
 |
GS Barney Glover - Hiệu trưởng ĐH Western Sydney (bìa trái) trong buổi trao học bổng cho các ứng viên giành học bổng Cử nhân kinh doanh tài năng (BBUS Talent) tại TP.HCM - Ảnh: Toàn Nghĩa |
Thành công từ những nỗ lực
“Dù tuổi đời chỉ 30 năm, ĐH Western Sydney đã có những bước tiến đáng kể khi lần lượt lọt vào các top 500, 400 và vừa qua là 300 theo đánh giá của THE.” - GS. Yi-Chen Lan - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Quốc tế ĐH Western Sydney (Úc) chia sẻ trong chuyến làm việc với đối tác quan trọng tại Việt Nam là Viện ISB (ĐH Kinh tế TP.HCM).
Bảng xếp hạng này cũng ghi nhận ĐH Western Sydney đứng hạng 7 trong danh sách các đại học có tác động tích cực cho xã hội, khi là một trong những đơn vị luôn theo đuổi các chỉ số phát triển bền vững của Liên hiệp quốc.
Theo GS.Yi-Chen Lan, đây là thành công từ những nỗ lực rất lớn trong việc hướng đến 48.000 sinh viên đang học tập tại trường, trong đó có đến 6.000 sinh viên quốc tế. Đó là chưa kể các bạn trẻ đang theo học các chương trình liên kết của ĐH Western Sydney ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Viện ISB của Việt Nam.
Xây dựng trung tâm học tập ở Đông Nam Á
Trong chuyến làm việc với Viện ISB vào tháng 8/2019, PGS.Linda Taylor - Phó hiệu trưởng trường ĐH Western Sydney cho biết, thông qua chương trình MBA Talent, Western Sydney hướng đến việc đưa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng thành một trung tâm đào tạo khu vực Đông Nam Á (ASEAN Hub) của trường.
“ĐH Western Sydney xem các chương trình hợp tác với Viện ISB của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là những viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng một trung tâm học tập tại khu vực Đông Nam Á.” - PGS Linda Taylor cho biết thêm, hướng đi tiếp theo của trường là mở rộng chương trình đào tạo đến nhiều khu vực trên thế giới, trong đó đặc biệt chú trọng đến Việt Nam.
“Những sinh viên xuất sắc sẽ có cơ hội đến Úc, theo học tại chính ĐH Western Sydney.” - PGS Linda Taylor nhấn mạnh.
Cũng trong chuyến làm việc này, GS. Barney Glover - Hiệu trưởng ĐH Western Sydney chia sẻ, hướng đi tiếp theo của trường là mở rộng chương trình đào tạo đến nhiều khu vực trên thế giới, trong đó đặc biệt chú trọng đến Việt Nam, xem các chương trình hợp tác với Viện ISB là những viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng một trung tâm học tập tại khu vực Đông Nam Á.
GS.Barney Glover nhấn mạnh: “Không phải Thái Lan hay Singapore, chính Việt Nam mới là trung tâm của Đông Nam Á, không chỉ về vị trí địa lý, mà cả trong giáo dục, Việt Nam cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về giáo dục đại học. Tốc độ tăng trưởng này nhanh nhất nhì trong khu vực”.
 |
PGS.TS.Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện ISB (đứng, thứ 3 từ trái sang) và GS Yi-Chen Lan - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Quốc tế ĐH Western Sydney (đứng, bìa phải) trong buổi gặp gỡ với các cựu học viên cao học của Viện ISB/WSU - Ảnh: Thiên Tôn |
PGS.TS. Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng Viện ISB cho biết, ĐH Western Sydney thăng hạng là thông tin đáng mừng cho những sinh viên theo học các chương trình hợp tác giữa Viện và đại học này.
Ông Quân đánh giá, hầu hết sinh viên của Viện ISB được trang bị năng lực vững chắc trước khi ra trường, trong đó có các kĩ năng như tự học, tự phát triển, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, và nhất là kĩ năng thành thạo ngoại ngữ. “Với năng lực đó, sinh viên có thể dễ dàng giải quyết từng vấn đề, ứng dụng những gì được rèn luyện trong nhà trường vào từng mô hình cụ thể” - ông Quân nói.
Từ năm 2010, ĐH Western Sydney (Úc) và Viện ISB ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn của hai bên. Mục đích chính của việc hợp tác nhằm mang lại lợi ích tối đa cho sinh viên (Cử nhân và Thạc sĩ); tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên Việt Nam và Úc. Tìm hiểu thêm tại https://isb.edu.vn/ MBA Venture 2019 là chương trình hợp tác đào tạo giữa Viện ISB và WSU. Khoá học Thạc sĩ 18 tháng này với cách tiếp cận sáng tạo, tập trung định hướng vào giải quyết vấn đề giúp học viên phương pháp và kỹ năng đối diện thách thức để tự tin giải quyết vấn đề. Tìm hiểu thêm tại https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-mba-venture/ |
(Nguồn: ĐH Western Sydney)
" alt=""/>Western Sydney vào top 300 đại học tốt nhất toàn cầu
Sau khi giành AFF Cup 2018, giấc mơ bước vào vòng 1/8 Asian Cup 2019 của tuyển Việt Nam được quyết định trong trận cuối vòng bảng với Yemen. |
Yemen đấu Việt Nam mà không ghi bàn trong 5 trận quốc tế trước đó |
Yemen không được đánh giá cao như tuyển Việt Nam. Tuy vậy, thầy trò HLV Park Hang Seo vẫn phải thận trọng, để đạt kết quả tốt nhất.
Yemen và niềm hy vọng Al-Matari
Khi Yemen lên đường sang UAE, Abdulwasea Al-Matari là gương mặt được giới truyền thông và người hâm mộ nước này kỳ vọng nhiều nhất.
Ở thời điểm này, Al-Matari là cầu thủ đẳng cấp nhất bóng đá Yemen, về tư duy chiến thuật cũng như yếu tố kỹ thuật.
Thuận chân phải, Al-Matari có thể đá tốt cả hai cánh, cũng như vị trí tiền vệ trung tâm.
Trong các trận đấu Asian Cup 2019, HLV Jan Kocian luôn xếp Al-Matari đá tiền vệ trái, đồng thời cho anh được hoạt động tự do.
 |
Yemen phụ thuộc nhiều vào Al-Matari (áo đỏ) |
Cầu thủ 24 tuổi này đã có 5 năm khoác áo ĐTQG. Anh ghi được 5 bàn, và đều thuộc các trận chính thức. 4 trong số đó diễn ra ở vòng loại Asian Cup 2019, và bàn còn lại được ghi trong giai đoạn vòng loại World Cup 2018.
Bàn thắng quan trọng nhất sự nghiệp Al-Matari là pha lập công vào lưới Philippines, ngay trên vùng đất Bacolod mà các đội khách đều ngán, trong trận hòa 2-2 ở vòng loại Asian Cup 2019.
Khóa Al-Matari, Yemen hết bài
Trong 2 trận đấu vừa qua, Al-Matari đều không thể hiện được năng lực trước các tiền vệ đẳng cấp hơn của Iran và Iraq.
Al-Matari hiếm khi tìm thấy khoảng trống, và cũng hay lúng túng khi đối phương áp sát. Điều đó dẫn đến việc Yemen không thể triển khai bóng.
Trước Iran, Yemen chỉ có 68,3% pha phối hợp đi chính xác. Trong trận thua Iraq 0-3, tỷ lệ này cải thiện hơn, với 78,8%. Nhưng chủ yếu nhờ đối thủ vừa đá vừa dưỡng chân.
 |
Hàng công Yemen trông vào cầu thủ trẻ Al Sarori (áo đỏ) |
Nhiệm vụ của tuyển Việt Nam trong việc hạn chế Al-Matari là Trọng Hoàng. Đây có vẻ là thách thức không khó với cầu thủ người Nghệ An.
Yemen phụ thuộc vào Al-Matari, nhưng tất nhiên HLV Jan Kocian - một người giàu kinh nghiệm - cũng có giải pháp để triển khai thế trận.
Ahmed Al Sarori là niềm hy vọng số 2 của "Quỷ đỏ". Mặc dù mới 20 tuổi, nhưng anh có thâm niên khoác áo Yemen từ 3 năm nay, khi ra mắt ĐTQG lúc 17 tuổi và 19 ngày.
Al Sarori là mẫu cầu thủ hiện đại, khi đá được nhiều vị trí. Anh đá với Iran ở vai trò tiền đạo, nhưng đến trận Iraq lùi xuống hàng tiền vệ.
Tuy nhiên, khả năng bùng nổ của Al Sarori cũng không quá ấn tượng. Kể cả khi hàng thủ tuyển Việt Nam mất quân, khi Duy Mạnh bị treo giò, thì cầu thủ từng thi đấu ở giải hạng Tư Brazil cũng khó có đất diễn.
Kim Ngọc
" alt=""/>Việt Nam vs Yemen: Yemen có vũ khí nào đấu Việt Nam?