
Tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" với tiền ảo
Việt Nam chưa có khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số như bitcoin, đồng thời là một trong những quốc gia điển hình của châu Á đối mặt với tình thế khó xử này. Khi hoạt động giao dịch tiền ảo ngày càng tăng, thậm chí xuất hiện tình trạng gian lận, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để chiều chỉnh mà không hạn chế những cơ hội đầu tư mới.
Bài toán khó này đặc biệt nổi cộm vào tháng 9/2017 khi Chi cục Thuế Bến Tre thua kiện ông Nguyễn Việt Cường, một người kinh doanh bitcoin. Theo Hội đồng xét xử, bitcoin không được thừa nhận là một loại tài sản trong pháp luật Việt Nam. Vì vậy, cơ quan thuế không có quyền lực pháp lý để thu thuế trong trường hợp này.
Tình huống trên cho thấy nhu cầu cấp thiết cho một hệ thống pháp lý toàn diện về tiền ảo. Hiện nay cơ quan thuế, toàn án và cơ quan hành pháp khác làm theo những quy trình khác nhau, thậm chí gây tranh cãi khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số.
Sự bùng nổ của tiền ảo có thể gây ra một số vấn đề vô cùng nghiêm trọng như rửa tiền, buôn ma túy, vấn đề an ninh tiền tệ và các nguy cơ phạm tội khác.
Một số vụ lừa đảo ICO tiền kỹ thuật số (ICO là hình thức huy động vốn cho các dự án mới) đã được Bộ Công An và các cơ quan hành pháp phát hiện. Một số thương vụ ICO tại các tỉnh như Đồng Nai và Bắc Giang đã lừa đảo hàng chục tỷ đồng của nhà đầu tư.
Quy định hiện tại đối với tiền ảo
Giống như các nước khác trong khu vực, Việt Nam cũng đang đi tìm câu trả lời. Tháng 08/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chính phủ xây dựng hệ thống pháp lý về tiền kỹ thuật số.
Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Theo đó, bitcoin và các loại tiền ảo khác được xác định không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp.
Ngoài ra, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo cũng là không hợp pháp. Những hành vi vi phạm có thể đối mặt với mức xử phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng.
Ngày 24/01, Ông Nguyễn Hồng hải, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cảnh báo về việc đầu tư dùng tiền điện tử và ủng hộ khung pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
" alt=""/>Việt Nam thắt chặt bitcoin, các nước khác thì sao?![]() |
Đây là động thái mới nhất trong hàng loạt các vụ điều tra nhắm vào việc cập nhật phần mềm của Táo khuyết. Công ty cũng đang phải đối mặt với một vụ điều tra hình sự ở Pháp (nơi cố tình làm giảm tốc thiết bị di động là bất hợp pháp), một cuộc điều tra của cơ quan chống độc quyền Italia và nhiều vụ kiện tập thể khác của khách hàng.
Hiện tại, cuộc điều tra của chính phủ Mỹ mới ở giai đoạn đầu, nên người ta chưa rõ liệu nhà chức trách Mỹ có đi đến những biện pháp xử lý cứng rắn hay không.
Cuối năm ngoái, Apple từng lên tiếng thú nhận đã chủ ý giảm bớt hiệu năng hoạt động trên iPhone cũ nhằm bảo vệ thiết bị trước nguy cơ gặp trục trặc, đồng thời mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Kể từ đó, công ty đã bị vô số chỉ trích vì sự thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin này cho khách hàng. Điều này buộc đại gia công nghệ Mỹ phải đưa ra lời xin lỗi chính thức người dùng và xúc tiến kế hoạch giảm giá thay mới pin iPhone xuống còn 29 USD để xoa dịu dư luận.
Ngoài ra, CEO Apple Tim Cook thông báo, bản cập nhật lớn tiếp theo dành cho hệ điều hành iPhone, iOS 11.3, sẽ bổ sung tính năng cho phép người dùng tùy chọn giảm tốc dế cưng (đi kèm nguy cơ thiết bị tái khởi động ngẫu nhiên tăng cao) cũng như cung cấp các thông tin rõ ràng hơn về tình trạng pin nói chung của thiết bị.
Tuấn Anh (Theo The Verge, CNN)
Sau Italia, Hàn Quốc đã quyết định điều tra scandal làm chậm iPhone. Có vẻ 2018 sẽ là năm đầy sóng gió của Apple.
" alt=""/>Mỹ chính thức điều tra vụ Apple làm chậm iPhone