Trung tướng Keith Kellogg (Ảnh: AFP).
"Ông Keith đã lãnh đạo một sự nghiệp quân sự và kinh doanh nổi bật, bao gồm cả việc đảm nhiệm các vai trò an ninh quốc gia rất nhạy cảm trong chính quyền đầu tiên của tôi. Ông ấy đã sát cánh cùng tôi ngay từ đầu! Cùng nhau, chúng ta sẽ bảo đảm hòa bình thông qua sức mạnh, và làm cho nước Mỹ cũng như thế giới an toàn trở lại", Tổng thống đắc cử Donald Trump viết trên mạng xã hội Truth ngày 27/11.
Hiện không rõ việc lựa chọn ông Kellogg có cần Thượng viện phê chuẩn hay không. Kể từ năm 2023, các đặc phái viên có khả năng phải trải qua quá trình phê chuẩn của Thượng viện. Tuy nhiên, kể cả cần phải phê chuẩn, ông Kellogg được cho là sẽ không vấp phải trở ngại đáng kể nào.
Như vậy, ông Kellogg, một trung tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu 80 tuổi, sẽ đảm nhiệm vai trò đặc phái viên này khi xung đột Nga - Ukraine sắp bước sang năm thứ 4.
Về cuộc chiến Nga - Ukraine, ông Kellogg ủng hộ các bên đàm phán. Ông từng phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 6 rằng: "Chúng tôi sẽ nói với phía Ukraine, các vị phải ngồi vào bàn đàm phán, nếu không, Mỹ sẽ cắt viện trợ. Chúng tôi cũng nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông ấy phải ngồi vào bàn đàm phán, nếu không chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine mọi thứ để đối phó Nga".
Theo Reuters,ông Kellog và một cựu trợ lý khác của Tổng thống đắc cử Trump, Fred Fleitz, là đồng tác giả đề xuất chấm dứt xung đột Nga - Ukraine mà Phó Tổng thống đắc cử JD Vance đã nêu trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 9.
Kế hoạch này sẽ đóng băng cuộc xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại, đồng thời trì hoãn việc xem xét tư cách thành viên NATO cho Ukraine trong vòng 20 năm.
Moscow sẽ bị buộc phải ngồi vào bàn đàm phán trước lời đe dọa Mỹ tăng viện trợ cho Kiev, trong khi Ukraine sẽ nhận được lời hứa nhận thêm vũ khí của Mỹ nếu đồng ý tham gia đàm phán.
Tuy nhiên, cả Nga và Ukraine đều bác bỏ đề xuất được đồn đoán này.
Luke Coffey, thành viên cấp cao tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn bảo thủ, cũng nhận định kế hoạch trên không phải một "đề xuất hòa bình mang tính thực tế".
Ông Kellogg từng là cố vấn an ninh quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Mike Pence trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Sau đó, ông trở thành quyền cố vấn an ninh cho ông Trump sau khi tướng Michael Flynn từ chức vào năm 2017.
Đầu năm nay, ông Kellogg đánh giá, việc ông Trump trở lại Nhà Trắng có thể dẫn đến thực tế là một số thành viên NATO chi tiêu quốc phòng không đạt mức ít nhất 2% GDP sẽ mất quyền được bảo vệ theo Điều 5 trong Hiến chương NATO trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài.
Ông cũng cho biết nếu ông Trump thắng cử, ông có thể triệu tập hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6/2025 để thảo luận về tương lai của liên minh.
Theo tướng Kellogg, NATO không loại trừ khả năng trở thành một "liên minh theo cấp bậc" trong đó một số thành viên được hưởng sự bảo vệ tốt hơn tùy thuộc vào việc họ tuân thủ các điều khoản thành lập của liên minh.
" alt=""/>Ông Trump chọn đặc phái viên về Ukraine ủng hộ đóng băng xung độtKia K5 trẻ trung hơn, khá phù hợp với phong cách của tôi. Camry mới dù trẻ hơn nhưng cảm giác lái chắc vẫn khá buồn tẻ, nội thất cũng ít công nghệ. Nhờ độc giả có kinh nghiệm tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
" alt=""/>Sedan hạng D chọn Kia K5 hay Toyota Camry?
Tôi được giao nhiệm vụ đơn giản nhất là rán đậu phụ nhưng cũng làm không xong vì ở nhà tôi vốn được ba mẹ cưng chiều như trứng mỏng nên chẳng phải mó tay vào bất cứ chuyện gì. Bất lực nhìn chảo đậu ngả sang màu đen, tôi luống cuống hết bật lại tắt bếp gas, gương mặt đỏ bừng, miệng mếu máo sắp khóc. Vừa may chị Hai trông thấy, vội chạy ngay đến, sợ tôi bị phỏng. Lắc đầu cười xòa, chị soạn mớ rau sai tôi nhặt, "giải thoát" cho đứa em vụng về.
Trở thành vợ anh rồi tôi càng cảm nhận sâu sắc tình thân của chị Hai. Chị hướng dẫn tỉ mỉ chuyện bếp núc đâu ra đó, do vậy nếu tôi làm sai hoặc cách cư xử chưa phải phép thì chị chỉnh liền. Hàng xóm thấy chị hay la rầy tôi tưởng chị "khó dễ", thực ra là chị muốn tốt cho tôi thôi. Chị không thanh minh, vẫn luôn ân cần với tôi và mọi người. Sinh con được sáu tháng, tôi phát hiện chồng ngoại tình. Đau đớn, thức trắng triền miên, tôi rơi vào trạng thái trầm cảm, mất sữa cho con bú nhưng lại không biết tâm sự cùng ai.
Chị Hai ghé thăm, tra gạn tôi và hiểu rõ sự tình. Chị trầm ngâm lúc lâu, ánh mắt xa xăm. Chị bàn với tôi hãy để chị giải quyết chuyện này, rồi sẽ ổn hết. Tôi ôm chặt lấy chị, nước mắt rơi lã chã. Suốt một tháng ròng rã, chị sang nhà chăm tôi, chăm cháu, nấu sẵn thức ăn đợi chồng tôi về rồi mới chạy xe mấy chục cây số về nhà mình. Sự kiên nhẫn của chị vẫn chẳng lay chuyển chồng tôi, chị quyết định nói chuyện thẳng thắn một lần. Tôi đã nép sau bức tường lắng nghe toàn bộ. Chị kể chuyện anh rể đã từng phản bội chị thế nào.
Lần đầu tiên tôi thấy người chị mạnh mẽ bộc lộ sự mềm yếu giấu kín bên trong. Anh rể đi xuất khẩu lao động để cải thiện cuộc sống, ở Nhật anh qua lại với một người phụ nữ, thế nên tin tức, tiền bạc dần thưa thớt. Lòng chị dấy lên mối hoài nghi. Chưa kịp kiểm chứng thì anh gửi thư về đòi ly dị, nỗi hoài nghi biến thành hiện thực đầy ám ảnh. Giây phút ấy, chị chỉ muốn đạp đổ hết mọi thứ nhưng vì các con mà chị nhẫn nhịn tha thứ và tìm cách níu kéo chồng.
Rồi khi anh rể bệnh nặng, người đàn bà kia "trả" anh về cho chị, anh lại ở với chị cho đến lúc qua đời như một người chồng mẫu mực mà các con, anh em không ai mảy may biết chuyện "trục trặc" của anh chị. Chị gằn giọng ở câu cuối mà tôi vô cùng xúc động: "Chị biết đàn bà quanh em có nhiều, nhưng sống đời với em chỉ có vợ em thôi". Chồng tôi như bị điểm trúng huyệt, anh gục đầu vào vai chị khóc nấc, nghẹn ngào xin lỗi vì đã quá vô tâm với nỗi đau của chị. Có lẽ anh đã hiểu lý do tại sao chị rút cạn ruột gan kể lại mọi chuyện cho anh sau nhiều năm chôn chặt.
Ai cũng thắc mắc sao tôi cun cút nghe theo lời chị chồng. Hơn ai hết, tôi hiểu rằng nhờ theo lời chị, "làm ngơ" lỗi lầm của chồng mà tôi đã giữ được mái ấm gia đình. Chị là chị của "người ta" nhưng với tôi, chị hơn cả người chị thân thiết, ruột rà.
(Theo Minh Vy/Phunuonline)
" alt=""/>Bí mật nhiều năm chôn chặt của chị chồng