![]() |
Thời gian trẻ được vớt lên khỏi mặt nước là khoảng 2 phút kể từ khi tai nạn xảy ra, trẻ vẫn còn thở, chưa bị ngừng tim, được thực hiện sơ cứu tại chỗ và đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu. Ngay sau đó, bệnh nhi L.N được đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau 2 ngày điều trị, trẻ đã qua được cơn nguy kịch, tuy nhiên sức khỏe còn yếu, tâm lý hoảng loạn.
Cũng nhập viện cùng thời điểm tuần vừa rồi, M.Q (10 tuổi, Bắc Ninh) lại không may mắn như vậy. Do không được sơ cứu kịp thời và đúng cách, thời gian chuyển đến bệnh viện trẻ đã ngừng tim quá lâu nên dù rất nỗ lực các bác sĩ đã không thể cứu được bé.
Chiều ngày xảy ra tai nạn, M.Q đi học về và đi bơi cùng các em nhỏ hơn, không may trẻ bị đuối nước. Khi có người đi tập thể dục phát hiện ra, nạn nhân đã nổi trên mặt nước. Trước đó, các bé đi cùng quá nhỏ nên rất hoảng sợ, không có khả năng báo động để được giúp đỡ.
Đặc biệt, trẻ được sơ cứu sai cách bằng việc dốc lên, chạy ngược làm các dịch dạ dày chảy ngược vào đường thở, khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn và bỏ qua mất thời điểm vàng để cứu tim của trẻ. Khi được đưa đến bệnh viện tỉnh để cấp cứu, do thiếu oxy não kéo dài, trẻ vẫn bất tỉnh và tiên lượng tử vong cao. Trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngay sau đó. Các bác sĩ đã dùng phối hợp tất cả biện pháp đặt nội khí quản, sử dụng thuốc vận mạch, điều trị suy tuần hoàn nhưng quá muộn, trẻ tử vong sau đó.
Trường hợp thứ 3 là bé Đ.H (2 tuổi, Vĩnh Phúc) ngã xuống bể cá cảnh. Khi phát hiện ra trẻ nằm ngửa, tím tái. Gia đình cũng sơ cứu sai lầm theo cách dân gian là dốc ngược chạy, sau đó mới hô hấp nhân tạo.
Trẻ nhập bệnh viện huyện trong tình trạng ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, trẻ cũng được thở máy, điều trị suy tuần hoàn, kiểm soát thân nhiệt chủ động, sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng trẻ không khả quan, tiên lượng rất xấu.
Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc có các biến chứng nặng như: suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu oxy kéo dài là do không được cấp cứu hoặc cấp cứu không đúng cách.
Trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức như sau:
1. Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng trong tư thế đầu thấp. Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mền hoặc vải, áo quần khô để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt. Tuyệt đối không bế dốc lên hoặc bế chạy ngược như truyền miệng.
2. Cần đảm bảo đường thở thông thoáng bằng việc lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, người cứu hộ cần hết sức bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.
3. Đánh giá trẻ bằng cách nhìn nghe và cảm nhận: lay gọi, quan sát lồng ngực trẻ, nếu không thấy di động hoặc nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.
4. Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần (hình 1) cùng với xoa bóp tim ngoài lồng ngực: hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2 – 3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây.
5. Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.
6. Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần đặt trẻ tư thế dẫn lưu nghiêng đầu trẻ sang bên, trẻ có thể tự thở trở lại (hình 3)
7. Cần gọi hỗ trợ cấp cứu 115 hoặc các chuyên gia/bác sĩ.
Hãy khoan nói về những khoản thu tiền tỷ để nâng điểm, về tương lai của giáo dục, về sự bất hạnh của những người lẽ ra đã trúng tuyển nhưng vì tiêu cực đã bị văng khỏi cửa ngôi trường họ mơ ước, về trách nhiệm của ông A, bà B, về những ai đã chạy điểm, về khả năng leo cao, luồn sâu của những thí sinh do được nâng điểm mà trúng tuyển...mà chỉ cần nhìn vào hành vi của những người tham gia nâng điểm, cũng đã thấy quá rõ mức độ thảm hại về nhân cách đến mức vượt cả sự tưởng tượng của những người làm thầy, làm quản lý giáo dục.
Đường dây chạy điểm ở Sơn La có hàng chục người. Lạ một điều chưa thấy trong kết luận điều tra hay từ phát ngôn của ai đó có thẩm quyền nói về bất kỳ một cá nhân nào trong đường dây đó chủ động khai báo hay tích cực trong việc phối hợp với cơ quan điều tra nhằm làm rõ vụ việc. Ngay cả vị giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La - người được cho là đã gửi gắm 8 trương hợp theo lời khai của ông Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở này- cũng chưa có một việc làm nào đáng kể trong việc khắc phục hậu quả.
Nếu chưa nói đến việc gửi gắm và động cơ của việc này thì chỉ riêng việc có đến gần chục cán bộ dưới quyền đang bị đề nghị truy tố với những hành vi hết sức tinh vi, xảo quyệt kia, ông ta hiện vẫn đường hoàng ngồi ghế giám đốc mà chưa hề đưa ra dù nổi dù là một lời xin lỗi.
Rõ ràng, nếu không có sự gửi gắm của ông giám đốc, như một tín hiệu bật đèn xanh, thì chắc chắn nhiều cấp dưới của ông không dám vi phạm hoặc vi phạm không tới mức kinh khủng, bất chấp mọi quy định với những hành vi quỷ quyệt như bản kết luận điều tra đã phơi bày như vậy.
Một người đứng đầu ngành giáo dục của một tỉnh mà có thái độ như vậy thì thử hỏi người dân cũng như hàng vạn học sinh tỉnh và cả nước đó sẽ cảm thấy thế nào, họ có thể trông đợi gì từ vị quan chức như vậy?
Đây mới chỉ là khúc dạo đầu của một bi kịch lớn. Bởi những gì chúng ta thấy mới là kết quả phần một của cuộc điều tra gian lận thi cử lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay trong phạm vị một tỉnh.
Không ít ý kiến khác nhau đã đưa ra nhiều giải pháp cho những vi phạm cực kỳ nghiêm trọng này, người mong muốn thế này, người đề nghị thế kia. Nhưng tất cả đều bày tỏ sự căm phẫn trước những thái độ trơ tráo (cách nói của ông Lê Thanh Vân, ĐBQH, khi trả lời phỏng vấn báo chí) sau sai phạm của những cán bộ có trách nhiệm ở một số địa phương và đương nhiên họ cùng đỏi hỏi phải xử lý thật nghiêm khắc đối với những sai phạm thực sự mang tầm đại án này.
Rồi đây, trách nhiệm của ông Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La và có thể cả những cán bộ cao cấp hơn nữa, những người đưa tiền chạy điểm...sẽ được làm rõ và sẽ bị xử lý theo quy định trong giai đoạn điều tra tiếp theo.
Nhưng vấn đề thật đáng suy nghĩ là trong hệ thống có những cán bộ quản lý giáo dục như vậy thì chúng ta sẽ còn hy vọng gì ở lĩnh vực quốc sách hàng đầu này?
Không phải không có lý khi nhiều người đòi hỏi cần một cuộc điều tra toàn diện, không chỉ ở vài tỉnh như Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình mà còn cần lãm rõ cả kết quả thi của những năm trước đây. Họ thực sự mong muốn ít nhất là một sự công bằng tương đối, là sự dám đối đầu với sự thật, là những uẩn khúc cần phải được làm rõ, những hành vi gian dối, tiêu cực phải được bóc trần...
Đó là điều kiện phải có trước tiên để có thể chấn hưng giáo dục và trước tiên là lấy lại lòng tin của người dân. Còn những người thầy nhơ nhuốc đến mức nham hiểm thì biện dù ai nói gì, giải thích thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là những sự bao biện chẳng ai muốn nghe.
Vĩnh Phúc
Các thuộc cấp của mình bị đề nghị khởi tố vì liên quan tới gian lận thi THPT quốc gia năm 2018, nhưng Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La chẳng có lấy một lời xin lỗi.
" alt=""/>Gian lận thi THPT quốc gia: Khi mưu ma chước quỷ của người thầy bị phơi bày