
Theo hướng dẫn của UBND thành phố Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động và có nhu cầu được cấp giấy đi đường QR Code có thể đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: https://giaydiduong.danang.gov.vn.
Các cơ quan có thẩm quyền được phân công phê duyệt, cấp giấy đi đường QRCode sẽ thực hiện cấp tại https://etiket.danang.gov.vn.
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy đi đường QR Code thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đã đăng ký để tự in giấy đi đường QR Code và gửi cho người lao động.
UBND Đà Nẵng cho biết, các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy đi đường QR Code bao gồm: Sở Công Thương, TT&TT, Y tế, Xây dựng, GTVT, TN&MT, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cho những người tham gia các hoạt động cụ thể.
Sở GTVT chịu trách nhiệm cấp giấy đi đường cho những người vận chuyển hàng hóa thuộc các đơn vị cung ứng hàng hóa và đội ngũ giao hàng công nghệ (shipper). Ngoài ra, UBND các quận, huyện, phường, xã cũng sẽ tham cấp giấy đi đường cho người tham gia hoạt động.
Đối với người làm việc tại các cơ quan, công sở nhà nước; đơn vị cung cấp dịch vụ công ích; thủ trưởng các cơ quan, công sở nhà nước phê duyệt, cấp, in, giấy đi đường QR Code, gửi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý sử dụng; đơn vị sự nghiệp thuộc sở ngành do sở, ngành phê duyệt cấp.
Duy Vũ
Từ ngày 1/9, Tổng cục Đường bộ chính thức vận hành phần mềm kê khai thông tin Giấy nhận diện phương tiện vận tải hàng hóa phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19, còn gọi là phần mềm QR Code nhận diện phương tiện vận tải tự động.
" alt=""/>Đà Nẵng cấp trực tuyến giấy đi đường QR CodeTrong khi đó, Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi và Bệnh viện huyện Nhà Bè cũng đã ngưng mổ phaco sau khi hết hợp đồng với Bệnh viện Mắt TP.HCM (vào năm 2019 và 2020). Bệnh nhân đến các cơ sở này khám và có chỉ định, sẽ được chuyển lên Bệnh viện Mắt TP để mổ phaco.
Đáng lưu ý, Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã ngưng phẫu thuật thay thủy tinh thể từ thời điểm có dịch Covid-19. Đây là 2 bệnh viện từng triển khai phẫu thuật mắt rất hiệu quả của TP.HCM.
Hiện nay, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đang triển khai mua sắm vật tư y tế thủy tinh thể nhưng chưa định được ngày mổ lại. Tương tự, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng ngưng mổ mắt trong bối cảnh không có bác sĩ chuyên khoa.
“Bệnh viện Nhân dân 115 và Nhân dân Gia Định là 2 bệnh viện đa khoa tương đối hoàn chỉnh, vậy mà phẫu thuật mắt không triển khai, bệnh nhân phải chuyển về Bệnh viện Mắt là điều không hợp lý lắm”, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận định.
Bệnh nhân chờ thay thuỷ tinh thể suốt 1 tháng
Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết từ đầu năm đến nay, mỗi ngày, cơ sở y tế này thực hiện từ 350-400 ca mổ phaco. Cao điểm có ngày khoảng 500 bệnh nhân khám và đăng ký phẫu thuật, gây quá tải và không thể giải quyết ngay.
Tình hình căng thẳng hơn khi cuối tháng 6, Bệnh viện Mắt TP.HCM đã sử dụng hết số lượng thủy tinh thể trong gói thầu của cả năm 2023, bắt buộc phải ngưng mổ 1 tháng. Sau khi mua sắm lại, bệnh viện giải quyết được khoảng 4.000 bệnh nhân đã hẹn trước đó, xếp lịch chờ trải dài đến ngày 15/8. Đến nay, số hẹn lại chỉ khoảng trên 10 ca.
Ngoài ra, từ sau ngày 15/8, bệnh nhân mổ phaco nếu phải chờ cũng chỉ chờ gối đầu 1 ngày (nhập viện làm thủ tục và phẫu thuật vào hôm sau). “Hy vọng trong một tháng tới, Bệnh viện Mắt TP trở lại giai đoạn bệnh nhân vào sẽ giải quyết được ngay”, đại diện cơ sở này chia sẻ trong cuộc họp.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Mắt TP đã phẫu thuật cho 38.834 bệnh nhân, trong đó hơn 28.000 ca là bệnh nhân ở các tỉnh thành khác. Quá trình thăm khám, người bệnh than phiền bệnh viện ở nơi khác không có thủy tinh thể nên buộc phải vào TP.HCM. Tình hình quá tải mổ mắt đã được báo cáo lên UBND TP.HCM.
Trước bối cảnh trên, Bệnh viện Mắt dự kiến sẽ triển khai mổ thêm vào thứ 7 hàng tuần và đang chờ thủ tục với cơ quan bảo hiểm. Hiện nay, kho của Bệnh viện Mắt còn 30.000 thủy tinh thể nhân tạo và sẽ cố gắng thực hiện cho bệnh nhân trong thời gian chờ đấu thầu rộng rãi. Ngày 17/7, bệnh viện đã đăng thông tin chào giá, khoảng đầu tháng 8 sẽ gửi báo giá cho các nhà thầu.
Cũng vì chuyện này, anh nôn nóng có con. Anh cho rằng đứa con sẽ là sợi dây kết nối tình cảm giữa hai vợ chồng.
Thế nhưng có lẽ tôi chưa sẵn sàng hoặc không thoải mái khi gần chồng nên mãi chưa có tin vui. Việc tôi chậm con cũng khiến bố mẹ chồng lo lắng.
Chồng tôi là con trai một của người trưởng họ nên việc anh có con, đặc biệt là sinh con trai trở thành trách nhiệm không thể thoái thác. Thấy con trai đã cưới vợ 3 năm nhưng chưa có cháu bế, bố mẹ rất nóng lòng.
Bố mẹ chồng hết gửi đồ bổ, thuốc thang lại giục tôi đi khám bệnh. Trước áp lực ấy, vợ chồng tôi đành đến bệnh viện khám để rồi đau đớn phát hiện tôi không có khả năng sinh con.
Cầm tờ kết quả trên tay, tôi đau khổ, sợ hãi đến tuyệt vọng. Thương tôi, chồng quyết định sẽ giấu bố mẹ chuyện vợ không thể có con.
Nhưng giấy không gói được lửa. Cuối cùng, bố mẹ vẫn biết con dâu không có khả năng thụ thai. Cả hai lộ rõ vẻ đau khổ, thất vọng. Mẹ chồng tôi đay nghiến con trai đã cãi lời “đi cưới đứa con gái ốm o, bệnh tật”.
Trong khi đó, bố chồng hờn mát nói mình sống không tốt đến nỗi tuyệt tự tuyệt tôn. Cũng từ đó, bố buồn bã đến độ không dám ra đường, đến nhà người thân.
Chồng tôi dù không ra lời trách móc nhưng cũng không che giấu nỗi thất vọng, chán chường. Những điều ấy như lưỡi dao khoét sâu vào nỗi đau của tôi.
Cũng vì chuyện này, vợ chồng tôi liên tục bất hòa. Không chỉ thế, tôi cũng xảy ra cự cãi, mâu thuẫn với mẹ chồng khi nghe mẹ nói câu "gái độc không con".
Thấy mẹ và vợ mâu thuẫn, chồng tôi cũng không còn bênh vực tôi nữa. Tôi thường chịu đựng nỗi uất ức, khổ đau một mình.
Sau này, mỗi khi vợ chồng giận nhau hay bị gia đình chồng lạnh nhạt, tôi lại nhớ đến người cũ. Với tôi, Đ. luôn là chốn bình yên, nơi an toàn nhất của đời mình.
Một lần, không thể cầm lòng, tôi lấy điện thoại gọi cho anh với hy vọng tìm được người có thể giãy bày tâm sự. Tôi gặp anh ở quán cà phê cũ, nơi cả hai từng hẹn hò.
Ngày gặp lại anh, tôi rưng rưng xúc động khi biết anh vẫn một mình. Anh nói rằng, sau tôi anh không thể yêu thêm ai được nữa.
Câu nói ấy khiến tôi vỡ òa cảm xúc. Tôi sà vào lòng anh khóc rưng rức rồi kể về những nỗi khổ của mình. Nghe chuyện, anh xót xa cho rằng, tôi không đáng bị đối xử như vậy, tôi đáng thương hơn là đáng trách.
Anh khuyên tôi từ bỏ cuộc hôn nhân nhiều áp lực, đầy nước mắt để được sống cho chính mình. Anh nói rằng tình cảm của anh dành cho tôi chưa từng phai nhạt. Nếu có cơ hội, anh sẽ không để mất tôi thêm lần nữa.
Anh quả quyết không quan trọng chuyện tôi đã có chồng, từng một lần ruồng bỏ anh để chạy theo người khác. Anh cũng không quan tâm việc tôi không thể đem đến cho anh niềm vui được làm cha…
Những câu nói của anh khiến tôi hạnh phúc đến không kìm được nước mắt. Tôi vẫn yêu anh. Bên anh, tôi thấy mình bình yên. Trong vòng tay anh, tôi được sống những phút giây tươi đẹp nhất cuộc đời mình.
Tôi có nên ly hôn chồng để đến với anh hay không? Xin mọi cho tôi lời khuyên chân thành.
Độc giả: A.M.