Anh Lê Minh Tài năm nay 42 tuổi, làm nghề chạy xe ôm công nghệ, bị tai nạn gãy chân, điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện Quận 2 cũ).
Trước đó, mỗi ngày, anh chạy xe từ Nhơn Trạch, Đồng Nai sang TP.HCM để bắt khách, khoảng 22 giờ mới trở về.
Tai nạn xảy ra vào một đêm đầu tháng 4, sau một ngày làm việc cật lực, anh không nhìn rõ con đường nên tự ngã, chân đập vào con lươn trên đường.
![]() |
Người tài xế nghèo đã vay đủ tiền mổ đợt 1, nhưng sắp tới anh vẫn còn phải mổ 2 đợt nữa, và phải nghỉ thời gian dài chờ bình phục. |
“Bình thường khoảng 22 giờ là tôi nghỉ không bắt khách nữa, nhưng hôm ấy có khách bắt xe muộn nên ráng chạy. Nghĩ là có thêm chút tiền cải thiện bữa ăn cho 2 bà cháu ở nhà, không ngờ lại xảy ra chuyện như vậy”, anh Tài ngậm ngùi.
Anh bị gãy 2 xương cẳng chân trái. Đưa vào bệnh viện Lê Văn Thịnh, bác sĩ nói cần phải phẫu thuật gấp, nhưng chi phí dự kiến lên tới 50 triệu đồng. Ban đầu anh từ chối, vì vét sạch túi cũng chỉ có vài trăm nghìn đồng vừa kiếm được trong ngày. Tiền chạy xe trước đó chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt và tiền học của con gái.
Thế nhưng nghe giọng nghèn nghẹn của mẹ già 80 tuổi và tiếng hỏi han non nớt của con gái, cùng với sự động viên của các bác sĩ, anh mới cắn răng tìm cách vay mượn để chạy chữa.
Ở bệnh viện, ai cũng xót xa cho cảnh neo đơn của anh. Từ ngày nhập viện, mẹ thì già yếu, không thể đi xa, con gái đang học lớp 9, muốn nghỉ học để vào bệnh viện chăm sóc nhưng anh không đồng ý.
“Con bé đang học dở lớp 9, nếu giờ nghỉ học cả tháng trời để chăm tôi thì khác nào con phải nghỉ học luôn. Tôi phải động viên mãi, rồi có hàng xóm thương cho hoàn cảnh mà đi chăm giúp, con bé mới chịu nghe cô ạ. Cứ cuối tuần là con không học thêm gì cả, nhất định đòi xuống chăm cha”, người cha 10 năm cứng rắn bất chợt đỏ hoe đôi mắt.
![]() |
Tài xế nghèo bị tai nạn gãy chân, mẹ già khóc mờ mắt, con gái đòi bỏ học |
![]() |
Anh thương con gái từ nhỏ đã thiệt thòi vì không có mẹ ở bên, nên bằng mọi giá chỉ muốn con được học hành đến nơi đến chốn. |
Anh Tài được hàng xóm nhận xét là người chịu thương chịu khó, hiếu kính với mẹ, lại thương con gái sớm phải chịu thiệt thòi. Khoảng 10 năm trước, vợ chồng anh ly hôn vì cuộc sống có nhiều bất đồng, anh nhận nuôi con gái nhỏ dại khi ấy mới 5 tuổi. Anh vừa làm cha, vừa làm mẹ, dù khó khăn đến mấy cũng chưa từng có ý định gửi con gái về nhà vợ cũ.
“Mình khổ nhưng nếu cố thêm một chút mà nuôi được con thì đáng lắm. Giờ con bé ngoan và hiếu thảo như vậy thì còn mong gì hơn đâu cô”. Nằm trên giường bệnh, anh Tài vẫn không khỏi lo cho con gái. Rôi anh đau lòng nghĩ đến người mẹ ở nhà, mấy ngày này bà đã khóc mờ cả đôi mắt.
Nhà vốn chẳng có gì, khi bất ngờ xảy ra chuyện không may, anh em, hàng xóm cũng gom góp được chút ít, còn lại, anh nhờ người vay mượn mới đủ tiền để mổ. Nhưng sắp tới, anh vẫn còn phải trải qua 2 đợt mổ, chi phí dự kiến cũng phải 30 triệu đồng, chưa kể chi phí sinh hoạt trong khi chờ cái chân anh lành lặn hoàn toàn. Khoản này, anh đã hỏi vay mượn nhiều nơi mà chưa được. Nhưng anh không muốn bỏ cuộc, bởi mẹ già và con gái còn phải dựa vào anh những ngày tháng sau này.
Thông qua Báo VietNamNet, anh Tài khẩn cầu các nhà hảo tâm giúp đỡ để gia đình anh có thể vượt qua cơn túng quẫn này.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:"Việc giảm tải này không chỉ về mặt cơ học, tức là số người đến viện, mà còn giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện do vấn đề mật độ được giảm. 1.000 người bệnh chờ đợi khám trong 1 giờ đồng hồ khác 100 người”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phân tích ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện là lắng nghe tiếng nói của người bệnh
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định an toàn người bệnh là phòng ngừa tổn hại cho người bệnh, hạn chế các nguy cơ sự cố y khoa, cũng là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý chất lượng bệnh viện. "Trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện là lắng nghe tiếng nói của người bệnh", ông Khuê nhấn mạnh.
Việc lắng nghe này thông qua đường dây nóng/hòm thư góp ý, hội đồng người bệnh, khảo sát sự hài lòng của người bệnh/người nhà bệnh nhân và các kênh khác như báo chí, truyền thông, mạng xã hội...
Bộ Y tế lần đầu thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện vào năm 2013. "Chúng ta dám để người bệnh chấm điểm bệnh viện, nhân viên chấm điểm ban lãnh đạo, người bệnh nhận xét, góp ý. Tôi còn nhớ giai đoạn đó, Bộ trưởng Y tế còn phát biểu: 'Nhà vệ sinh bẩn tức là giám đốc ở bẩn', nghĩa là chất lượng bệnh viện phải lo từ nhà vệ sinh, cổng bảo vệ, đến phát triển kỹ thuật cao...", ông Khuê chia sẻ.
Nghị quyết 20/NQ-TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đặt mục tiêu đến năm 2025 có 80% người dân hài lòng với dịch vụ y tế; nâng lên 90% vào năm 2030.
Trong Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 của Bộ Y tế do Thứ trưởng Lê Đức Luận ký ban hành ngày 26/7, Bộ Y tế cho biết tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế năm 2023 ước đạt 90%, vượt 10% so với chỉ tiêu đề ra.
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ để tăng sự an toàn cho bệnh nhân![]() |
Anh Phạm Văn Phương bị tai nạn, nằm liệt giường suốt hơn 10 năm |
Vợ chồng anh Phạm Văn Phương (xóm Lâm Tiến, xã Giao Phong, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) có 3 người con nên để có tiền trang trải cuộc sống, lo cho các con ăn học, cách đây hơn 10 năm, anh Phương quyết định vào Quảng Nam đào vàng mong có chút vốn liếng mang về quê.
Hy vọng thoát nghèo chưa kịp thực hiện thì anh bất ngờ gặp tai nạn. Khi đi đào vàng, anh bị cây đổ đè lên người dẫn đến dập tuỷ, liệt tứ chi. Dù được những người làm cùng đưa đến Bệnh viện đa khoa thành phố Đà Nẵng cấp cứu song do vết thương quá nặng, anh Phương mất khả năng hồi phục hoàn toàn.
Kể từ ngày gặp nạn, anh Phương bị liệt, mọi sinh hoạt đều dựa vào vợ con. Do nằm quá nhiều, cơ thể anh lở loét phần lưng, viêm nhiễm. Có những lúc, người đàn ông ấy không thiết sống nữa vì không muốn làm khổ vợ con.
Niềm an ủi duy nhất đối với anh chính là việc con gái lớn thi đỗ chuyên ngành Y ở TP.HCM. Các con anh đều biết nghĩ và ngoan ngoãn dù hoàn cảnh gia đình cơ cực.
Hơn 10 năm qua, chị Hoài trở thành trụ cột trong nhà, phải đi làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Công việc thời vụ cũng không đủ để duy trì cuộc sống, cái nghèo đeo bám quẩn quanh, con gái thứ hai của anh chị quyết định bỏ học đi làm công nhân giày da, phụ giúp cha mẹ.
Vết lở loét trên cơ thể ngày càng lan rộng gây đau đớn, khổ sở, hàng tháng anh cần phải mua thuốc, tốn hết 3 triệu đồng. Tính cả chi phí bông băng, bỉm, mỗi tháng gia đình cần tốn hơn 5 triệu đồng lo cho anh.
![]() |
Suốt 11 năm, anh Phương nằm liệt giường, các con và vợ phải thay nhau chăm sóc |
Cùng chừng ấy thời gian, vợ chồng anh Phương phải đi vay số tiền lên đến hơn 200 triệu đồng, trong đó vay ngân hàng 50 triệu đồng. Nhiều lúc, chị Hoài tính bán nốt căn nhà đang ở để lo chi phí thuốc men cho chồng nhưng anh Phương không đồng ý.
Người đàn ông bất hạnh không muốn mất đi nơi trú ngụ duy nhất của vợ chồng mình. Anh bảo lại vợ: “Vay mãi cũng không được vì mình không trả nổi cho người ta. Anh không muốn chữa nữa. Anh không mắc bệnh mà đây là tai nạn. Cái nhà em phải để lại cho các con ăn ở".
Nghe chồng nói, chị Hoài rơi nước mắt vì xót xa và bất lực. Dịch Covid-19 bủa vây khiến kinh tế gia đình họ càng suy kiệt trầm trọng. Cả nhà có lúc ăn dè xẻn, chịu đói vì không đủ tiền xoay sở.
Ông Nguyễn Văn Thủ, trưởng xóm Lâm Tiến cho biết: "Gia đình anh Phương thuộc vào diện hộ cận nghèo nhiều năm nay. Anh Phương là lao động chính trong nhà, đi làm ăn xa không may bị tai nạn, nằm liệt giường đã hơn 10 năm nay. Hiện tại, một mình chị Hoài gồng gánh thuốc thang, sinh hoạt. Rất mong hoàn cảnh của họ được nhiều người giúp đỡ".
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: