'Vợ chồng tôi không chỉ gắn bó với nhau bằng tình yêu mà còn có chung tuổi thơ chật vật, đi bán báo rong trên đường phố Hà Nội cách đây 30 năm’, chị Lê Thị Thanh (SN 1976, quê Vĩnh Phúc) - chủ tiệm bánh ngọt chia sẻ. |
Vợ chồng chị Thanh trước cửa tiệm bánh mình sở hữu. |
Chuyện tình nơi đất khách
Ngược dòng hồi ức, chị Thanh chia sẻ, những năm 90 của thế kỷ trước, vì hoàn cảnh gia đình nghèo túng, mồ côi bố, hơn 10 tuổi, chị theo người quen xuống Hà Nội mưu sinh.
Ở nới đất khách, quê người, chị xin làm đủ thứ việc, miễn sao người ta cho chị miếng cơm, chút đồng bạc lẻ. Một lần, chị nghe bạn bè rủ nhau về Tổ bán báo xa mẹ của vợ chồng bác Vũ Tiến và Vũ Thị Ngọc Oanh ở số nhà 13 Ngô Văn Sở (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để đi bán báo, vừa có tiền, vừa có cơm ăn.
Chị Thanh theo bạn, đến xin vợ chồng bác Tiến - Oanh gia nhập đội quân bán báo. Tổ bán báo xa mẹ có biết bao phận người đến rồi đi nhưng chị may mắn gặp được mối duyên lớn của cuộc đời mình.
Người đó là anh Nguyễn Minh Phú (SN 1973 - quê Hà Nam), cũng là thành viên của Tổ bán báo xa mẹ. Hai mảnh đời chung cảnh ngộ gặp nhau, họ đơn thuần giúp đỡ nhau như người bạn tốt. Sau đó, họ nảy sinh tình cảm.
 |
Chị Thanh (bên phải) đang làm bánh trung thu. |
Năm 1994, chị Thanh và anh Phú về quê tổ chức đám cưới. Con gái đầu lòng tròn 3 tháng, vợ chồng chị lại đưa con về Hà Nội, tiếp tục nhờ ông Tiến, bà Oanh cưu mang.
Chị Thanh mở quán nước chè trước cửa nhà ông Tiến còn anh Phú ra sân bay Nội Bài bán báo. Sau một thời gian, hai vợ chồng kiếm được chút vốn nhỏ, ra ngoài thuê nhà, chính thức bắt đầu cuộc sống tự lập.
‘Anh Phú hay tâm sự với tôi: Mình nhờ bác Tiến một thời gian dài, cũng đến lúc phải tự đi bằng đôi chân mình, cả cuộc đời không thể ỉ lại vào người khác mãi được’, chị Thanh kể.
 |
Mẹ con chị Thanh ở Tổ bán báo xa mẹ. |
Cặp vợ chồng nghèo và kế hoạch đổi đời táo bạo
Rời Tổ bán báo xa mẹ, hàng ngày, vợ chồng chị tiếp tục công việc bán báo. Cuộc sống vẫn giống nhiều năm về trước, chỉ khác là, trên mỗi nẻo đường, chị có thêm ‘đồng nghiệp’ nhỏ, được bồng bế trên tay cùng xấp báo giấy.
Hai mẹ con rong ruổi khắp nơi, từ sáng sớm đến tối mịt. Đôi lần, nhìn những đứa trẻ khác, đi chơi cùng bố mẹ, lòng chị lại trùng xuống, nghĩ thương con.
 |
Con gái chị Thanh theo mẹ đi bán báo. |
Về phần chồng chị Thanh, nhờ khéo giao tiếp, anh lấy báo tại các nhà in rồi đi giao lại cho ‘hệ thống’ của mình. Tuy lãi không nhiều nhưng nhờ số lượng báo tiêu thụ lớn nên có lợi nhuận.
‘Hà Nội thập niên 90, người bán hàng rong rất đông. Mỗi ngày, tôi giao được hơn 10 vạn tờ báo. Ngày nắng cũng như mưa, cứ 4 giờ sáng tôi rời khỏi nhà, rong ruổi trên chiếc xe máy cà tàng, chở chồng báo cao hơn cả đầu người đến tay người bán lẻ', anh Phú kể.
Bên cạnh việc bán báo, anh Phú xoay đủ nghề, từ buôn nhãn, vải lên cửa khẩu, buôn đồ gia dụng Trung Quốc, tranh treo tường về dưới xuôi, máy xoa bóp, quần áo… Tuy vậy, thu nhập của họ vẫn bấp bênh.
‘Tôi thấy người ta buôn hoa quả thắng đậm. Tôi cũng gom vốn đi buôn nhãn, buôn vải trên Bắc Giang. Vậy mà nhãn đúng năm được mùa, hàng bị ép giá xuống thấp, tôi phải ăn ngủ vạ vật trên cửa khẩu hàng tuần, đến khi tìm mối bán được giá thì số nhãn trên xe bị thối hỏng hết.
Cuối cùng chuyến đi buôn thất thu, tôi về xuôi với hai bàn tay trắng. Vợ chồng cười như mếu, động viên nhau vượt qua cơn bĩ cực’, anh Phú bồi hồi chia sẻ.
Năm 1997, vợ chồng anh Phú sinh con gái thứ 2, kinh tế eo hẹp khi nhà có thêm miệng ăn. ‘Anh Phú nói với tôi, nghề bán báo giúp chúng tôi khởi nghiệp nhưng không thể cả đời sống vào công việc này được. Một lần, ngồi cùng mấy người bạn làm nghề bánh, anh nảy ra ý tưởng, cho tôi đi học làm bánh, biết đâu có cơ hội đổi đời’, người phụ nữ sinh năm 1976 nhớ lại.
 |
Bà Vũ Thị Ngọc Oanh đến chúc mừng vợ chồng chị Thanh khai trương cửa hàng mới. |
Qua người quen giới thiệu, chị Thanh xin được vào trường dạy nghề. Kết thúc khóa học, cũng là lúc một khách sạn cao cấp ở Hà Nội cần tuyển người, chị Thanh may mắn nằm trong số thợ có tay nghề, trúng tuyển đợt đầu tiên.
Sau vài năm, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm, năm 2008, vợ chồng chị Thanh quyết định làm một việc táo bạo. Đó là chị xin nghỉ việc ở khách sạn dù nơi này cho chị thu nhập khá cao rồi vay mượn khắp nơi, mở tiệm bánh đầu tiên trên phố Mã Mây (khu phố cổ).
Vợ làm bánh, chồng phụ trách quản lý, tiếp thị kiêm giao hàng… Từ thắng lợi này, anh chị tiếp tục vay mượn, mở cửa hàng thứ 2 ở Đội Cấn, thuê thêm người làm. Ai ngờ, lần này gặp thất bại, hai vợ chồng ôm khoản lỗ lên đến 300 triệu đồng.
‘Nợ nần chồng chất, tôi nản quá, ôm mặt khóc. Chồng bạc cả tóc. Sau nhiều đêm không ngủ, hai vợ chồng lại gắng gượng làm việc trả nợ’, chị Thanh ngậm ngùi kể lại.
Theo thời gian, những khó khăn lui dần. Tay nghề làm bánh ngày một cao, cộng với duyên kinh doanh, hai vợ chồng chị Thanh nhận được nhiều mối hàng lớn. Mỗi ngày có hơn 20 nhà hàng, khách sạn đặt chị làm bánh.
Ngoài cửa hàng chính trên đường Thanh Niên, hiện vợ chồng chị mở thêm 2 tiệm bánh ngọt, nằm tại các con phố sầm uất ở Hà Nội.
Bên cạnh sản xuất bánh ngọt, chị Thanh tiếp nhận dạy học nghề cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Mở các lớp trải nghiệm làm bánh trung thu cho du khách, nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam ra quốc tế.

Gặp ‘chú đầu trọc’ mê phát cơm, cháo cho người nghèo
6 năm liên tục, anh Huỳnh Quang Khương (43 tuổi) cùng nhóm thiện nguyện phát cháo, cơm miễn phí cho bệnh nhân nặng, giúp đỡ trò nghèo, người cao tuổi ở Quảng Ngãi.
" alt=""/>Cặp đôi nên duyên từ cuộc sống bụi đời, giờ là ông bà chủ giàu có
Tôi lấy chồng từ năm 21 tuổi, khi đang học cao đẳng. Chồng tôi hơn vợ 8 tuổi. Lý do hai đứa kết hôn sau 3 tháng hẹn hò là “bác sĩ bảo cưới”. Việc học của tôi tạm thời bảo lưu.Con cứng cáp, tôi gửi về cho bà ngoại nuôi giúp, định quay lại hoàn thành khóa học thì chồng tôi học thạc sĩ. Anh là bác sĩ nhi khoa. Tài chính có hạn, tôi chưa kiếm ra kinh tế nên đành để tiền cho chồng học.
Thời gian này, kinh tế khó khăn, tôi bán quần áo online. Ông trời thương, tôi có duyên bán hàng, thu nhập dần khá lên. Thu nhập mỗi tháng được 20 triệu.
Ngoài chi tiêu cho bản thân, con cái, tôi còn tích cóp được một khoản, hỗ trợ cho chồng học. Anh nhận bằng và được đề bạt lên vị trí quản lý. Kinh tế gia đình tôi vì thế khấm khá hơn.
Đôi lần, tôi định đi học trở lại, chồng một mực khuyên tôi từ bỏ, ở nhà kinh doanh, vừa chăm được con cái. Như vậy, anh sẽ tập trung phấn đấu hơn, lo cho gia đình.
Tôi nghe lời chồng, chấp nhận lui về hậu phương. Chồng tôi phấn đấu không ngừng nghỉ.
Anh còn thi được học bổng, sang Nhật Bản làm nghiên cứu sinh. Hai vợ chồng tôi vỡ òa trong hạnh phúc. Tôi tiếp tục thay chồng, phụng dưỡng cha mẹ, nuôi dạy con cái, tiễn anh lên đường sang xứ người học tập.
Ba năm trôi qua nhanh chóng. Anh về nước, ngay lập tức có bệnh viện tư nhân mời về làm giám đốc.
Căn nhà nhỏ của chúng tôi được thay bằng biệt thự 3 tầng khang trang, có bể bơi, sân vườn. Tuy cuộc sống hiện tại sung sướng nhưng nhiều năm một mình cáng đáng gia đình, tôi có phần kém sắc, già hơn tuổi.
Tôi bắt đầu tự ti về nhan sắc khi anh gần gũi. Thấu hiểu điều đó, chồng động viên, cho tôi tiền đi tân trang, làm đẹp.
Lúc tôi dự tính sinh đứa con thứ 2 cũng là khi phát hiện chồng ngoại tình. Trái tim tôi đau đớn khôn nguôi.
Nếu nhìn qua lịch trình, không ai nghĩ anh có bồ. Ngoài lúc làm việc tại bệnh viện, thi thoảng đi dự hội thảo, anh dành phần lớn thời gian cho vợ con. Từ ngày ở bên Nhật Bản về, tôi cảm giác anh chu đáo với gia đình hơn.
Nếu anh trai tôi không mượn xe em rể đi về quê, có lẽ bí mật đen tối của chồng tôi vẫn được giữ kín.
Hôm đó, anh trai tôi mang xe ra tiệm rửa. Trong lúc dọn đồ đạc trong xe cùng nhân viên, anh trai tôi phát hiện chiếc khuyên tai vàng và đôi tất da chân của phụ nữ bị nhét sâu dưới gầm ghế.
Anh liền đưa tôi hai vật đó và trách tôi luộm thuộm, ở đâu cũng vứt đồ đạc. Lòng tôi dấy lên nỗi bất an. Bởi, 2 thứ đó không phải của tôi.
Lâu nay, mấy câu chuyện chồng hẹn hò nhân tình trên ô tô, vợ gắn thiết bị theo dõi nhan nhản trên mạng. Tôi cho rằng, đó chỉ là chuyện bịa hoặc phóng đại lên nhưng giờ tôi lại tin chúng có thật.
Để chồng thừa nhận, tôi phải có chứng cứ trong tay. Vì anh là người có khả năng ăn nói, dễ thuyết phục người khác.
Nếu tôi lắp thiết bị trên xe, anh sẽ biết. Tôi đành làm cách thủ công là theo dõi. Tôi nghĩ, bản thân thiếu kinh nghiệm nên thuê một anh xe ôm và một anh thợ ảnh chuyên nghiệp. Anh xe ôm chở, anh thợ ảnh chụp bằng máy loại chuyên dụng, có thể đứng từ xa zoom ống kính lại.
Mười ngày sau, kết quả khiến tôi rụng rời. Chồng tôi ngoại tình. Họ không đưa nhau đến nhà nghỉ, khách sạn. Nơi họ hẹn hò lén lút chính là chiếc xe ô tô của chồng tôi.
Hàng ngày, đúng 5 giờ chiều, anh rời bệnh viện, đón nhân tình rồi đánh xe ra bãi đất trống ngoài ngoại ô hành sự.
Tôi gào thét như điên dại. Khi chồng vừa về đến nhà, tôi ném vào người anh xấp ảnh. Chồng không còn đường chối cãi, đành nhận lỗi. Anh bao biện, việc ngoại tình giúp anh yêu thương vợ nhiều hơn.
Lý do ngoại tình của chồng quá nực cười, tôi chỉ muốn cào xé anh cho hả cơn giận. Cô bồ của chồng còn nhắn tin khiêu khích, thừa nhận chính cô ta chủ động vứt đồ dưới gầm ghế, vì muốn vợ chồng tôi ly hôn.
Bố mẹ hai nhà biết chuyện, ra sức khuyên giải, nói tôi tha thứ cho chồng. Đàn ông ra ngoài “mèo mỡ”, vẫn về nhà với vợ con là được.
Tôi bế tắc quá, xin hãy cho tôi lời khuyên!

Người phụ nữ xuất hiện trước cổng khiến vợ trẻ run rẩy
Buổi trưa một ngày cuối tuần, cả nhà tôi đang ngủ thì tiếng chuông cửa vang lên. Tôi mắt nhắm mắt mở nhìn qua camera, người phụ nữ đứng ở cửa khiến tôi run rẩy
" alt=""/>Tâm sự của người vợ phát hiện chồng ngoại tình trên xe ô tô