








Đoàn Bổng
Đoàn Bổng
![]() |
Khuôn mặt luôn là điểm nhấn.. |
Theo đó, Fractional Endymed sử dụng những bước sóng có độ dài 10.600nm phát ra các tia laser tác động sâu vào trong da, bóc tách vết sẹo, tiến hành cắt đứt phân đoạn. Để tạo ra các vết thương vi điểm, kích thích cơ chế tự phục hồi và tái tạo của làn da. Công nghệ này giúp làm đầy các vết lõm, điều trị hiệu quả các dạng sẹo rỗ, sẹo lõm nhẹ và đặc biệt làm se khít lỗ chân lông.
Sự khôi phục của hệ thống collagen và elastin giúp kích thích tế bào da phát triển, kéo dài quá trình tái tạo collagen của da, làm đầy các vết lõm trên da.
Thêm vào đó, năng lượng nhiệt từ sóng RF tác động lên các sợi collagen làm chúng co lại giúp da săn chắc hơn. Nhiệt lượng còn có tác dụng hàn gắn kết cấu của eslastin và collagen. Sau đó kích hoạt hệ tuần hoàn, tăng dẫn lưu bạch huyết để đào thải các độc tố ra ngoài, khôi phục chức năng các tế bào da. Đồng thời, tất cả các vết ố, đốm màu cũng được loại bỏ nhờ năng lượng nhiệt và laser giúp tái tạo, biến đổi làn da trở nên sáng trắng, mịn màng hơn.
![]() |
Sử dụng công nghệ Fractional Endymed điều trị sẹo |
Đối tượng thẩm mỹ
- Làn da bị sẹo lâu năm do mụn hay thủy đậu.
- Da sần vỏ cam kém tươi, có lỗ chân lông to.
- Với sự thích hợp điều trị các dạng sẹo mụn, sẹo rỗ, sẹo sau phẫu thuật.
Quy trình thẩm mỹ
- Bước 1: Thăm khám, đáng giá tình trạng sẹo lõm và khả năng cải thiện.
- Bước 2: Rửa sạch mặt và bôi tê vùng mặt.
- Bước 3: Dùng nước cân bằng và tiến hành đặc trị bằng EGF theo phương pháp chỉ định.
- Bước 4: Sử dụng máy Fractional Endymed với đầu tip thích hợp tác động bắn laser vào vị trí những vết lõm trên da để kích thích quá trình tái tạo collagen cho làn da.
- Bước 5: Bôi kem dưỡng da và kem chống nắng.
![]() |
Trước và sau khi điều trị sẹo |
Ưu điểm nổi bật
- Tái tạo da cực kỳ hoàn hảo và hiệu quả.
- Làm đầy các vết lõm trên da, cải thiện tình trạng da thô ráp, sần sùi.
- Giúp lấy lại sự mịn màng, mượt mà và se khít lỗ chân lông.
- Không gây tổn thương, không có tác dụng phụ.
- Thấy hiệu quả ngay sau lần đầu điều trị, và có kết quả tối ưu sau một vài lần trị liệu tiếp theo, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của làn da.
Chăm sóc sau điều trị
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ nếu làn da sưng đỏ sau điều trị.
- Sau điều trị, làn da sẽ đóng mày và tróc trong vòng 7 ngày do quá trình thay da mới cho các mô da chết. Đây là dấu hiệu thông thường mà da đang lành, do đó cần để da bong tróc tự nhiên, không tự ý cạy gỡ.
- Tuân thủ những lưu ý về cách chăm sóc, vệ sinh da để có được hiệu quả điều trị cao nhất.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu có sử dụng kem chống nắng.
Khuôn mặt luôn là điểm nhấn của mỗi người, vì vậy việc chăm sóc như thế nào cho khuôn mặt của mình trở nên trắng sáng hơn luôn là mối quan tâm của đông đảo bạn trẻ. Những nốt sẹo do mụn để lại làm cho bạn trở nên kém xinh hơn rất nhiều.
Có rất nhiều phương pháp để cải thiện làn da của mình, bạn có thể tham khảo tại đây: https://dencosluxury.com/tri-seo-lom-fractional-endymed.html
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Viện thẩm mỹ quốc tế Dencos Luxury.
Hotline: 1900 636 928
Website:http://dencosluxury.com/
Facebook: https://www.facebook.com/thammyviendencos/?fref=ts
Địa chỉ:
Tp. HCM:559-561 Trần Hưng Đạo, quận 1 TP HCM.
Hà Nội:135-137 Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vũng Tàu: 227A Lê Hồng Phong, phường 8, Vũng Tàu.
Cần Thơ:357 Đường 30/4, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
(Theo Viện thẩm mỹ quốc tế Dencos Luxury)
" alt=""/>Thêm một công nghệ ‘làm đầy’ sẹo lõmVới mục tiêu kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, ngày 8/8, PTIT và Công ty cổ phần Công nghệ VMO Holdings đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo thiết kế vi mạch số. VMO hiện là đối tác đào tạo của hãng bán dẫn toàn cầu ARM.
Theo biên bản hợp tác, các sinh viên PTIT sẽ được tiếp cận và thực hành trực tiếp trên cấu trúc chip bán dẫn của ARM. Giảng viên của chương trình là các chuyên gia của PTIT và VMO được đào tạo ở nước ngoài, đã có kinh nghiệm nghiên cứu về thiết kế vi mạch FPGA tại Úc, Mỹ. Chương trình sẽ tập trung vào trải nghiệm thực tế, giúp sinh viên thực hành bài bản về cách thiết kế - kiểm thử vi mạch và ứng dụng trong ngành công nghệ bán dẫn một cách hiệu quả.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT, tháng 11/2023, Học viện và hãng ARM đã ký kết biên bản hợp tác tăng cường mối quan hệ chiến lược để thúc đẩy cộng đồng thực hành trong giáo dục và nghiên cứu CEI (các ngành Kỹ thuật máy tính và tin học), STEM. VMO mới đây đã trở thành đối tác đào tạo của ARM. “Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên sẽ mang lại những giá trị to lớn cho người học, đó là những cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến nhất thế giới cho sinh viên, môi trường trải nghiệm doanh nghiệp ngay từ sớm, những cơ hội việc làm trong nước và quốc tế…”, Phó Giáo sư Đặng Hoài Bắc chia sẻ.
Đồng quan điểm, Tổng Giám đốc VMO Holdings Hoàng Tuấn Hải nhấn mạnh: Việc triển khai chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch là bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 đơn vị, hướng tới mục tiêu chung là giúp các sinh viên tiếp cận và học về thiết kế vi mạch thông qua việc triển khai những chương trình, khóa đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nhận định Việt Nam là một quốc gia trẻ với rất nhiều tài năng công nghệ, ông SW Hwang, Chủ tịch Arm Korea và Arm Việt Nam, cũng tin tưởng rằng chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn của PTIT và VMO sẽ góp phần để Việt Nam đạt được mục tiêu có 50.000 kỹ sư bán dẫn trình độ cao vào năm 2030.
Đáng chú ý, tại sự kiện ngày 8/8, PTIT đã chính thức ra mắt chứng chỉ "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu" dành cho các sinh viên năm thứ tư đến sau khi tốt nghiệp của các ngành kỹ thuật, cùng khóa đào tạo STEM - Nhập môn vi mạch bán dẫn dành cho học sinh phổ thông.
Thông tin thêm với phóng viên VietNamNetvề khóa học "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu", Tiến sĩ Nguyễn Trung Hiếu, Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Kỹ thuật điện tử 1 của PTIT cho biết, đối tượng học khóa này là sinh viên kỹ thuật có mong muốn nâng cao kỹ năng để chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực thiết kế, kiểm thử vi mạch bán dẫn. Các sinh viên năm thứ tư và các sinh viên đã tốt nghiệp các ngành kỹ thuật như CNTT, Điện tử viễn thông, Cơ điện tử... của PTIT và các trường đại học khác đều có thể đăng ký tham gia.
Khóa đầu tiên về "Thiết kế và kiểm thử vi mạch bán dẫn chuyên sâu" sẽ khai giảng trong tháng 9/2024, với thời gian học của học viên kéo dài từ 3-6 tháng tùy thuộc vào mức độ gần của chuyên ngành sinh viên đã được đào tạo. Học viện dự kiến sẽ chiêu sinh các khóa tiếp theo với chu kỳ 2 tháng/lần. Sau khi hoàn thành khóa học, người học sẽ được hướng nghiệp đến các vị trí thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch cho các doanh nghiệp về vi mạch bán dẫn của Việt Nam và quốc tế.
Dưới đây là cuộc trao đổi riêng của báo Vietnamnet với bà Nguyễn Thị Mai Hoa.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, đại biểu Quốc hội, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội |
Cần tìm giải pháp để chính sách ưu đãi nhà giáo có tính khả thi
Thưa bà, trong câu chuyện đãi ngộ giáo viên, sau khi nhận được ý kiến góp ý của các Bộ ngành, trong đó có ý kiến phản đối Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ (lý do đưa ra là đề xuất không khả thi trong bối cảnh ngân sách Nhà nước đang khó khăn), Bộ GD-ĐT đã bỏ 2 đề xuất này. Bà có ý kiến gì về việc này?
- Thực ra đề xuất chính sách lương cho nhà giáo không phải là ý tưởng mới, bởi vì từ hơn 20 năm nay, vấn đề xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp đã được đưa vào một số Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển giáo dục – đào tạo. Rồi những bất cập trong chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, những cảnh báo về khó khăn trong việc duy trì chất lượng đội ngũ giáo viên nếu không có sự đột phá trong thu hút người giỏi vào ngành sư phạm và không giữ chân nhà giáo tâm huyết gắn bó với sự nghiệp “trồng người” cũng đã từng nhiều lần được làm “nóng” trên diễn đàn Quốc hội, trên báo chí và trong dư luận.
Do vậy, tôi cho rằng Bộ GD-ĐT cần kiên trì với việc đề xuất chính sách lương cho giáo viên và miễn học phí THCS trong sửa Luật Giáo dục lần này, nhất là vấn đề chính sách lương nhà giáo, bởi muốn “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”, thì trước hết cần bắt đầu từ câu chuyện đầu tư để xây dựng được một đội ngũ nhà giáo có năng lực, tâm huyết, gắn bó với nghề. Đây chính là điểm nhấn quan trọng trong quá trình sửa Luật Giáo dục lần này, thể hiện một bước tiến trong chính sách nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, cũng là đáp ứng sự mong chờ của đông đảo các nhà giáo và những người trăn trở, quan tâm tới nghề giáo, quan tâm tới sự nghiệp “trồng người”.
Còn về ý kiến không đồng thuận của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ với những lý lẽ là do ngân sách Nhà nước hạn hẹp, do nhà giáo đã được hưởng phụ cấp ưu đãi, do lo sợ làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành nghề..., theo tôi, là thiếu sức thuyết phục.
Rõ ràng, ai cũng hiểu rằng, không thể đòi hỏi nhà giáo toàn tâm toàn ý trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu “đổi mới giáo dục” khi tổng thu nhập bình quân của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong khối công lập hiện chỉ dao động trong khoảng từ 3 đến 10 triệu đồng. Và chắc chắn, với những lý lẽ nêu trên, trong Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp mà Bộ Nội vụ đang được giao chủ trì xây dựng, vấn đề lương nhà giáo cũng sẽ không thể được tách ra để xem xét, nghiên cứu, giải quyết một cách thỏa đáng.
Tất nhiên, tôi cũng đồng tình với việc cần tìm giải pháp để chính sách ưu đãi nhà giáo có tính khả thi trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Tôi thấy rất nhiều chuyên gia đã hiến kế rồi, có thể là phải cân đối ngay trong tổng 20% ngân sách dành cho giáo dục hàng năm, bằng cách rà soát, cắt bỏ những đề án, dự án giáo dục không hiệu quả hay những khoản đầu tư gây lãng phí mà dư luận đang băn khoăn, hoặc phải đẩy nhanh tiến độ quy hoạch nguồn nhân lực, cơ cấu lại đội ngũ gắn với tinh giản biên chế ngành giáo dục...
Nhà quản lý phải nhận trách nhiệm, không thể bỏ mặc các thầy cô
Trong câu chuyện 500 giáo viên ở Đắk Lắk mất việc, mặc dù lãnh đạo huyện cho biết hiện chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực, nhưng đã có những phản ánh của giáo viên rằng họ đã mất hàng trăm triệu đồng để xin một suất dạy hợp đồng, huyện có dấu hiệu “ký bừa” dù biết không còn chỉ tiêu. Bà nhìn nhận như thế nào về trách nhiệm của những người đã ký quyết định khiến cho 500 giáo viên bị mất việc?
- Rõ ràng phải quy trách nhiệm cho những người đã ký quyết định hợp đồng cho 500 giáo viên dù biết không còn chỉ tiêu, khiến cho họ phải rơi vào cảnh bị mất việc. Và lãnh đạo huyện cũng không thể vô can trong câu chuyện này.
Dư luận và các giáo viên trong cuộc cũng đã đồng tình với việc UBND tỉnh Đắk Lắk đã có xử lý khá kịp thời khi chỉ đạo UBND huyện Krông Pắk tạm ngưng việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với các giáo viên, đồng thời xem xét, xử lý cán bộ có sai phạm trong quản lý, sử dụng viên chức và hợp đồng lao động tại huyện Krông Pắk.
Tuy nhiên, ai cũng hiểu, đó chỉ là những xử lý về phía người sai phạm. Điều tôi quan tâm hơn là làm sao để giải quyết việc làm cho 500 giáo viên hợp đồng trong điều kiện không còn chỉ tiêu. Đây là bài toán khó đối với các nhà quản lý, nhưng họ phải nhận trách nhiệm, không thể bỏ mặc các thầy cô được.
![]() |
Hàng trăm giáo viên tập trung tại trụ sở UBND huyện Krông Pắk phản đối vì bị chấm dứt hợp đồng, mất việc |
Hiện tượng chạy vào hợp đồng, biên chế trong ngành giáo dục rất phổ biến. Bà nghĩ thế nào về hiện tượng này?
- Đây là dư luận về những tiêu cực liên quan tới vấn đề tuyển dụng nói chung, có lẽ không riêng gì đối với ngành giáo dục, cũng không chỉ là câu chuyện của hơn 500 giáo viên hợp đồng huyện Krông Pắk. Nếu có dấu hiệu tiêu cực trong việc “chạy suất hợp đồng” như phản ánh của giáo viên thì các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ.
Ở đây, tôi quan tâm nhiều hơn tới căn nguyên sâu xa của vấn đề. Tại sao lại có câu chuyện “chạy hợp đồng, chạy biên chế”? Và tại sao việc “chạy hợp đồng, chạy biên chế” này lại được nhắc tới nhiều hơn ở khâu tuyển dụng vào ngành giáo dục?
Theo tôi, đây là hệ quả tất yếu từ bài toán thừa - thiếu giáo viên cục bộ của ngành giáo dục do thiếu một quy hoạch tổng thể nguồn nhân lực cho ngành. Nơi này thừa nơi kia thiếu, môn này thừa môn kia thiếu, cấp này thừa cấp kia thiếu...
Rồi cả câu chuyện trong khi tồn tại một số lượng khá lớn sinh viên sư phạm ra trường thiếu việc làm mà các trường sư phạm vẫn tiếp tục tăng số lượng tuyển sinh hàng năm... Số nhân lực vượt quá nhiều so với nhu cầu tuyển dụng thì tất yếu dẫn tới cạnh tranh, kể cả cạnh tranh không lành mạnh mà dư luận gọi là “chạy việc”.
Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành
Bộ Tài chính quản lý tài chính, Bộ Nội vụ quản lý nhân sự, Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về chuyện môn. Có ý kiến cho rằng đã đến lúc cần gom về một mối. Quan điểm của bà về ý kiến này?
- Việc có nên gom về một đầu mối thì phải tính toán kỹ lưỡng. Nhưng theo tôi, trong điều kiện hiện nay, giữa các Bộ ngành liên quan tới giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng thời cũng cần phân định thật rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành để tránh chồng chéo.
Chẳng hạn như, Bộ Tài chính quản lý tài chính nói chung, nhưng đối với 20% ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục thì cần có quy định về sự phối hợp của Bộ Tài chính với Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc xác định kế hoạch, phân bổ ngân sách và nhất là trong kiểm tra, kiểm soát kết quả quản lý, sử dụng tài chính trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Hay trong vấn đề quản lý nhân sự, cần có sự phối hợp giữa Bộ Nội vụ với Bộ GD-ĐT trong việc xây dựng và ban hành quy chế, chương trình, nội dung, hình thức thi tuyển giáo viên, giảng viên đảm bảo phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành. Và ở các địa phương cần có cơ chế để ngành giáo dục được chủ động tham gia vào khâu tuyển dụng giáo viên theo nhu cầu vị trí, việc làm.
Có như vậy, mới giải quyết được căn cơ những bất cập liên quan tới chất lượng nguồn nhân lực của ngành giáo dục cũng như tạo môi trường để nhà giáo được làm việc, được cống hiến và được tôn vinh đúng nghĩa.
Nguyễn Thảo thực hiện
Ông Trần Kim Tự, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng những người để xảy ra câu chuyện 500 giáo viên bị dừng hợp đồng ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) rất đáng lên án.
" alt=""/>‘Bộ Giáo dục cần kiên trì với đề xuất tăng lương giáo viên, miễn học phí’