Vào tháng 3/2023, UBND TP.Thuận An đã phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc kiểm đếm. Đến nay, công tác đo đạc đã hoàn thành khoảng 80%.
Khu tái định cư An Thạnh là dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương, là nơi bố trí tái định cư cho các hộ dân bị giải toả trắng dự án đường Vành đai 3 và các dự án khác trên địa bàn TP.Thuận An.
Để xây dựng dự án khu tái định cư này, sẽ có 60 hộ dân phải nhường đất. Cuối tháng 4/2023, UBND TP.Thuận An đã ban hành thông báo thu hồi đất cho 57 hộ. 3 hộ còn lại, chính quyền địa phương đang xem xét ra thông báo thu hồi đất.
Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương, tại cuộc họp triển khai công tác kiểm kê tài sản và thu hồi đất khu tái định vào ngày 25/5 vừa qua có 31/60 hộ dân tham dự. Đơn vị này đã bàn giao 49 thông báo thu hồi đất cho người dân.
Dự kiến từ ngày 15/6 đến 30/6, cơ quan chức năng sẽ hoàn thành việc kiểm kê tài sản trên đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Khu tái định cư An Thạnh.
Cùng với đó, sẽ thu thập hồ sơ pháp lý để làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt đơn giá bồi thường đất.
Dự án đường Vành đai 3 có tổng chiều dài 76km, đi qua TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Đoạn dự án đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 26km, trong đó có 15,3km trùng một phần với đường Mỹ Phước – Tân Vạn.
Với 11,7km còn lại, ước tính có gần 1.000 hộ dân thuộc các thành phố Thuận An, Dĩ An và Thủ Dầu Một bị ảnh hưởng. Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự kiến hơn 13.500 tỷ đồng.
UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Giá bồi thường cao nhất 42,479 triệu đồng/m2 thuộc về các thửa đất ở nằm trên Đại lộ Bình Dương, TP.Thủ Dầu Một, đoạn từ Suối Cát đến Ngã Tư Sân Banh.
Bạn cần nhiều tiền để trang trải cho những chuyến đi, thỏa mãn niềm đam mê xê dịch nhưng bạn cũng cần một khoản tiết kiệm để dành cho những trường hợp xấu xảy ra, như tai nạn chẳng hạn. Dưới đây là một số cách giúp bạn điều chỉnh thói quen chi tiêu, biết tiết kiệm để khi “cháy túi” vẫn có khoản dự phòng.
Bán bớt đồ, ngừng mua thêm
Có rất nhiều đồ chúng ta không dùng tới nhưng vẫn giữ chúng trong nhà. Đầu tiên, đừng bao giờ mua những thứ không cần thiết như vậy, nếu bạn đã mua rồi mà không dùng đến thì hãy bán chúng đi.
Bạn có thể dễ dàng bán đồ cũ qua mạng xã hội và các trang web rao vặt. Hãy dùng số tiền đó để dành cho những việc lớn khác.
“Săn” các phần quà dành cho khách hàng
Rất nhiều nhãn hàng quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng bằng cách giảm giá, tặng điểm thưởng cho mỗi lần mua sắm dù bạn sống ở bất cứ đâu. Vì vậy hãy cố tham gia những chương trình này.
Hãy lập một tài khoản email để nhận những thông tin khuyến mại này. Khi tích được một khoản điểm thưởng hoặc giảm giá, bạn có thể dùng nó trong lần mua sắm tiếp theo. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, chỉ mua những thứ bạn cần chứ không phải vì khuyến mại, tặng điểm mà mua món đồ đó.
![]() |
Bạn cần nhiều tiền để trang trải cho những chuyến đi, nhưng bạn cũng cần một khoản tiết kiệm để dành cho những trường hợp xấu xảy ra. |
Lên danh sách đồ cần mua và chỉ mua đúng từng đó
Lên sẵn danh sách đồ cần mua trước khi bạn đi chợ là cách dễ nhất giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, rằng bạn sẽ chỉ tiêu tiền cho những thứ cần dùng. Khi bạn đi chợ mà không biết cần mua những gì, bạn sẽ mua cả những đồ không cần thiết, lãng phí.
Danh sách mua sắm không chỉ giúp bạn mua đúng đồ bạn cần dùng cho bữa ăn, mà nó còn giúp bạn tránh mua các loại đồ ăn bạn sẽ không dùng tới. Đó không chỉ là lên danh sách đồ cần mua, mà điều quan trọng hơn là phải tuân thủ nghiêm ngặt danh sách đó, chỉ có như vậy mới tạo ra sự khác biệt.
Sắp xếp lại tủ quần áo
Xếp lại tủ quần áo của bạn và để riêng ra những món đồ bạn không còn sử dụng nữa. Đừng vứt chúng đi, bạn có thể bán lại chúng trên các trang rao vặt hoặc tặng cho các nhóm làm từ thiện. Bạn có thể kiếm được một khoản từ bán quần áo cũ mà bạn không dùng nữa.
Chuyển sang loại tài khoản có nhiều ưu đãi
Rất nhiều ngân hàng đưa ra cách chính sách ưu đãi để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới như tăng lãi suất tiền gửi hoặc miễn phí duy trì thẻ hàng tháng.
Hãy tìm hiểu xem ngân hàng nào đang có nhiều ưu đãi nhất để chuyển sang sử dụng ngân hàng đó. Một số ngân hàng thậm chí còn tặng tiền mặt cho người mở sổ tiết kiệm mới.
Không dùng đồ ăn sẵn và đồ ăn nhanh
Thay vì mua đồ ăn sẵn hoặc gọi đồ ăn nhanh về nhà, hãy cố gắng thử cách khác đơn giản và tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Chỉ một giờ dành cho việc nấu ăn là bạn đã có bữa tối ngon lành, vừa rẻ vừa sạch sẽ.
Tự nấu ăn không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn là cách bảo vệ sức khỏe, điều này quan trọng hơn tiết kiệm tiền rất nhiều.
![]() |
Tự nấu ăn tại nhà vừa tiết kiệm vừa tốt cho sức khỏe. |
Sử dụng đèn tiết kiệm điện năng
Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá nếu biết cách sử dụng đồ điện trong nhà. Hãy dùng các loại bóng đèn tiết kiệm điện năng thay vì bóng đèn thông thường. Dùng ít điện hơn cũng có nghĩa hóa đơn tiền điện của bạn sẽ giảm. Có 2 loại bóng đèn tiết kiệm điện bạn có thể lựa chọn đó là Led và CFL. Đèn Led đắt hơn một chút nhưng sáng hơn và không gây nóng, độ bền cao hơn.
Không lưu thông tin thẻ thanh toán trên internet
Nhiều người thường tiết kiệm thời gian bằng cách lưu thông tin thẻ thanh toán của mình trên các tài khoản online. Đó là cách dễ nhất để mua sắm chỉ bằng một cú click chuột, điều này dẫn đến việc mua các thứ không cần thiết. Vì vậy, bạn hãy xóa tất cả các thông tin tài khoản thanh toán của mình trên internet.
Bằng cách này, bạn buộc phải nhập lại thông tin thanh toán mỗi lần mua hàng, bạn sẽ có thêm thời gian để nghĩ xem món đồ mình định mua có thực sự cần thiết hay không. Đôi khi nhờ khoảng thời gian nhập thông tin thanh toán này mà bạn nhận ra món đồ đó không thực sự cần thiết.
![]() |
Để có cuộc sống cân bằng, bạn cần biết quản lý chi tiêu hiệu quả. |
So sánh giá
Chúng ta thường có thói quen mua sắm ở các hàng quen mà quên mất rằng những hàng khác có giá tốt hơn. Hãy lên danh sách những thứ cần mua, sau đó mua cùng một món đồ ở những cửa hàng khác nhau để so sánh giá. Bạn sẽ tìm ra cửa hàng nào có giá rẻ nhất. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá nhờ việc này.
Tránh thanh toán bằng thẻ
Thanh toán bằng thẻ thường khiến bạn không cảm thấy xót tiền và sẽ mua những đồ không cần thiết. Hãy chỉ dùng thẻ trong những tình huống khẩn cấp. Hãy cất thẻ thanh toán ở một nơi an toàn trong nhà chứ đừng để trong ví. Hãy dùng tiền mặt để mua sắm hàng ngày.
Kim Minh(Theo Lifehack)
" alt=""/>10 cách quản lý tiền giúp người trẻ cân bằng cuộc sốngTrả lời chất vấn của đại biểu Bùi Thị Ánh Nguyệt, Giám đốc Sở Y tế Nam Định Trần Trung Kiên thừa nhận: “Ngành y tế Nam Định còn nhiều hạn chế như việc chuyển tuyến vẫn còn nhiều. Theo Bệnh viên Đa khoa tỉnh báo cáo, năm 2023 tỷ lệ chuyển tuyến lên tới 15%, chuyển 37.509/247.000 lượt khám, các tỉnh lân cận số lượng chuyển tuyến này thấp hơn 10-12%, toàn quốc thấp hơn 5-7%. Đặc biệt, chuyển tuyến bệnh nhân tim mạch, tăng huyết áp chiếm 1/4 số lượng chuyển tuyến. Đấy là vấn đề chúng tôi rất trăn trở”.
Những năm gần đây, số lượng người bệnh đến các cơ sở y tế đã có chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 2021, số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là 11.211 tỷ đồng, năm 2022 tăng lên gần 11.275 tỷ đồng, năm 2023 tăng lên 11.413 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, đặc biệt các dịch vụ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, chất lượng của các đơn vị không đồng đều ở các tuyến.
Minh chứng cụ thể, ông Kiên nói: “Thời gian qua, người đi khám bệnh, trong đó có cả con em cán bộ ngành y tế đã đi khám ở các tỉnh lân cận, có trường hợp sang Thái Bình khám”.
Hiện, ngành y tế Nam Định mới đáp ứng tốt ở các dịch vụ cơ bản, một số dịch vụ kỹ thuật cao chưa thực hiện được.
Chia sẻ thêm về các vấn đề khó khăn mà ngành y tế Nam Định đang gặp phải, ông Kiên cho biết tại bệnh viện tư, số giường bệnh chỉ chiếm 5%, trong đó kế hoạch mong muốn là 15%. Bên cạnh đó, y tế tư nhân tại tỉnh chưa phát triển nhiều. Bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định rất ít, kỹ thuật còn hạn chế.
Cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu nhân lực
Lãnh đạo Sở Y tế cho rằng 4 yếu tố cơ bản, cốt lõi để làm nên ngành y tế tốt đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư thuốc; nhân lực; cơ chế chính sách và công nghệ thông tin.
“Xét về 4 yếu tố này, ở đơn vị nào trong ngành cũng còn hạn chế, thiếu sót. Chưa một đơn vị nào trong ngành đủ tốt, đủ mạnh ở cả 4 yếu tố này”, lãnh đạo Sở Y tế cho hay.
Về cơ sở vật chất, nhiều cơ sở xuống cấp, thiếu phòng làm việc; trang thiết bị thiếu, hỏng cũ. Vật tư, thuốc sau đại dịch cũng thiếu nhiều, tuy nhiên đến nay đã khắc phục tốt nhưng vẫn còn thiếu.
Về nhân lực, năm 2023, bác sĩ trên 10.000 dân của tỉnh Nam Định là 8,57; trong khi cả nước là 12,5. Theo thông tư 03 của Bộ Y tế, địa phương này thiếu hơn 1.000 chỉ tiêu cho toàn ngành y tế.
Về cơ chế chính sách, lãnh đạo Sở Y tế cho biết các quy định mua sắm trang thiết bị, vật tư, thuốc gặp nhiều khó khăn sau đại dịch. Luật đấu thầu 22 mới ban hành có hiệu lực ngày 1/1/2024 nhưng thông tư hướng dẫn về mua trang thiết bị, vật tư của bộ chưa được ban hành. Chế độ cho nhân viên y tế vẫn thấp.
Căn cứ 4 yếu tố cơ bản, cốt lõi trên, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh nhằm phát triển nâng cao chất lượng y tế ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã.
Về đầu tư cơ sở vật chất, Sở Y tế đã trình UBND tỉnh sắp xếp mở rộng, xây mới, nâng cấp các đơn vị y tế tuyến tỉnh. UBND tỉnh đã quan tâm, đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh hạng 1 hoàn chỉnh, phục vụ cho toàn tỉnh, là trung tâm phía Bắc; xây dựng Bệnh viện đa khoa Hải Hậu hạng 1 là trung tâm ở phía Nam.
Lãnh đạo Sở Y tế thông tin thêm bệnh viện đa khoa tỉnh đã được đầu tư 1.700 tỷ đồng xây mới. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ được chuyển ra địa điểm mới trước ngày 1/4/2025.
Các bệnh viện khác như Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Da liễu, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế sẽ xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh để được đầu tư xây mới trong giai đoạn 2025-2030.
Tuyến huyện, xã cũng được quan tâm, đầu tư với 65 cơ sở, trạm y tế được đầu tư trong giai đoạn qua.
Về trang thiết bị, Sở Y tế đã trình UBND tỉnh có chủ trương mua 111 máy chạy thận nhân tạo cho các cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tuyến huyện, xã.
Về vật tư, thuốc, thực hiện theo sự phân cấp, các cơ sở khám chữa bệnh đã chủ động mua thuốc, vật tư. Ngành y tế tỉnh quyết tâm giải quyết triệt để tình trạng chậm mua thuốc, vật tư; đẩy nhanh gói thầu để có kết quả sớm nhất.
Về vấn đề nhân lực, lãnh đạo Sở Y tế xác định mục tiêu trong tâm là tập trung giải quyết cả vấn đề chất lượng và số lượng. Tập trung nâng cao chất lượng toàn ngành bằng cách phối hợp với các bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, Bệnh viện Nhi Trung ương để hỗ trợ chuyên môn thông qua tập huấn, cầm tay chỉ việc. Bên cạnh đó, Sở Y tế sẽ tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, từ tuyến trên xuống tuyến dưới nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh ở cả khu vực công và tư.
" alt=""/>Nhiều cơ sở y tế ở Nam Định xuống cấp, thiếu nhân lực