
Khi thuyền trưởng tuyển Việt Nam muốn bổ sung thêm trợ lý chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022, nhiều người hâm mộ, thậm chí cả truyền thông đã hy vọng HLV Park Hang Seo mời đến Kiatisuk hay Trương Việt Hoàng.
Những lý do mà người ta có thể tin rằng 2 cựu danh thủ của bóng đá Việt Nam, Thái Lan xứng đáng được chọn vẫn nằm ở năng lực khi đưa HAGL hay Viettel bay cao tại LS V-League 2021.
![]() |
Kiatisuk được nhắc đến như ứng viên cho vị trí trợ lý của thầy Park |
Không chỉ có vậy, lý do mà Kiatisuk hay HLV Trương Việt Hoàng được đề xuất còn nằm ở chỗ vào lúc này quân HAGL hay Viettel đang chiếm số đông trên tuyển Việt Nam hoặc U23 Việt Nam.
Có nghĩa, nếu HLV Park Hang Seo mời được Kiatisuk hoặc cựu danh thủ của Thể Công lên tuyển Việt Nam làm phó tướng cho mình ít nhiều giảm tải được rất nhiều chi tiết trong việc truyền tải thông tin, chuyên môn...
Tóm lại, từ mục đích hay năng lực... rõ ràng cả Kiatisuk lẫn HLV Trương Việt Hoàng xứng đáng có vị trí trong thành phần BHL Việt Nam, nhưng rốt cuộc thầy Park vẫn chọn người đồng hương Park Choong Kyun thay vì 2 cái tên mà người hâm mộ nghĩ đến.
Bầu Đức ra tay... còn khó, nói gì thầy Park
Dù ý tưởng mời Kiatisuk lên tuyển Việt Nam và làm phó tướng cho thầy Park thực tế không tồi, nhưng điều này thành hiện thực xem ra còn khó hơn cả chuyện tuyển Việt Nam giành vé đi World Cup 2022.
Khó không phải Kiatisuk là người Thái Lan mà vì chẳng HLV danh giá nào đang làm thuyền trưởng một CLB lại muốn lên ĐTQG chỉ để đóng vai... trợ lý, trừ khi phục vụ đất nước.
![]() |
Nhưng với vị thế, tài năng... |
Cần biết rằng, với một người làm và yêu nghề chuyện hàng ngày, hàng tuần được ra sân cùng các cầu thủ quan trọng hơn rất nhiều so với công việc mang tính thời vụ, ngắt quãng như ở ĐTQG nên thực sự khó mà thành.
Đối với Kiatisuk thì càng không, bởi trước khi HLV Park Hang Seo vụt sáng và trở thành người cầm quân xuất sắc bậc nhất khu vực thì cựu thuyền trưởng tuyển Thái Lan đã nổi tiếng từ rất lâu trong vai trò cầu thủ lẫn trên đường biên.
Thậm chí, so sánh thành tích đến lúc này thuyền trưởng tuyển Việt Nam còn chưa qua được Kiatisuk từ sân chơi khu vực ra châu lục, thậm chí cả tại vòng loại thứ 3 World Cup, cho tới khi tuyển Việt Nam kết thúc sân chơi này.
![]() |
điều đó khó xảy ra, kể cả bầu Đức muốn |
Năng lực chưa chắc đã kém, thành tích vẫn nhỉnh hơn và quan trọng như đã nói Kiatisuk ngoại trừ chuyện phục vụ tuyển Thái Lan thì công việc tại HAGL lúc này vẫn rất ổn với sự tôn trọng từ người hâm mộ, bầu Đức đến các cầu thủ.
Nói ngắn gọn lại, Kiatisuk lên làm phó tướng cho thầy Park là chuyện không bao xảy ra kể cả khi bầu Đức can thiệp. Bởi muốn thành công trong nghề HLV thì danh dự, cái tôi phải rất lớn mà điều này Kiatisuk có thừa.
Trường hợp của HLV Trương Việt Hoàng cũng tương tự như thế, nhưng cựu danh thủ này vẫn có thể lên tuyển làm phó cho thầy Park nếu Tổ quốc cần, còn tự nhiên xảy ra chắc chắn là không thể.
Đấy là chưa nói, HLV Park Hang Seo thừa hiểu mình cần ai, và ai có thể đóng vai giúp việc!
M.A
HLV Park Hang Seo bổ sung thêm một trợ lý người Hàn Quốc là ông Kim Tae Min của CLB HAGL lên tuyển Việt Nam.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam cần trợ lý, thầy Park mời mọc KiatisukBộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị 02 về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư. Chỉ thị được ban hành khi thực tế có nhiều tranh chấp, đơn thư khiếu nại kéo dài, nhiều khu chung cư người dân phản ứng quyết liệt với chủ đầu tư, căng băng rôn tại các nhà chung cư, các cơ quan quản lý nhà nước và các cấp chính quyền tạo ra dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương.
Theo Bộ Xây dựng điều này xuất phát từ việc nhiều chủ đầu tư, ban quản trị (BQT) nhà chung cư quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư (viết tắt là kinh phí bảo trì) không chấp hành hoặc chấp hành nhưng không đầy đủ theo quy định.
![]() |
Vấn đề phí bảo trì gây nhiều tranh chấp, đơn thư khiếu nại kéo dài tại nhiều chung cư tạo ra dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự |
Từ thực tế trên, lần đầu tiên vấn đề phí bảo trì chung cư đã được đưa vào kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng. Đầu năm 2021, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Thanh tra Bộ tập trung thanh tra đối với nhiều chủ đầu tư và ban quản trị nhà chung cư xảy ra tranh chấp gay gắt, có biểu hiện không chấp hành các quy định của pháp luật về nhà ở, đặc biệt là công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì tại một số địa phương.
Kết thúc đợt thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành 18 kết luận thanh tra đối với 18 chủ đầu tư và 17 ban quản trị tại 24 nhà chung cư/cụm nhà chung cư, đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán để chuyển ngay cho ban quản trị nhà chung cư với tổng số kinh phí bảo trì gần 345 tỷ đồng, buộc 5/18 chủ đầu tư trả lại 2.080 m2 diện tích lấn chiếm về cho cư dân (có giá trị khoảng 62,40 tỷ đồng), đã xử phạt vi phạm hành chính 08/18 chủ đầu tư, tổng số tiền là 1,03 tỷ đồng.
Ghi nhận thời gian qua, vấn đề quỹ bảo trì chung cư là một trong những tranh chấp dai dẳng tại nhiều dự án từ bình dân đến cao cấp. Bộ Xây dựng cho biết có 7 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh chấp, đơn thư khiếu nại gay gắt, kéo dài. Trong đó, về phía chủ đầu tư đã tự ý thay đổi công năng, mục đích sử dụng, lấn chiếm, sử dụng các phần thuộc sở hữu chung, chậm tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công nhưng không có văn bản đề nghị UBND cấp xã tổ chức, chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ hồ sơ nhà chung cư cho BQT.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do chủ đầu tư và BQT không thống nhất được các phần diện tích, nhất là phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại, thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở; chủ đầu tư và BQT chưa quyết toán số liệu (gốc và lãi) kinh phí bảo trì nhưng chủ đầu tư đã bàn giao và BQT đã nhận số tiền kinh phí bảo trì.
Ngoài ra còn xuất phát từ chính cơ quan quản lý, một số chính quyền cấp xã, cấp huyện xử lý chưa triệt để nhiều kiến nghị, tranh chấp tại nhà chung cư của địa phương mình.
Đề nghị công an vào cuộc, xử nghiêm chủ đầu tư
Từ thực tế trên, Chỉ thị của Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp cơ quan công an trên địa bàn để xử lý đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định.
Đồng thời, kiên quyết chỉ đạo cưỡng chế và xử lý nghiêm chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 30/2021.
![]() |
Suốt 7 năm qua, cư dân chung cư Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhiều lần căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng, "tố" chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì. Tháng 7/2021, UBND quận Hai Bà Trưng yêu cầu chủ đầu tư bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì khu chung cư cho BQT |
Cùng với đó, UBND các địa phương chỉ đạo Sở Xây dựng tăng cường thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì các nhà chung cư. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tội phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì chuyển cơ quan điều tra theo quy định.
Chỉ đạo UBND cấp huyện khẩn trương kiểm tra và ban hành Quyết định công nhận hoặc ủy quyền cho UBND cấp xã nơi có nhà chung cư kiểm tra hồ sơ và ban hành Quyết định công nhận ban quản trị nhà chung cư theo quy định khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của ban quản trị chung cư.
Đối với chủ đầu tư, chỉ thị nêu rõ nghiêm cấm các hành vi được quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 như chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư…
Đối với BQT cần chú trọng việc nhận bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ nhà chung cư từ chủ đầu tư; chuẩn bị các nội dung và tổ chức họp hội nghị nhà chung cư; không được kích động người khác gây mất trật tự, an ninh tại khu vực nhà chung cư; đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư, không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng giao Thanh tra Bộ khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu của tội phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì chuyển cơ quan điều tra theo quy định.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng và lãnh đạo bộ thời gian tới Thanh tra Bộ sẽ tăng cường công tác hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, xây dựng đề cương, biểu mẫu và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giải đáp các kiến nghị thắc mắc trong quá trình thanh tra để hỗ trợ thanh tra các Sở Xây dựng thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước tại các địa phương.
Hồng Khanh
Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu 15 chủ đầu tư của 22 chung cư ở Hà Nội phải trả lại cư dân 250 tỷ tiền quỹ bảo trì. Tuy nhiên 22 chung cư chỉ là số nhỏ trong số những chung cư có tranh chấp về phí bảo trì.
" alt=""/>Om nghìn tỷ bảo trì chung cư công an vào cuộc khi có dấu hiệu hình sự