đầu sắm Tết.
Về thực phẩm: Cơ quan tôi tặng mỗi người một hộp bánh, một thùng bia, một thùng nước ngọt, một chai rượu vang và nửa kg bò khô. Vì thế tôi chỉ đặt 2 chiếc bánh chưng giá 55 nghìn/chiếc; 1 kg giò lụa giá 130 nghìn, 2 con gà ta loại hơn 1kg, 1 ít măng miến, mộc nhĩ, nấm hương và 1 kg thịt bò. Tổng cộng, tôi chi hết 1 triệu cho tiền thực phẩm.
Về bánh kẹo, tôi đặt một lúc 6 hộp bánh loại 50 nghìn, 3 hộp chè, 3 hộp cà phê hết 600 nghìn. Số bánh kẹo này, tôi sẽ để chồng mang về quê chúc Tết. Ở quê, bánh kẹo loại đó đã là sang.
Ngoài ra, trong nhà tôi, quà của cơ quan, của anh em đến thăm hỏi cũng nhiều nên tôi sẽ lấy số bánh kẹo loại tốt đó để chúc Tết bố mẹ đẻ và biếu những nơi cần thiết khác.
Như vậy cả tiền thực phẩm và bánh kẹo Tết, tôi chỉ tốn 1,6 triệu đồng. Tôi chi 500 nghìn để chồng tôi đi mua cành đào hoặc cây quất ngày Tết và 200 nghìn cho việc mua hoa tươi.
Tôi cũng đổi thêm 500 nghìn loại tiền 10 nghìn để mừng tuổi các cháu nhỏ. Bốn tờ 100 nghìn để mừng tuổi bố mẹ hai bên.
Tất cả, tôi chi hết 3,2 triệu mà vẫn có cái Tết trọn vẹn. Những năm trước, tôi đã tốn quá nhiều tiền cho những món đồ không cần thiết. Bánh kẹo mua nhiều lại được nhiều người tặng nên ăn không hết.
Thực phẩm Tết tôi cũng mua thừa mứa để đề phòng khách tới thăm nhà. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, mọi người đến chúc Tết cũng chỉ uống cốc bia, chén rượu chứ chẳng ai đụng đũa vào đồ ăn. Thức ăn cứ chế biến xong lại đổ đi vì hỏng.
Nam nay, tôi chỉ mua sắm những thứ cơ bản, sau đó, nếu cần thức ăn tươi tôi sẽ chạy ra chợ. Chợ ngày Tết cũng không thiếu bất cứ thứ gì.
Vì vậy, tôi nghĩ, mọi người cũng đừng quá nặng nề chuyện sắm sửa Tết, đừng để cái Tết trở thành lãng phí.
Sếp lớn ở công ty tiếc bố mẹ vợ chiếc ti vi biếu Tết" alt=""/>Sắm Tết tiết kiệm chỉ với 3,2 triệu đồngVô tình đọc được chia sẻ về chuyện đi lễ đầu năm trên báo VietNamNet, tôi cũng có nhiều suy nghĩ. Chuyện đi lễ đầu năm, theo tôi, là một nét đẹp văn hóa nhưng cũng từ đây nảy sinh nhiều vấn đề.
Đặc biệt vì chuyện này, mấy hôm nay tôi thực sự rất đau đầu. Người yêu thì giận dỗi, mẹ đẻ tôi cũng không hài lòng. Tôi không biết làm thế nào để giải quyết mâu thuận giữa 2 người phụ nữ ấy. Tất cả cũng bắt đầu từ chuyện đi cầu may đầu năm.
Chuyện xảy ra vào ngày mùng 5 Tết vừa rồi, bạn gái rủ tôi đi lễ chùa. Năm nay, chúng tôi chuẩn bị kết hôn nên cô ấy muốn lên chùa cầu xin một năm may mắn và nhiều thuận lợi để làm các việc lớn.
Nghe bạn gái trình bày, tôi cũng thấy hợp lý nên đồng ý. Sáng tôi lái xe ô tô sang đón cô ấy đi lễ từ sớm. Nhưng lúc nhìn thấy cô ấy, tôi đã giật mình. Người ta đi chùa ăn mặc kín đáo, gọn gàng lịch sự nhưng người yêu tôi lại không như vậy.
Cô ấy mặc áo sơ mi mỏng tang, bên trong là "quả" nội y rực rỡ như muốn đốt mắt người nhìn. Không chỉ vậy, cô ấy còn diện quần đùi bên ngoài, bên trong đi tất lưới màu đen làm nổi bật đôi chân thon dài, trắng muốt. Để đồng bộ, nàng không quên chiếc kính đen và đôi giày cao gót.
Tôi há hốc mồm hỏi: "Em bảo hôm nay đi chùa mà?" Cô ấy ngạc nhiên: "Vâng, mình đi chùa mà?. Anh sao thế?". Tôi lí nhí trả lời: "Em mặc thế này..." rồi im bặt khi gặp ánh mắt giận dỗi của cô ấy.
Tôi phải thừa nhận, nhan sắc của bạn gái không có điểm gì chê. Bộ cánh của cô ấy đang là mốt của các cô gái bây giờ. Cô ấy sẽ thu hút nhiều ánh mắt háo hức của cánh đàn ông và sự ghen tị của đám phụ nữ nhưng nếu chúng tôi vào một quán bar, đi bữa tiệc thì chẳng có gì để nói đằng này lại là đi chùa.
![]() |
Ảnh: Chobir Dokan |
Cuối cùng chúng tôi đến một ngôi chùa khá nổi tiếng. Nhiều người cũng chen chân đến thắp hương, xin lộc. Đúng như tôi dự đoán, bạn gái tôi là tâm điểm chú ý của nhiều người. Họ liếc nhìn rồi thì thầm to nhỏ. Nhiều thanh niên còn giơ điện thoại chụp ảnh.
Thậm chí, mấy bà trung niên còn nói rất to: "Mặc cái bộ ấy lên chùa mà không biết ngượng". Tuy nhiên, cô ấy chẳng có gì ngại ngùng vẫn thoải mái du xuân, vãn cảnh.
Bình thường cô ấy biết mình đẹp nên cũng hay ăn mặc để khoe cái đẹp ấy ra. Tôi chẳng bao giờ can thiệp việc đấy nhưng hôm nay cô ấy mặc như đi trình diễn thời trang như vậy là hơi quá đà.
Trên đường về, tôi góp ý thì bạn gái tôi tỏ ra giận dữ. Cô ấy bảo tôi quá cổ hủ, gia trưởng khi can thiệp chuyện ăn mặc của phụ nữ. Cô ấy còn nói tôi có mắt như mù khi không biết thưởng thức cái đẹp.
Từ góp ý nhỏ, tranh luận rồi chúng tôi cãi nhau to. Cô ấy đùng đùng xuống xe rồi bắt taxi về nhà. Tôi giận quá cũng không thèm đuổi theo.
Chuyện chưa dừng lại ở đó, hôm sau đang đi làm khai xuân đầu năm mới thì anh bạn tôi gửi cho một bài báo mạng. Bài báo viết về các cô gái đi chùa nhưng ăn mặc chưa phù hợp.
Tôi kéo xuống dưới thì nhìn thấy ngay ảnh của bạn gái mình. Bức ảnh được làm mờ mặt nhưng rõ mồn một chiếc quần đùi ngắn cũn cỡn và đôi tất lưới "trời đánh" kia. Bên cạnh cô ấy là tôi đang lúi húi thắp hương.
Đọc những dòng chữ phê phán, nhìn bức ảnh chụp bạn gái tôi nóng hết cả mặt. Ngày đầu năm đi làm đã gặp chuyện không vui. Chưa hết, trưa hôm đó, mẹ tôi còn gọi điện gấp bảo tôi về nhà. Thì ra chị chồng tôi đã đọc được bài viết trên và mở cho mẹ tôi xem.
Dù che mặt nhưng mẹ và chị vẫn nhận ra chúng tôi. Mẹ tôi giận tím mặt. Vốn là người chuẩn mực, nghiêm túc, bà nói: "Chuyện yêu đương của con mẹ không can thiệp. Nhưng cách ăn mặc của bạn gái con mẹ không chấp nhận.
Mấy tháng trước, lần đầu tiên về ra mắt nhà bạn trai, nó còn mặc cả một chiếc váy ngắn trên gối đến, ngồi tơ hơ giữa bao nhiêu họ hàng nhà mình. Hôm nay, lại còn ăn mặc thế này, khác gì bôi gio trát trấu vào mặt con".
Mẹ tôi còn khuyên tôi suy nghĩ lại chuyện đám cưới với cô ấy. Bà càng nói tôi càng bực mình. Trong khi đó, người yêu tôi vẫn chưa hết giận. Cô ấy còn hậm hực nhắn tin rằng: "Đã không vừa mắt nhau, không hợp thì khỏi cưới xin gì".
Tôi đang không biết làm thế nào để giải quyết sự việc. Mới đầu năm đã gặp phải chuyện không vui thế này có mệt không chứ?
Đi lễ đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người ham mê lễ bái thái quá hoặc ăn mặc chưa thật sự phù hợp khi đến nơi tôn nghiêm. Độc giả có câu chuyện xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ Email: [email protected]. Những bài viết phù hợp sẽ được đăng tải và nhận nhuận bút từ tòa soạn. Trân trọng cảm ơn! |
Gia đình tôi lục đục cũng cũng xuất phát từ việc ham lễ bái quá mức của chồng tôi.
Vào những ngày đầu năm, đi chùa, đền, phủ cầu may mắn, bình an là một trong những quan niệm phổ biến với nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những điều nên tránh khi đến nơi tôn nghiêm này.
" alt=""/>Tâm sự: Đi chùa đầu năm, bạn gái ăn mặc như đi diễn thời trang