Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện chào mừng 60 năm thành lập trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (1956 - 2016), ngày 15/9/2016, FPT Software - đơn vị thành viên trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT đã trao tặng ĐH Bách khoa Hà Nội trang thiết bị phòng thực hành máy tính gồm 45 bộ máy tính, 1 máy chiếu và một số trang thiết bị khác phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, có tổng giá trị 1 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ trao tặng, Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc, cựu giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội khẳng định: “FPT luôn mong muốn hợp tác và hỗ trợ ĐH Bách Khoa trong hoạt động đào tạo cũng như nghiên cứu phát triển, đặc biệt là về các công nghệ mới như IoT, S.M.A.C. Nếu nhà trường và doanh nghiệp khéo kết hợp thì sinh viên hoàn toàn có thể lập nghiệp ngay từ khi chưa ra trường. Chẳng hạn như, Tổng giám đốc FPT Software Hoàng Việt Anh, cựu sinh viên K36 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, vào FPT với vị trí sinh viên thực tập từ năm thứ 2 và ngay trong quá trình thực tập đã được cử đi TP.HCM để triển khai dự án cho khách hàng”.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Trường rất tự hào khi trong thành công của FPT, một tập đoàn mạnh và có tên tuổi, có sự đóng góp lớn của các cựu cán bộ, sinh viên ĐH Bách Khoa. Trường mong muốn, hai bên không chỉ hợp tác trong việc đào tạo sinh viên liên quan đến lĩnh vực phần mềm mà còn có thể hợp tác trong việc nghiên cứu đón đầu một số mảng công nghệ”.
![]() |
Tại FPT, 12% cán bộ công nghệ, kỹ thuật xuất thân từ ĐH Bách Khoa Hà Nội. Đặc biệt, trong số 1.300 cán bộ quản lý từ cấp phòng trở lên, cựu sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất là 26%, trong đó có thể kể đến các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn FPT đều xuất thân từ ĐH Bách khoa Hà Nội như: Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc, cựu giảng viên ĐH Bách Khoa; Phó Tổng Giám đốc FPT Dương Dũng Triều, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến và Tổng Giám đốc FPT Software Hoàng Việt Anh là những cựu sinh viên của ĐH Bách khoa Hà Nội.
" alt=""/>CEO FPT: Nhà trườngCông ty Trung Quốc LeTV mới đây vừa công bố sẽ ra mắt chiếc smartphone đầu tiên của hãng tại Ấn Độ vào giữa tháng 1/2016. Thông tin này được hãng tiết lộ trong một cuộc gặp gỡ với các fan hâm mộ tại Bengaluru.
LeTV cũng xác nhận tên gọi của máy sẽ là Le Max. Ban đầu, hãng sẽ tổ chức một sự kiện preview tại New Delhi để trình diễn sản phẩm vào ngày 5/1. Ngoài ra, hãng cũng cho biết sẽ ra mắt thêm các smartphone khác bên cạnh Le Max.
Về cấu hình, Le Max được trang bị chip xử lý Snapdragon 810, màn hình 6,33 inch độ phân giải 2560 x 1440 pixel. Máy có 4 GB RAM và 32/64/128 GB bộ nhớ, pin dung lượng 3.400 mAh, có cảm biến vân tay. Về camera, Le Max sử dụng camera sau 21 MP và camera trước 4 MP công nghệ UltraPixel. Một số thông tin khác về sản phẩm gồm kích thước 167,1×83,5×8,95 mm, trọng lượng 204 gram. Le Max chạy Android 5.0 (Lollipop) giao diện người dùng EUI.
" alt=""/>Smartphone Le Max màn hình 6,3 inch và 4 GB RAM sắp ra mắtCông ty Cổ phần Tin học Không gian ảo (VinaCyber JSC) được biết đến là doanh nghiệp Internet được thành lập từ tháng 9/2006, trụ sở tại TP.HCM có nhiều sản phẩm, dịch vụ Internet mang tính tiên phong tại thị trường Việt Nam như dịch vụ hẹn ăn trưa, hẹn hò tốc độ, đấu giá qua tin nhắn SMS, lập website tuyển dụng người mẫu…
Sản phẩm đầu tiên của doanh nghiệp này là mạng xã hội ảo hẹn ăn trưa www.henantrua.vn, được lập ra nhằm giúp giới công sở trẻ kết bạn qua các buổi ăn trưa, gặp gỡ sau giờ làm việc.
Tiếp đến, tháng 8/2007 doanh nghiệp này cho ra mắt dịch vụ “Hẹn tốc độ” nhằm kết nối các đôi nam nữ độc thân.
Dịch vụ được xây dựng trên một chuỗi các cuộc hẹn cá nhân nhỏ. Trong mỗi cuộc hẹn, người tham gia chỉ có 3 phút để thể hiện mình với người đối diện. Do dịch vụ này là mô hình tổ chức nhỏ gọn và linh hoạt nên có thể kết hợp lồng ghép với nhiều loại hình khác như hẹn tốc độ kết hợp với xem phim, hẹn tốc độ với tour du lịch nội địa, hẹn tốc độ với khiêu vũ…
Năm 2008, VinaCyber cũng cho ra mắt website tuyển dụng trong lĩnh vực thời trang, điện ảnh, âm nhạc với địa chỉ www.nguoimauviet.vn (hiện không còn hoạt động – PV). Mỗi đơn vị tuyển dụng được sử dụng một mini-website để quản lý những thông tin tuyển dụng, đăng tải hình ảnh về công ty, quản lý những ứng viên theo nhóm…
Các dịch vụ của công ty VinaCyber từng thu hút hàng chục nghìn thành viên tham gia.
Chưa hết, VinaCyber còn được biết đến là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam tung ra dịch vụ đấu giá trực tuyến thông qua tin nhắn SMS từ năm 2008.
Ông Cao Toàn Mỹ đang vướng vào vụ lùm xùm liên quan đến bản “hợp đồng tình cảm tình dục” 16,5 tỉ đồng với hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007.
" alt=""/>Đại gia vướng vào “hợp đồng tình ái” 16,5 tỷ đồng với hoa hậu Phương Nga là ai?