Trước đây, Google Translate chỉ có cho phép người dùng dịch một đoạn văn bản dán lên trang web hoặc dịch cả trang web. Ngoài ra, Google Translate có công cụ dịch tích hợp vào Internet Explorer, giúp người dùng có thể dịch ngay trên trình duyệt.
Hiện nay, Google đã có thêm tiện ích mới, cho phép người dùng dịch sang nhiều ngôn ngữ các file tài liệu được đẩy lên lên trang web Google Translate.
" alt=""/>Google đã dịch được file tải lên webHàng năm, công ty giáo dục toàn cầu Education First (EF) sẽ công bố Chỉ số năng lực tiếng Anh (EPI) để xếp hạng các quốc gia người dân có trình độ tiếng Anh tốt nhất. Bảng xếp hạng dựa vào điểm trung bình mà người dân 116 nước không dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ tham gia làm bài kiểm tra do EF cung cấp trên thang điểm 800.
Nỗi sợ bị cha mẹ bạo hành của những đứa trẻ đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Vài năm trở lại đây, thế giới đã không ít lần phải sửng sốt, bàng hoàng và đau xót khi chứng kiến những đứa trẻ bị bạo hành man rợ, không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả ở Việt Nam.
Tuy vậy, ngoài việc bạo hành bằng hành động đánh con, rất nhiều cha mẹ vẫn đang vô tình "bạo hành" những đứa trẻ của mình bằng những việc làm không phải đòn roi như:
Vừa muốn con cái thương yêu mình lại vừa muốn con phải sợ hãi mình
Với kiểu cha mẹ này thì tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ tương đối căng thẳng, bởi vì ngoài sự yêu thương ra con cái còn phải cố gắng chú ý đến hành vi của cha mẹ để đoán tâm trạng của họ. Trẻ sống trong một gia đình như thế sẽ trở nên rất nhạy cảm, trẻ sẽ học cách để tìm hiểu tâm trạng của cha mẹ thông qua tiếng động của chìa khóa rơi, hay tiếng bước chân trên cầu thang. Những đứa trẻ này sẽ liên tục sống trong sự sợ hãi và lo lắng, không biết điều gì sắp xảy ra.
Những bậc cha mẹ này thường hay phản ứng dữ dội trước những việc không hài lòng, họ luôn cảm thấy con cái của mình không hiểu chuyện. Thường xuyên phàn nàn rằng: "Cha mẹ đã làm rất nhiều cho con, nhưng con vẫn không biết ơn cha mẹ".
![]() |
Ảnh minh họa: Awareness Act
Sỉ nhục
Không chỉ đòn roi khiến trẻ trở nên tệ hơn, những lời mắng nhiếc bằng lời chẳng tốt đẹp hơn việc sử dụng chân tay. Nhiều tình huống, mắng nhiếc chẳng khác gì sử dụng đòn roi cho tâm hồn bởi những lời la hét, sỉ nhục của bạn sẽ dễ khiến con trầm cảm, thiếu tự tin.
Một thành viên gia đình bị cô lập
Thoạt nhìn, kiểu gia đình này có thể trông rất đoàn kết, nhưng thực sự có một thành viên thường bị bỏ rơi.
Cũng có đôi khi, những thành viên đó tự cảm thấy mình bị cô lập bởi vì họ khác với các thành viên khác trong gia đình. Nhưng cũng có thể do cha mẹ tập trung quan tâm vào người khác và quên dành sự quan tâm cho thành viên còn lại. Cuối cùng, thành viên có thể chỉ cắt đứt quan hệ với gia đình.
![]() |
Ảnh minh họa
Cha mẹ để con phải đối diện với những vấn đề của người trưởng thành nhưng… con không có quyền bày tỏ ý kiến.
Trong trường hợp này, cha mẹ lại ép con gánh lấy trách nhiệm vốn không thuộc về mình.
Ví dụ một người mẹ nói về người cha luôn say xỉn trong gia đình theo một hướng tiêu cực kiểu như "vì con không nên thân nên cha mới tìm đến rượu để giải sầu". Hoặc con cái bị lôi vào những mâu thuẫn của cha mẹ, buộc phải nghe những lời phàn nàn từ cha mẹ về người kia, nghe theo một chiều hướng rất tiêu cực.
Bị buộc phải đặt mình vào vị trí người nghe, người giúp đỡ, khuyên giải và chịu đựng nhưng thật sự thì con cái không có quyền bày tỏ ý kiến của bản thân trong những trường hợp như thế. Điều này chỉ càng mang đến áp lực tâm lý cho con cái mà không thể giải quyết được mâu thuẫn của người lớn.
Độc đoán
Nhiều phụ huynh thường mặc định rằng mình trải nghiệm nhiều hơn con và có vốn sống nhiều hơn nên biết đâu là điều tốt xấu. Vì thế, con chỉ cần nghe và làm theo mà không cần nêu ý kiến. Điều này khiến trẻ cảm thấy hoang mang vì chẳng hiểu vì sao lại cần như vậy.
Tuy nhiên, điều này chỉ diễn ra khi trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được vấn đề. Khi trẻ dần trưởng thành, cái tôi bộc phát và năng lực phán đoán dần hình thành thì chúng sẽ tìm cách phá bỏ bức tường độc đoán ấy. Lúc này, mọi phương pháp của phụ huynh cũng đã quá muộn màng.
Xem nhẹ sự nỗ lực của con cái
Họ kỳ vọng vào con mình ở mức cao nhất, nhưng khi con đạt được những thành tựu thì họ lại cho rằng đây là điều phải xảy ra như thế vì họ đã bỏ ra biết bao công sức vào đó. Kiểu cha mẹ này hoàn toàn xem nhẹ sự nỗ lực của con cái.
Những nhận xét sai lệch có thể hoàn toàn làm hỏng cuộc đời của con cái, bởi vì cảm giác thất bại trong con tích tụ theo thời gian, bởi vì niềm tin "con là sự thất vọng của cha mẹ" ngày càng lớn lên do những nhận xét tiêu cực mà cha mẹ gieo vào tâm trí con cái.
12 bức hình dưới đây nói lên sự khác biệt giữa bố và mẹ khi nuôi dạy con.
" alt=""/>Nhận diện những hành vi của nhiều bố mẹ đang khiến con cái khổ sở mà không biếtCâu chuyện của tôi cũng tương tự như vậy nhưng vấn đề lại xảy ra giữa mẹ chồng và con dâu. Tôi xin chia sẻ lên đây cùng các độc giả:
Vợ chồng tôi đều là người ở quê ra thành phố học và làm việc. Kết hôn được 1 năm, tôi mang thai. Gần ngày sinh, tôi rất lưỡng lự khi quyết định sinh ở Hà Nội hay về quê.
![]() |
Ở Hà Nội, tôi được gần chồng, lại sinh ở bệnh viện trung ương nhưng ngặt nỗi, chúng tôi đang phải thuê nhà. Căn phòng thuê không được rộng rãi, có cháu bé lại càng thêm chật chội, bất tiện.
Nếu về quê, tôi phải xa chồng nhưng gần gia đình nội, ngoại. Nhà cửa ở quê rộng rãi, các bà nội và ngoại cũng không phải đi xa để chăm cháu.
Bên cạnh đó, chồng tôi nói, đây là đứa cháu đích tôn, tôi nên về quê sinh cho ông bà nội được “mát mặt” với họ hàng. Thế là tôi quyết định về quê trước ngày dự sinh 1 tuần để tiện cho việc sinh nở. Chúng tôi dự tính sẽ ở cữ nhà chồng 1 tháng. Khi con trai đầy tháng, chúng tôi sẽ chuyển về nhà ngoại. Mọi rắc rối bắt đầu từ đây.
Nhà chồng tôi không quá giàu nhưng cũng chẳng đến nỗi nghèo. Ba con của ông bà đều đã lập gia đình. Bố mẹ chồng tôi đều có lương hưu ổn định. Trong khi đó, vợ chồng tôi vừa kết hôn lại chuẩn bị sinh con nên kinh tế cũng khá thiếu thốn.
Dù vậy khi đưa tôi về nhà nội chờ ngày sinh, chồng tôi vẫn đưa cho bà một khoản tiền để bà lo chuyện mua thức ăn cho tôi trong thời gian ở nhà chồng. Toàn bộ đồ sơ sinh chồng tôi đã mua sắm đầy đủ. Tưởng như vậy tôi sẽ được ăn uống thoải mái, đủ chất trong thời gian vượt cạn nhưng không, mẹ chồng tôi tính rất tiết kiệm, thậm chí là hà tiện.
Con dâu bụng đã lớn nên bà đảm nhiệm việc đi chợ. Bà thường xuyên mua về những thịt, cá bị ế, giá rẻ. Có những hôm, miếng thịt đã có mùi nhưng bà vẫn chống chế: “Có ngửi thấy gì đâu, có mùi thì tí ướp gia vị vào cũng bay hết mùi ấy mà”.
Rau, củ… bà chỉ hái trong vườn nấu tuyệt nhiên không mua thêm loại gì khác. Vì vậy suốt thời gian tôi về chờ sinh chỉ ăn mỗi rau muống, canh mướp khiến tôi rất ngán ngẩm.
Sau khi tôi sinh con, tình hình không khá hơn là bao. Món cháo hầm chân giò vì tiếc tiền gas nên chưa nhừ bà đã tắt bếp. Nhìn bát cháo lổn nhổn, chưa ninh kỹ chân giò tôi nuốt không nổi.
Bà còn suốt ngày ca thán chuyện con trai bà vất vả. Vợ về quê, ở ngoài thành phố, con trai bà không được ai nấu cho ăn rồi “một mình nó phải đi làm nuôi cả nhà”.
Hết chuyện con trai, bà chuyển sang nói về thực phẩm tăng giá, đắt đỏ nên chi tiêu rất tốn kém, số tiền vợ chồng chúng tôi gửi không đáng là bao. Mặc dù vậy tôi nhẩm tính, số tiền chồng tôi gửi đã gấp 3 số tiền bà đi chợ.
Không chỉ vậy, bà còn dùng tiền đó để đi chợ mua thức ăn cho cả gia đình chứ không phải mỗi tôi. Bà còn thỉnh thoảng mua thêm con cá, cân giò… cho chị chồng tôi (ở gần đó) bằng chính số tiền chồng tôi đưa.
Những chuyện trên, tôi biết hết nhưng vì không muốn mâu thuẫn, tôi vẫn im lặng. Vậy mà trước ngày tôi rời nhà chồng để sang nhà ngoại, bà vào phòng tôi thông báo, số tiền chồng tôi đưa đã hết sạch.
Bà phải trích tiền riêng của nhà để lo cho mẹ con tôi vì vậy tôi phải hoàn lại cho bà khoản đó. Bà còn nói, tháng này tôi về nhà bà ở nên tiền điện, nước tăng hơn tháng trước. Tôi phải đưa thêm bà 1 triệu đồng để bù vào.
Tôi nghe mà choáng váng về sự tính toán của mẹ chồng. Về sinh con nên không có nhiều tiền, tôi đành nhắn tin cho người bạn ở gần đó mang sang cho tôi mượn để trả bà.
Ở nhà chồng đúng 1 tháng, tôi về nhà mẹ đẻ. Từ đây, cuộc sống tôi mới thoải mái hơn. Mẹ tôi thương con không tiếc tiền mua thịt bò, hải sản, hoa quả đủ loại cho con tẩm bổ.
Mẹ tôi nói, tôi phải ăn đủ chất mới có sữa cho cháu bà bú. Ở nhà mẹ đẻ, tôi và con trai đều tăng cân nhanh chóng. Tôi đưa tiền nhưng bà gạt đi, không chịu lấy. Bà nói, tôi ở nhà bà có mấy tháng, không lẽ bà không nuôi được con gái và cháu bà?
Nhìn cách mẹ đẻ chăm sóc mà tôi rơi nước mắt. Chuyện đã nhiều năm về trước nhưng nghĩ lại tôi vẫn rất tủi thân.
Tôi vẫn cư xử phải phép với mẹ chồng. Sau này khi bà ra chơi suốt mấy tháng liền ở nhà vợ chồng tôi, tôi vẫn đối đãi vô cùng tử tế nhưng sự thân thiết thì không thể nào có được.
Những lúc tôi khó khăn, sinh nở vất vả giá bà rộng lượng, hào phóng hơn với các con thì có lẽ mọi chuyện đã khác.
Em đã xin lỗi nhưng vợ tôi cương quyết, hành xử với em như thể không còn chút tình nghĩa nào khiến tôi rất nóng mặt.
" alt=""/>Con dâu về ở cữ, mẹ chồng nằng nặc đòi thêm tiền điện, nước