Nam công nhân tức nghẹn trước hành động của quý cô váy ngắn
Người mẹ ôm con đứng suốt đêm trước nhà nghỉ khiến nhân viên ám ảnh
Bà Nguyễn Thị Thủy (SN 1961) làm nhân viên trông coi, dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng tại bến xe Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã nhiều năm.
Bà từng trải qua những câu chuyện dở khóc, dở cười ở nơi này.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thủy - nhân viên trông coi, quản lý nhà vệ sinh ở bến xe Giáp Bát. |
Đối tượng khách đi vệ sinh ở đây phần lớn là khách vãng lai, đi xe khách ở các tỉnh, thành về. Chi phí mỗi lần khách giải quyết nhu cầu là 1.000 đồng. Số tiền đó được bà Thủy dùng để mua giấy vệ sinh, dụng cụ và hóa chất tẩy rửa, thông tắc cống.
"Số tiền đó chẳng đáng là bao nhưng cũng thêm thắt phần nào cho việc duy trì nhà vệ sinh được sạch sẽ hơn.
Tuy nhiên nhiều trường hợp khách vào vệ sinh xong không muốn trả tiền. Tôi nhắc nhở, họ còn sửng cồ, định gây sự. Một số khác thì tìm cách trốn vé", bà Thủy chia sẻ.
Bà kể, cách đây 1 tuần, hai cô gái trẻ ăn mặc khá lịch sự, mặt mũi sáng sủa, kéo chiếc vali vào khu vệ sinh. Đặc biệt, một người còn đeo khá nhiều vàng trên người.
Do đông người đi vệ sinh, họ phải xếp hàng, đợi bên ngoài cửa. Bà Thủy còn nhắc khách cẩn trọng với số nữ trang trên người, kẻo bị cướp giật.
10 phút sau, hai cô gái từ nhà vệ sinh ra, đi thẳng, không hề đả động đến việc nộp phí. Bà tưởng họ quên, liền gọi lại đóng tiền.
Một cô đáp giọng xấc xược: "Chưa có tiền lẻ, phải đi đổi. Có mấy đồng lẻ mà lắm chuyện". Cô gái đeo đầy vàng thì xách vội chiếc vali, cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng.
"Thỉnh thoảng với những người không có tiền lẻ, họ nói lịch sự một câu tôi vẫn có thể không thu tiền nhưng hành xử của hai cô gái đó thực sự rất quá đáng", bà Thủy thở dài ngao ngán nói.
Vẫn theo lời bà, 5 năm trở lại đây, nhà vệ sinh bến xe Giáp Bát đã được nâng cấp, cải tạo sạch sẽ hơn rất nhiều. Trước đó, cứ nhắc đến nhà vệ sinh bến xe nhiều người phải hãi hùng.
Để tăng thêm thu nhập, bà mở thêm quầy bán nước, thuốc lá, kẹo cao su phía trước cửa nhà vệ sinh bến xe.
Thỉnh thoảng bà lại chạy vào ngó nghiêng xem họ đã giật nước xả bồn cầu hay chưa. Tiện tay bà dọn dẹp, dội nước cho át mùi xú uế.
Người phụ nữ sinh năm 1961 cho hay, tình trạng nặng mùi hiện đã giảm bớt vì bà thường xuyên tẩy rửa. Một ngày bà phải dọn dẹp trên dưới 8 lần. Công việc dùng hóa chất nhiều như vậy, bà cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
"Lúc cọ rửa, tôi dùng găng tay nhưng dọn nhiều quá, tháo ra tháo vào cũng bất tiện nên đôi khi cứ tay không làm.
Vì vậy tôi bị ngứa ngáy, tróc da, phải chữa bệnh da liễu. Môi trường ô nhiễm, ẩm ướt, tôi cũng không tránh khỏi căn bệnh thấp khớp.
Thời gian mới đi làm, đến bữa tôi không dám ăn cơm vì bị ám ảnh mùi nước thải. Sau đó, tôi cũng quen dần", bà bộc bạch.
Tuy nhiên theo lời bà Thủy, những điều đó chỉ là chuyện nhỏ. Với bà việc khách gặp sự cố khi đi vệ sinh mới là điều đáng lo.
![]() |
Buồng vệ sinh dành cho nam giới tại bến xe Giáp Bát. |
"Khổ nhất là gặp mấy anh say xỉn. Cách đây mấy tháng, tôi được phen tái mặt, phải gọi xe 115 đến cấp cứu cho một người", bà Thủy nhớ lại.
Lần đó, khi trời nhá nhem tối, lượng xe ra vào bến liên tục. Có vị khách nam khoảng 30 tuổi, mặt đỏ tía tai, dáng vẻ khật khưỡng bước vào.
Anh ta vừa vào nhà vệ sinh vài phút, bất ngờ bà Thủy nghe tiếng động lớn phát ra từ nhà vệ sinh nam.
Bà đến và phát hiện toàn bộ tường ngăn nhà vệ sinh (tường ngăn bằng chất liệu gỗ) đã đổ ập xuống đất. Vị khách nằm lăn quay ra đất, bất tỉnh.
Nữ nhân viên trông coi khu vệ sinh vội hô hoán người vào đưa nạn nhân ra ngoài rồi gọi cấp cứu 115 đến.
Sau khi được nhân viên y tế cấp cứu tại chỗ, người đàn ông dần hồi tỉnh. Anh này cho bà Thủy biết, buổi trưa mình tham dự bữa tiệc liên hoan, kỉ niệm ngày họp lớp.
Mặc dù buổi chiều phải lên đường đi công tác nhưng anh vẫn ham vui, uống quá chén. Lúc vào nhà vệ sinh vị khách ói mửa, rồi ngã xuống.
Đồng quan điểm với bà Thủy, chị Hương (SN 1985) công nhân trông coi, dọn dẹp nhà vệ sinh cộng công ở khu vực Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng chia sẻ: "Ngoài việc một bộ phận người dân thiếu ý thức, đi vệ sinh xả rác bừa bãi, không dội nước, chen lấn xô đẩy khi xếp hàng... việc gây ám ảnh nhất với tôi là gặp những đối tượng say rượu".
![]() |
Một nhà vệ sinh công cộng ở khu vực Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). |
Chị cho biết những vị khách đó rất hung hãn, nhân viên có nhắc nhở giữ vệ sinh chung một cách nhẹ nhàng họ cũng sẵn sàng lao vào ẩu đả, văng tục. Nhiều lần chị phải bật khóc tức tưởi vì bị khách xúc phạm, đòi đánh.
Lần đó, chị Hương làm ca đêm. 12 giờ khuya, trời rét căm căm nhưng một cô gái ăn mặc khá kiệm vải, lảo đảo bước vào.
Cô ta ngồi trong nhà vệ sinh khá lâu, nôn ọe. Chị Hương lo lắng, nhiều lần phải gõ cửa, đề phòng có chuyện không hay xảy ra với khách. Vị khách thấy bị làm phiền, liền gắt gỏng, mắng mỏ nữ công nhân vệ sinh.
Đến lúc cô gái mở cửa, chị Hương thấy giấy vệ sinh vứt tứ tung khắp sàn nhà. Các bãi nôn vung vãi, văng cả lên mặt gương. Mùi rượu, mùi thức ăn xộc lên tận óc, khiến chị xây xẩm mặt mày.
![]() |
Chị Hương cho biết, một vị khách đi vệ sinh xong, rửa tay nhưng không khóa máy, để nước chảy tràn ra cả sàn nhà. |
Chị góp ý chân thành nhưng liền bị cô gái kia cầm chiếc túi xách, ném thẳng vào mặt.
Vị khách lao đến định túm áo chị Hương, may mắn chị gạt tay, né được. Thấy to tiếng, một người xe ôm vội ra can thiệp, ngăn chặn ẩu đả. Cô gái hùng hổ, tiếp tục lớn tiếng quát mắng chị Hương rồi lên taxi bỏ đi.
Chị Hương tâm sự: "Biết là người ta uống rượu, tinh thần không tỉnh táo nhưng tôi vẫn cảm thấy chạnh lòng khi nhớ lại chuyện này".
Sự ra đi đột ngột của bố khiến Vũ - chàng công tử ăn chơi nức tiếng phố núi bị sốc. Cay đắng hơn, anh phải tham gia vào trận chiến tranh giành khối tài sản nghìn tỷ với người mẹ kế.
" alt=""/>Cô gái đeo đầy vàng và hành vi xấu hổ ở nhà vệ sinh bến xe
![]() |
Mohamed Beiraghdary (SN 1995) được biết đến là một youtuber nổi tiếng và là con trai của gia đình giàu có ở Dubai. |
![]() |
Anh chàng nhiều lần khiến mọi người phải ngưỡng mộ khi ôm ba lô tiền đi mua siêu xe. |
![]() |
Anh sở hữu hàng loạt biệt thự rộng lớn. Trong ảnh Beiraghdary chụp ảnh bên ngoài biệt thự của mình ở Dubai. |
![]() |
Bộ sưu tập siêu xe đẳng cấp của Mohamed Beiraghdary thuộc các dòng xe sang trọng như Ferrari, Lambogini, Rolls Royce,... có giá hàng triệu USD. |
![]() |
Trong đó có dàn siêu xe mạ vàng. |
![]() |
Được biết, anh sinh ra và lớn lên ở Dubai. Gần đây 'Rich kid' 9x đã chuyển đến Anh, theo học tại trường Queen Mary. |
![]() |
Thuộc thế hệ 'ngậm thìa vàng' ở Dubai nhưng Mohamed Beiraghdary không phụ thuộc bố mẹ. Anh có nguồn thu nhập 'khủng' nhờ các video đăng trên mạng và các hợp đồng quảng cáo, làm gương mặt đại diện thương hiệu. |
![]() |
Dịp sinh nhật mẹ, anh chàng không tiếc tay chi tiền mua tặng bà chiếc Rolls Royce. |
![]() |
Chiếc Ghost Mansory màu xanh dương Mohamed Beiraghdary sở hữu. |
![]() |
Sở hữu vẻ ngoài nam tính, thân hình đẹp, 9x cũng lấn sân sang lĩnh vực làm người mẫu. |
![]() |
Trên trang cá nhân facebook, anh thường khoe những bức hình bên xe và chuyến du lịch xa xỉ vòng quanh thế giới. |
![]() |
Beiraghdary còn nổi tiếng là ‘hoàng tử’ của trẻ em nghèo tại Ấn Độ khi miệt mài tham gia các chuyến từ thiện ở đất nước này. |
![]() |
Beiraghdary bên các chị gái. |
Kỷ niệm sinh nhật, thiếu nữ Hà Nội quyết định đặt tiệc trên tầng 60 của khách sạn dát vàng ở Las Vegas (Mỹ). Cô thuộc hội con nhà giàu Việt Nam.
" alt=""/>Thiếu gia 9x ôm ba lô tiền vào mua siêu xe, chủ gara ngỡ ngàngNew York Timesluôn là một trong những tờ báo được lưu hành phổ biến nhất thế giới. Trước khi ra mắt mô hình thu phí, một nửa doanh thu của báo đến từ báo in và quảng cáo trực tuyến. Phần còn lại từ các nguồn như giấy phép, in ấn thương mại, tổ chức sự kiện… Tuy nhiên, sau khi doanh thu thường niên giảm hơn 500 triệu USD từ năm 2006 đến 2010, báo quyết định thay đổi.
Năm 2011, The Timestriển khai mô hình thu phí kỹ thuật số, đặt một phần nội dung sau các bức tường phí. Ban lãnh đạo đặt cược vào việc độc giả sẵn sàng trả tiền để truy cập nội dung chất lượng cao. Dù khởi đầu khó khăn, doanh thu báo in và quảng cáo giảm dần, người dùng khó chịu vì không còn được đọc miễn phí, chiến lược thu phí của báo có tín hiệu tích cực. Năm đầu tiên, doanh thu thu phí đạt 47 triệu USD và đến năm 2022 đã tăng hơn 20 lần. Tại thời điểm này, New York Timeslà website có nhiều người dùng trả phí nhất thế giới.
Trong thời đại báo chí ngày càng lép vế trước các công ty truyền thông mạng xã hội về quảng cáo, câu chuyện của New York Timeslà một kỳ tích. Họ đã làm thế nào để có thể thành công trong khi nhiều tờ báo khác sụp đổ và biến mất? Theo Kinsey Wilson và Tristan Boutros, những người giúp dẫn dắt cuộc chuyển đổi số của tòa soạn, có 5 chủ đề chính xuất hiện, hình thành cơ sở cho cách tiếp cận mà The Timestheo đuổi.
Theo Boutros và Wilson, sự bùng nổ số lượng đăng ký là nhờ tận dụng tốt dữ liệu khách hàng để làm tiếp thị. Chúng được cá nhân hóa để thu hút độc giả và dẫn họ đến quyết định đăng ký.
Trước đây, cơ chế mời gọi của báo khá thô sơ: cho độc giả đọc 10 bài, gặp tường phí và đăng ký hoặc không. Sau này, họ hiểu sâu hơn nhờ vào tần suất truy cập, mức độ tương tác với tờ báo, hồ sơ cụ thể để tính toán hành động tiếp theo, mang đến trải nghiệm có ý nghĩa để độc giả quay lại thường xuyên hơn và đăng ký.
Boutros mô tả The Timestrở thành một công ty dựa trên dữ liệu. Loại bán hàng dựa trên dữ liệu cá nhân hóa khá phổ biến với hãng lớn như Google, Amazon nhưng tương đối xa lạ với các tòa soạn lâu đời. The Timeslà ngoại lệ.
Tuy nhiên, quy trình tiếp thị hiệu quả chỉ là một phần. Chính sự thay đổi trong tư duy đã dẫn đến nhiều thử nghiệm hơn xoay quanh phát triển sản phẩm. Ứng dụng Cooking (nấu nướng) và Crossword (giải ô chữ) ra đời từ thử nghiệm như vậy. The Timescó nhóm vườn ươm riêng, Beta, phụ trách đưa ra thị trường các sản phẩm mới.
Wilson giải thích, Beta là nơi kết hợp giữa sản phẩm, thiết kế, quy trình, công nghệ, dữ liệu theo phong cách Silicon Valley. Sau hai tuần khám phá, tìm kiếm cơ hội thị trường, lợi thế cạnh tranh, họ sẽ nhanh chóng bắt tay vào thử nghiệm.
Thay đổi văn hóa tại The Times diễn ra dưới sự dẫn dắt của cựu Tổng biên tập Dean Baquet, một nhà báo thắng giải Pulitzer. Họ sẵn sàng thử nghiệm nhiều định dạng khác nhau, từ video 360, VR, Snapchat Discover đến podcast. Podcast tin tức hàng ngày The Dailythu hút hơn 40 triệu lượt tải và stream trong ba tháng đầu, nhận được sự chú ý từ cả độc giả lẫn giới chuyên môn.
Tất nhiên, không phải thử nghiệm nào cũng thành công. Chẳng hạn, The Timesđã phải khai tử ứng dụng Opinion hay NYT Now vì không có nhiều người dùng. Dù vậy, đó là một phần của quy trình, giúp họ nhận ra điểm mạnh - yếu của mỗi sản phẩm để điều chỉnh trong các thử nghiệm tiếp theo.
Ngày nay, nhiều công ty ở vào tình thế tương tự của The Times: dù báo điện tử là tương lai, phần lớn doanh thu vẫn đến từ các sản phẩm và kênh phân phối cũ. Nó dẫn đến câu hỏi một tổ chức nên đặt bao nhiêu tâm huyết khi mà mảng kỹ thuật số chưa đạt đến quy mô như mảng truyền thống. Phức tạp hơn là các kênh kỹ thuật số có thể mang về doanh thu trên mỗi giao dịch thấp hơn. The Timestừng trải qua giai đoạn gần 70% độc giả trả phí là qua hình thức điện tử nhưng 70% doanh thu lại đến từ báo in.
Tuy nhiên, New York Timesvẫn đi theo cách tiếp cận táo bạo, hướng đến tương lai và được đền đáp. Cựu CEO Mark Thompson đã tập hợp một ủy ban và dành phần lớn thời gian thảo luận về đích đến của tờ báo nhìn từ góc độ kỹ thuật số. Ủy ban này bao gồm 14 thành viên và giao trọng trách cho nhân vật giàu kinh nghiệm, Roland Caputo, để bảo đảm báo in vẫn đi đúng hướng. 13 thành viên còn lại (trong đó có Wilson) chỉ suy nghĩ về phiên bản điện tử.
Thành công của The Timesđến từ hợp tác hiệu quả giữa các phòng ban. Họ không thể xây dựng hay ra mắt điều gì nếu không nhìn từ góc độ biên tập, kết hợp giữa các nhân sự công nghệ, nhà thiết kế, kinh doanh, thương hiệu. Gần như mọi người đều tham gia.
Nhu cầu đối với hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức cũng cần thiết như thay đổi trong văn hóa. Theo truyền thống, tòa soạn thường làm việc vô cùng độc lập và rất ít liên quan đến kinh doanh. Song, với tư cách Tổng biên tập, Dean Baquet đã mang đến sự thay đổi quan trọng, bắc cầu giữa tòa soạn với kinh doanh. The Timesphải bảo đảm giá trị tin tức và chất lượng biên tập, nhưng đồng thời tìm ra cách đối thoại giữa hai bộ phận.
Tương tự, các nhà thiết kế ngồi lại với đội ngũ kỹ thuật. Họ dần xóa bỏ bức tường ngăn cách giữa các nhóm khác nhau. Đây không phải điều đơn giản nhưng The Timesđã làm được nhờ vạch ra chiến lược và hướng đi rõ ràng, giúp mọi người tin tưởng và hình dung được cách giải quyết công việc như thế nào, lý do cho việc họ đang làm. Đặc biệt, với các nhân viên mới, họ hiểu được sứ mệnh của tổ chức, cách vận hành, giá trị cốt lõi...
Mỗi bộ phận có một mục tiêu nhưng phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của công ty. Tất cả lộ trình đều minh bạch và công khai với mọi người. The Timestổ chức một chương trình để các nhóm trình bày lộ trình của mình, giúp người khác tìm hiểu thêm về công việc đang làm và tương lai của sản phẩm.
Khi đã có quy trình, lãnh đạo, phối hợp giữa các đội nhóm, yếu tố còn lại là bộ giải pháp công nghệ hiện đại. Hệ thống công nghệ của The Timesrất rộng lớn, bao gồm hàng trăm thành phần, từ công cụ quảng cáo đến tiếp thị, thanh toán. Cựu Giám đốc công nghệ Nick Rockwell gặp thử thách khi phải xây dựng lại nhiều công cụ và hệ thống lõi để thực sự mang lại trải nghiệm đa nền tảng (desktop, di động, ứng dụng, tablet) cho khách hàng.
Theo Wilson và Boutros, họ đã dành khoảng 1/3 ngân sách cho kiến trúc nền của tờ báo. Khi đã trình bày rõ ràng chiến lược với ban lãnh đạo, mọi người đều hiểu cần phải làm lại nền tảng kỹ thuật. Họ đảm bảo lộ trình minh bạch, rõ ràng, các bộ phận khác thấu hiểu công việc mà nhóm đang làm và nó không xung đột với bất kỳ dự án nào.
(Tổng hợp)