Chỉ số EPI của các địa phương. Nguồn VECOM
Sáng 26/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2019, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã chính thức công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2019.
Tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam năm 2018 đạt trên 30%. Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020, theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.
Theo báo cáo của VECOM, điểm trung bình của Chỉ số Thương mại điện tử năm 2019 là 40,3 điểm, tăng 2,8 điểm so với năm 2018. Thế nhưng, cách biệt giữa điểm trung bình của nhóm 5 địa phương thấp nhất và điểm trung bình của nhóm 5 địa phương cao nhất đang ngày càng bị nới rộng khi cách biệt tới 39,4 điểm, cao hơn khoảng cách 36,7 điểm của năm 2018.
Xu hướng chênh lệch về sự phát triển thương mại điện tử giữa nhóm các địa phương phát triển so với nhóm các địa phương chậm phát triển đang tăng dần. Năm 2018 vừa qua cũng đánh dấu nhiều về sự phát triển của thương mại điện tử như về quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, đầu tư... tuy nhiên có lẽ sự phát triển này vẫn đa số nằm ở nhóm địa phương phát triển điển hình là Hà Nội và TP.HCM. Đại diện VECOM cũng cho biết: "Việc thu hẹp khoảng cách số tiếp tục là một thách thức lớn đối với thương mại điện tử Việt Nam".
" alt=""/>Công bố chỉ số thương mại điện tử: Thu hẹp khoảng cách số vẫn là thách thức lớn đối với Việt NamDù vậy thì tỉ lệ màn hình đang lên này cũng giúp nhà sản xuất tạo ra chiếc máy thon gọn hơn về chiều ngang cho phép cầm nắm, mang bên người dễ dàng hơn.
Tổng thể thân máy cho cảm giác quen thuộc với các góc và cạnh chuộn kiểu bo tròn mềm mại. Màn hình máy hơi nhô lên so với phần khung nhưng việc sử dụng mặt kính cong 2.5D đã giúp cảm giác vuốt sát viền trơn tru, không hề bị cấn.
Máy được thiết kế nguyên khối dựa trên chất liệu chủ đạo là kính và kim loại cùng một ít nhựa dành cho hai dải ăng-ten ở mặt lưng. Mặt sau của máy gồm một nắp lưng kim loại được sơn nhám mịn tay. Hai dải ăng-ten được uốn cong đúng mốt và dải nhựa trên, dưới được sơn cùng màu với nắp kim loại tạo nên sự đồng nhất về màu sắc ở mặt lưng.
![]() |
Camera và cảm biến vân tay ở mặt lưng nằm dọc giữa lưng máy và đối xứng qua đèn flash. Thân máy mỏng 8,2 mm đã để lại mô-đun máy ảnh sau nằm lồi lên trông chơi vơi và dễ bị trầy xước ống kính nếu không dùng kèm ốp lưng.
Cảm biến vân tay dạng tròn được bao bọc bởi viền cắt kim cương màu vàng kim loại bắt mắt. Các nút bấm vật lý ở cạnh phải cho cảm giác ấn khá nhẹ và nhạy. Nút nguồn được khắc hoa văn đan chéo dạng sần tăng ma sát với đầu ngón tay nên bấm dễ chịu.
Khay SIM và thể nhớ bên cạnh phải được thiết kế đủ chỗ cho 2 nanoSIM và một thẻ nhớ riêng biệt giúp smartphone tầm trung này ghi điểm với người dùng ưa thích dùng SIM kép tối ưu nhu cầu liên lạc đồng thời có thể mở rộng bộ nhớ.
Tính năng
Là một trong những smartphone hiếm hoi trong tầm giá bắt kịp xu hướng màn hình tỉ lệ 18:9 tân thời, Wiko XL mang lại không gian hiển thị rộng hơn những vẫn giúp tối ưu kích thước máy, trải nghiệm duyệt web hay xem video trên máy trở nên trọn vẹn và thú vị hơn khi được tối đa không gian cho nội dung.
Máy sử dụng công nghệ tấm nền IPS cho độ sáng, tương phản cao và màu sắc trung thực. Với mức giá dưới 4 triệu đồng, dường như là lẽ tất nhiên khi Wiko sẽ phải lựa chọn áp dụng độ phân giải HD+ 720 x 1440 pixel trên View XL để tối ưu chi phí sản xuất thay vì chạy đua với Full HD+ như các smartphone tầm giá cao hơn.
Nếu không quá khắt khe, thì thực tế mật độ điểm ảnh 269ppi trên màn hình rộng 5,99 inch vẫn duy trì độ nét kha tốt trong các tác vụ hiển thị hằng ngày.
Công nghệ Full Lamination giúp màn hình của View XL giảm thiểu độ chói cho phép hiển thị nội dung ngoài trời rõ ràng hơn.
![]() |
Màn hình 5,99 inch tỉ lệ 18:9 có chiều dài nhỉnh hơn 16:9 truyền thống nên ngón tay sẽ khó chạm đến được những điểm ảnh xa nếu chỉ thao tác máy bằng một tay. Vì vậy, Wiko đã kịp bổ sung cho View XL tính năng thu nhỏ màn hình để tối ưu trải nghiệm sử dụng một tay trên máy khi cần.
Hiệu năng của View XL khá tương đồng với đối thủ cùng tầm giá khi sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 425 64 bit bốn nhân 1,4GHz kết hợp GPU Adreno 405, RAM 3GB và bộ nhớ trong 32GB.
Kết hợp với Android Nougat được tùy biến ít nên gần như thuần Google đơn giản và nhẹ, nên máy có thể hoạt động trơn tru trong các thao tác thường ngày như lướt mạng xã hội, đọc email hay chat OTT, ít khi bị chậm.
" alt=""/>Wiko View XL: màn hình tràn cạnh tầm giá 4 triệuBạn đã học rất nhiều thứ trong nhiều năm qua, nhưng rất có thể là bạn chưa học được cách học sao cho đúng.
Để vượt qua những năm tháng mài quần trên ghế nhà trường, đa số chúng ta sử dụng một cách thức mà các nhà tâm lý học gọi là "massed practice", xin tạm dịch là "rèn luyện trí nhớ theo từng khối", mà gọi một cách kém "văn minh" là nhồi kiến thức càng nhiều càng tốt.
Ví dụ: Hôm nay là thứ Hai, và bài kiểm tra sẽ diễn ra vào thứ Sáu; bạn nhẩn nha cho tới tối ngày thứ Năm, học vào càng nhiều càng tốt trong một (đến một vài) tiếng đồng hồ. Cách thức này cho phép bạn qua được bài kiểm tra kia mà lại không mất quá nhiều thời gian để học – Một cách thức hoàn hảo.
Nhưng não bộ bạn lại không thích cái cách tiếp nhận thông tin ấy. Bạn có thể nhớ được kiến thức cho bài kiểm tra ngay ngày hôm sau, nhưng một tới hai tuần sau là mọi thứ bắt đầu trôi dần đi, thậm chí là biến mất hẳn.
Đây sẽ là cách học, cách tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn nhiều cho bạn.
Đầu tiên, hãy biết rằng hành động "nhồi nhét" kia có cái giá đắt mức nào
Sẽ sớm thôi, bạn áp dụng phương thức tiếp nhận thông tin này vào công việc: bạn soát lại những yếu tố quan trọng trước một cuộc họp lớn, bạn thức vào đêm trước ngày trình bày trước ban giám đốc để hoàn thiện bản trình chiếu.
Cách thức này không hiệu quả lâu dài và không thể tăng quy mô của nó lên được. Khi còn làm việc cho Viện NeuroLeadership NLI, tôi gặp vô số nhân viên từ hàng trăm công ty khác nhau đang bị áp lực đè nặng: họ phải tiếp cận với những kỹ năng mới và những quá trình làm việc mới, phải học và áp dụng chúng một cách nhanh chóng. Cách thức này sẽ luôn dẫn tới một hậu quả duy nhất: khiến bạn sớm kiệt sức và năng suất làm việc sẽ giảm rõ rệt.
Các nhà khoa học nghiên cứu não bộ khám phá ra được rằng cách thức học nhồi nhét sẽ chỉ cho phép bạn nhớ được kiến thức trong khoảng thời gian ngắn thôi. Học thứ Năm, thi vào thứ Sáu và đến Chủ Nhật là quên sạch. Nếu như lượng kiến thức bạn nạp vào không thực sự cần thiết hoặc bạn không quan tâm đến nó thì chẳng có vấn đề gì.
Nhưng nếu đó mà là những kỹ năng ảnh hưởng tới sự nghiệp, tới khả năng làm việc và năng suất lâu dài của bạn, đó lại là một câu chuyện khác. Đừng làm vậy.
Hãy để não bộ làm thay bạn
Trong lịch sử của tâm lý học, "Hiệu ứng tạo khoảng cách – Spacing Effect" là một quá trình tái tạo hoạt động tinh thần có nền móng vững chắc nhất, nó đã được quan sát bởi nhà thần kinh học Hermann Ebbinghaus từ năm 1885. Với một chút lên kế hoạch trước và dự tính trước tình hình, bạn có thể lợi dụng khả năng nhận thức đặc biệt này để cải thiện khả năng học của bộ não mình. Bạn hãy để não bộ mình học, rồi nghỉ ngơi làm việc khác cũng không sao.
Theo lời Lila Davachi, một nhà khoa học thần kinh nhận thức chuyên nghiên cứu về trí nhớ tại Đại học Columbia và cũng là một nhà nghiên cứu tại NLI, việc "tạo khoảng cách" cho phép bạn học thêm những thứ mới mà không tiêu tốn gì. Bạn không còn phải học nhiều hơn, thậm chí chỉ cần học ít thôi cũng được.
"Chúng tôi đã thử nghiệm đo hoạt động não bộ khi đang học và nhập thông tin mới vào, rồi yêu cầu người tham gia thử nghiệm nghỉ ngơi", nhà nghiên cứu Davachi nói. "Sau đó chúng tôi quan sát não bộ của họ mà không báo cho họ biết. Chúng tôi thấy rằng trí óc của họ cứ lơ lửng trôi".
Bà Davachi giải thích rằng giai đoạn này cực kỳ quan trọng. "Chúng tôi tháy dấu vết của những gì đã được học, bộ não vẫn tiếp tục nhắc lại, ‘nhẩm’ lại những thông tin đã được nạp trước đó". Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người có bộ não có thời gian nghỉ để "tự ôn" lại kiến thức sẽ nhớ ra tốt hơn khi thực hiện bài thử, bài kiểm tra sau này.
"Não bộ của bạn đang làm công việc ghi nhớ trong khi bạn làm những việc khác", bà bổ sung.
Đây là cách ứng dụng "cách thức tạo khoảng cách" vào đời thực
Một buổi tối học bài dài nhiều tiếng, một cuộc họp dài cả chiều cần cực kỳ nhiều sự chú ý, mà chất lượng của việc tiếp nhận thông tin sẽ càng giảm đi khi thời gian của buổi học, của cuộc họp càng dài. Chắc hẳn một phiên học, phiên họp ngắn với lượng kiến thức có chất lượng cao, với nhiều người tham gia ý kiến đóng góp sẽ khiến phiên họp, phiên học trở nên hiệu quả.
Bản thân bạn có thể tự áp dụng cách thức này. Thay vì ngồi nhồi nhét lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian dài, hãy lên lịch một buổi tiếp nhận kiến thức chỉ từ 30 cho tới 60 phút, một tuần hay thậm chí nhiều tuần trước khi buổi họp, bài thi diễn ra.
Chắc chắn việc này không quá khó khăn, chỉ cần lên sẵn kế hoạch và quản lý thời gian đơn giản thôi. Bạn cũng có thể sử dụng một app nào đó để thực hiện. Những đứa con của tôi, một nhóc 13 và một nhóc 16 tuổi, sử dụng ứng dụng Quizlet. Bạn điền ngày diễn ra bài kiểm tra và kiến thức cần học vào đó, phần mềm sẽ tạo ra một lịch học cho bạn, nó sẽ gửi thông báo nhắc nhở hàng ngày để việc học đạt hiệu quả cao nhất.
Dù cách học, cách tiếp nhận thông tin của bạn là gì, thì sự thật dựa trên khoa học vẫn là đây: nhồi nhét quá nhiều thông tin trước một sự kiện gì đó sẽ không giúp bạn thể hiện được mình một cách hiệu quả đâu. Một cuộc đối thoại cho phép bạn thể hiện kiến thức của mình yêu cầu bạn phải nhớ và hiểu được dữ liệu quá khứ - nó dựa vào những thứ bạn đã nhớ sâu và nhớ lâu rồi.
May mắn là não bộ của bạn được thiết kế để làm việc đó, có thể tiếp nhận và lưu trữ thông tin rất tốt, nếu như bạn tạo ra những khoảng nghỉ cho nó. Nếu thực hiện đúng cách, thì bạn sẽ tốn ít thời gian và công sức để tiếp nhận thông tin hơn, hiệu quả hơn bất kì buổi "nhồi nhét kiến thức" nào.
Theo GenK
" alt=""/>Đây là cách 'hack não' để bạn không bao giờ bị 'não cá vàng' nữa