Dưới đây là danh sách các hãng công nghệ đã thông báo rời khỏi Nga trong những ngày vừa qua.
Ô tô
Ngày 1/3, Ford cho biết tạm dừng hoạt động tại Nga. Nhà sản xuất xe hơi của Mỹ sở hữu 50% cổ phần trong Ford Sollers, liên doanh đang tuyển dụng ít nhất 4.000 nhân sự cùng với công ty Sollers của Nga. Ford “đặc biệt quan ngại về tình hình tại Ukraine”, tuy nhiên, công ty không dừng hoạt động tại ba thành phố Nga (St. Petersburg, Elabuga và Naberezhnye Chelny), nơi đặt các nhà máy của mình.
General Motors (GM) nói sẽ tạm thời ngừng xuất khẩu sản phẩm sang Nga cho tới khi có thông báo tiếp theo. Thực tế, Nga không phải thị trường lớn của GM: Mỗi năm họ chỉ bán được 3.000 xe thông qua 16 đại lý ở đây, chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh số hơn 6 triệu xe trên toàn cầu.
Toyota thông báo ngừng sản xuất xe tại Nga và ngừng xuất khẩu sang nước này do gián đoạn chuỗi cung ứng. “Như mọi người khác trên thế giới, Toyota đang theo dõi diễn biến tại Ukraine với sự quan tâm lớn đến an toàn của người dân Ukraine và mong muốn hòa bình sớm trở lại”, hãng xe Nhật phát biểu.
Hàng không
Boeing dừng hỗ trợ cho các hãng hàng không Nga. Người phát ngôn công ty xác nhận tạm dừng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì và tạm dừng các hoạt động lớn tại Moscow, tạm thời đóng cửa văn phòng tại Kyiv. Do xung đột tiếp diễn, Boeing tập trung đảm bảo an toàn cho người lao động trong khu vực.
Airbus cũng có động thái tương tự Boeing. Không chỉ dừng hỗ trợ các hãng hàng không Nga, Airbus còn tạm dừng cung ứng bộ phận cần thiết cho nước này.
Big Tech
Apple thông báo ngừng bán sản phẩm tại Nga. Công ty “đặc biệt quan ngại” về tình hình Nga – Ukraine. Ngoài ra, nhà sản xuất iPhone hạn chế truy cập các dịch vụ kỹ thuật số như Apple Pay tại Nga, gỡ ứng dụng của truyền thông nhà nước Nga khỏi App Store toàn cầu (trừ Nga).
Hồi đầu tuần, Meta nói chặn truy cập hai hãng tin RT và Sputnik tại Liên minh Châu Âu. Công ty đưa ra động thái sau khi nhận được yêu cầu từ một số chính phủ và EU để ngăn chặn các biện pháp tiếp theo của truyền thông nhà nước Nga. Meta còn sử dụng thuật toán để ngăn nội dung của truyền thông nhà nước Nga xuất hiện nổi bật trên bảng tin người dùng.
Twitter cũng thông báo giảm sự hiện diện và chia sẻ nội dung của truyền thông Nga. Netflix từ chối phát các kênh truyền hình quốc gia Nga trong nước, điều mà luật pháp Nga yêu cầu Netflix tuân thủ từ tuần này.
Spotify cho biết đã đóng cửa văn phòng tại Nga vô thời hạn và hạn chế các chương trình do truyền thông liên quan đến nhà nước Nga sở hữu, vận hành. Dịch vụ streaming cũng gỡ tất cả nội dung từ RT và Sputnik tại châu Âu cùng các khu vực khác.
Cuối tuần trước, YouTube bắt đầu chặn các kênh truyền thông Nga tại Ukraine, bao gồm RT. Nền tảng video của Google cũng hạn chế tối đa khuyến nghị đến các kênh này. Google và YouTube không còn cho phép các hãng tin nhà nước Nga bật quảng cáo kiếm tiền.
Theo Daniel Tannebaum, một Giám đốc tại hãng tư vấn Oliver Wyman, chưa bao giờ một nền kinh tế lớn trên thế giới hứng chịu các hành động toàn diện như vậy. Ông dự đoán sẽ còn nhiều doanh nghiệp rời khỏi Nga hơn.
Du Lam (Theo CNN)
" alt=""/>Những doanh nghiệp nào đang rời khỏi Nga?Ông Mykhailo Fedorov, Phó Thủ tướng Ukraine, gửi lời cảm ơn tới Elon Musk trên Twitter (Ảnh chụp màn hình).
Đáp lại, vị tỷ phú lập tức tuyên bố kích hoạt dịch vụ này tại Ukraine, đồng thời cam kết sẽ cung cấp thêm nhiều thiết bị thu tín hiệu đến đây. Đúng như cam kết của Musk, ngày 1/3, một xe tải chứa đầy các thiết bị thu tín hiệu Internet của Starlink đã được gửi đến quốc gia này.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia an ninh mạng, việc sử dụng các dịch vụ vệ tinh có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước như hiện nay. Trong quá khứ, nhiều quốc gia đã sử dụng tín hiệu vệ tinh để xác định vị trí địa lý và nhắm mục tiêu vào kẻ địch.
"Nếu kẻ địch sử dụng một chiếc máy bay chuyên dụng ở trên cao, họ có thể phát hiện ra tín hiệu vệ tinh. Starlink hiện đã có thể hoạt động tại Ukraine. Tuy nhiên, bất cứ ai sử dụng thiết bị này đều có khả năng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công. Nó có thể hữu ích, nhưng vì lý do an toàn, bạn sẽ không muốn đặt bất cứ thiết bị thu phát tín hiệu nào tại nơi trú ẩn", Nicholas Weaver, một nhà nghiên cứu bảo mật tại Đại học California ở Berkeley, cho biết.
Không lâu sau khi thông tin trên được chia sẻ, Elon Musk cũng đã lên tiếng để cảnh báo về điều này.
"Cảnh báo quan trọng: Starlink là hệ thống liên lạc không phải của Nga duy nhất vẫn hoạt động ở một số vùng tại Ukraine, vì vậy khả năng bị nhắm mục tiêu là rất cao. Hãy sử dụng một cách thận trọng", Musk viết trên Twitter.
Vị tỷ phú cũng khuyên người dùng tại Ukraine "chỉ bật Starlink khi cần thiết, đặt thiết bị ăng ten càng xa càng tốt và có thể ngụy trang thiết bị để tránh bị phát hiện bằng mắt".
Hiện tại, vẫn chưa rõ SpaceX đã gửi bao nhiêu thiết bị đầu cuối Starlink đến Ukraine, cũng như không rõ chính phủ Ukraine có kế hoạch sử dụng hoặc phân phối chúng như thế nào.
Theo Alp Toker, người đứng đầu công ty giám sát Internet NetBlocks, phần lớn người dân tại Ukraine vẫn có thể truy cập vào Internet bình thường, bất chấp các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng truyền thống của Nga. Tuy vậy, một số khu vực nhất định đã xảy ra tình trạng gián đoạn.
"Tình trạng gián đoạn nghiêm trọng nhất xuất hiện ở các khu vực phía đông, như Melitopol, Mariupol, Kharkiv, một số vùng của Luhansk và Donetsk", Toker cho biết.
Thiết bị thu tín hiệu Internet vệ tinh Starling được đặt ngoài cửa sổ (Ảnh: Oleg Kutkov).
Toker cũng nói thêm rằng các thiết bị của Starlink sẽ không thể giúp Ukraine khôi phục toàn bộ kết nối trong trường hợp tình trạng mất điện xảy ra trên quy mô quốc gia. Tuy vậy, dịch vụ này sẽ cung cấp các điểm phát sóng cho một số nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như hỗ trợ các nhà báo, các cơ quan chức năng…
Dù vậy, Toker cũng thừa nhận rằng việc sử dụng dịch vụ này có thể gây nguy hiểm.
"Luôn có những rủi ro liên quan đến các công nghệ mới. Ngoài ra, việc sử dụng công cụ này còn có nguy cơ khiến bạn trở thành mục tiêu truy tìm thông qua tần số vô tuyến. Do đó, cần hết sức cân nhắc khi sử dụng trong từng trường hợp cụ thể", Toker nói.
Josh Lospinoso, Giám đốc điều hành của Shift5, một công ty bảo mật máy tính có trụ sở tại Mỹ, cho biết trong một email: "Việc triển khai thiết bị đầu cuối Starlink của SpaceX tại Ukraine có thể gây ra mối lo ngại nghiêm trọng cho các quan chức ở quốc gia này. Nga có thể sử dụng thông tin định vị cho bất cứ điều gì, từ thu thập và theo dõi thông tin tình báo cho đến các cuộc không kích".
Theo Dantri/Edition,TheVerge
Vào ngày 28/2, Ukraine đã gửi một bức thư tới ICANN - tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ IP trên toàn thế giới với yêu cầu thu hồi các miền được cấp ở Nga và đóng các máy chủ DNS chính ở nước này.
" alt=""/>Lo ngại bị tấn công khi dùng thiết bị Internet vệ tinh của Elon MuskDù không tiết lộ diện mạo và danh tính người đàn ông lạ nhưng nhiều người đoán rằng đây chính là bạn trai mới của Ngọc Quyên.
![]() |
Ngọc Quyên hạnh phúc bên bạn trai mới sau ồn ào ly hôn với bác sĩ Việt Kiều |
Chia sẻ này của người đẹp nhanh chóng thu hút sự chú ý và nhận được nhiều lời chúc phúc từ bạn bè, người hâm mộ. Nhiều người mong cô sẽ sớm công khai bạn trai trong một ngày không xa.
Ngọc Quyên sinh năm 1988 là một người người mẫu nổi tiếng. Cô từng đoạt các giải Hoa khôi thời trang 2004, Người mẫu được yêu thích nhất 2006, Người mẫu Phong cách ấn tượng nhất 2008, Người mẫu Tài năng của giải Người mẫu Việt Nam 2008… Ngoài ra, cô còn hoạt động khá nhiều trong lĩnh vực điện ảnh với các phim truyền hình Tuyết nhiệt đới, Có lẽ nào ta yêu nhau, Gia đình số đỏ, Mỹ nhân kế, Mẹ chồng...
Năm 2014, Ngọc Quyên bất ngờ lên xe hoa với bác sĩ Việt kiều Richard Lê. Ngay sau đám cưới, người đẹp rút lui khỏi showbiz để sang Mỹ định cư. Đến đầu năm 2016, cô hạ sinh quý tử đầu lòng cho ông xã.
![]() |
Gia đình nhỏ của Ngọc Quyên ngày còn hạnh phúc. |
Tháng 10/2018, Ngọc Quyên và chồng Việt kiều đã bí mật ly hôn sau 4 năm chung sống. Hồi giữa tháng 4/2018 Tòa án quận Cam, bang California (Mỹ) đã giải quyết đơn ly hôn.
Sau ly hôn, Ngọc Quyên cũng vướng ồn ào khi bị chồng cũ tố kinh doanh hàng kém chất lượng. Điều này khiến người đẹp bức xúc: “Tôi cũng chỉ cố gắng kiếm tiền để sống một cuộc sống mới thật tốt tại Mỹ và không lệ thuộc vào bất kỳ ai. Tôi cố gắng làm việc và nuôi con, đó là điều giúp tôi không gục ngã. Tại sao phải kiếm chuyện hại nhau như vậy”.
![]() |
Cựu người mẫu hiện đang sống cùng cậu con trai nhỏ tại Mỹ. Cô chia sẻ cuộc sống hiện tại khá ổn định và công việc kinh doanh cũng thuận lợi. |
T.N
- Cựu người mẫu tỏ ra vô cùng bức xúc khi bị chồng cũ tố mượn danh anh để nhập mỹ phẩm chất lượng kém từ Trung Quốc đem bán.
" alt=""/>Ngọc Quyên hạnh phúc bên bạn trai mới sau 1 năm ly hôn ồn ào