Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, giảng viên phải dạy quá nhiều giờ là một trong những nguyên nhân khiến công tác nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH ở Việt Nam còn hạn chế.Trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ của Trường ĐH Bách khoa HN chiều 13/10, Thứ trưởng Bùi Văn Ga một lần nữa khẳng định, nghiên cứu khoa học là một trong 2 nhiệm vụ chính trong các trường ĐH, cùng với việc giảng dạy.
 |
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, giảng viên phải giảng dạy quá nhiều giờ là một trong những nguyên nhân khiến việc nghiên cứu trong trường ĐH hạn chế. |
"Giảng dạy và nghiên cứu khoa học luôn là 2 nhiệm vụ chính của giáo dục ĐH. Xem nhẹ 1 trong 2 hoạt động này sẽ xa rời mục tiêu đào tạo của trường ĐH" - ông Ga nói. "Nghiên cứu khoa học không chỉ tạo ra sản phẩm mới phục vụ sản xuất và đời sống mà còn góp phần phát triển năng lực tư duy của học sinh sinh viên".
Bên cạnh đó, ông Ga cũng cho rằng, cuộc cách mạng công nghệ thứ tư đang diễn ra rất nhanh chóng đòi hỏi các trường ĐH phải xác định lại mục tiêu, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường nghiên cứu khoa học để đào tạo những thế hệ sinh viên mới thích nghi môi trường đang thay đổi ngày càng sâu sắc.
Tuy nhiên, ông Ga cũng khẳng định, công tác nghiên cứu KH ở các trường ĐH Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.
"Một phần vì cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một phần vì giảng viên còn lo dạy quá nhiều giờ không còn thời gian để nghiên cứu, một phần vì chính sách, cơ chế chưa có sự ràng buộc giảng viên phải thực hiện nghiên cứu KH".
"Thực tiễn này cần phải được thay đổi", ông Ga khẳng định, dù "đây là nhiệm vụ nặng nề".
Nói về hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Bách khoa HN, ông Ga cho rằng, trường đã có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ.
"Với nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu ứng dụng, gắn kết quả nghiên cứu khoa học với đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ với thực tiễn sản xuất, đời sống, các sản phẩm KHCN của Trường ĐH Bách khoa HN có hàm lượng khoa học cao, công nghệ tiên tiến, ứng dụng hiệu quả ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế"
Nhiều ngành học của Trường ĐH Bách khoa HN như CNTT, tự động hóa, công nghiệp vật liệu, công nghệ hóa học giành được uy tín, vị thế cao, góp phần thúc đẩy công nghiệp VN phát triển ngang tầm khu vực.
Ông Ga cũng cho biết, trong những năm qua, Bộ GD-ĐT ban hành các chủ trương khuyến khích KHCN và chuyên giao công nghệ thôgn qua các văn bản về trích lập quỹ nghiên cứu KH, thiết lập chế độ làm việc của giảng viên, phân tầng xếp hạng các cơ sở ĐH,…
"Từ những chủ trương này, hoạt động nghiên cứu KHCN ở các trường ĐH đã có những bước chuyển biến rõ nét góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước" - ông Ga cho hay.
Đối với Trường ĐH Bách khoa HN, ông Ga cho biết, Bộ đã cho phép trường thí điểm thí điểm tự chủ từ rất sớm. Mới đây nhất thí điểm xét tuyển cao học các chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu với mục tiêu đào tạo cán bộ nghiên cứu trẻ cho đất nước.
Từ đó, ông Ga đặt ra yêu cầu Trường ĐH Bách khoa HN phải khẳng định là trường kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và trở thành trường ĐH nghiên cứu ngang tầm khu vực và quốc tế.
Lê Văn
" alt=""/>'Giảng viên dạy quá nhiều giờ nên không còn thời gian nghiên cứu'
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Trường ĐH Sư phạm TP. HCM năm 2015 cho thấy, có tới hơn 93% trẻ từ lứa tuổi từ 15-18 có xu hướng hoặc nghiện facebook ở mức độ nhẹ.Nghiên cứu "Hành vi nghiện Facebook của vị thành niên từ 15 đến 18 tuổi tại TP.HCM" do PGS. TS Huỳnh Văn Sơn chủ trì cho thấy, chỉ 10% đối tượng được khảo sát chưa đủ dấu hiệu khẳng định nghiện facebook.
 |
Hiện tượng "nghiện facebook" ở những người trẻ đang để lại những hậu quả tiêu cực. |
Trong khi đó, có tới 56,3% đối tượng khảo sát có xu hướng nghiện facebook, 37,5% ở mức độ nghiện nhẹ, 0,4% ở mức độ nghiện vừa và 0,2% ở mức độ nghiện nặng.
Điều thú vị là trong kết quả tự đánh giá của VTN thì, có 30.4% chưa đủ dấu hiệu nghiện, 32.9% có xu hướng nghiện, 28.5% nghiện nhẹ, 7% nghiện vừa, 1.2% nghiện nặng.
Theo các tác giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nghiện facebook của trẻ vị thành niên bao gồm các yếu tố như: Mong muốn được nổi tiếng, gây được sự chú ý đến người khác, nhu cầu khẳng định bản thân.
Điều đáng nói "cảm thấy chán vì suốt ngày tham gia những hoạt động ở trường" cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ vị thành niên nghiện facebook.
Trong báo cáo khoa học tại hội thảo "Xây dựng văn hóa trong nhà trường" do Bộ GD-ĐT chức sáng nay, 12/10, hai tác giả PGS. TS Huỳnh Văn Sơn và ThS. Nguyễn Vĩnh Khương (Trường ĐH Sư phạm TP. HCM) coi việc nghiện facebook là một trong những biểu hiện của "sự xuống cấp nghiêm trọng của văn hóa học đường" bên cạnh những hiện tượng khác như bạo lực học đường hay tiêu cực trong thi cử.
"Sử dụng facebook một cách quá mức dẫn đến nghiện FB đang dần trở nên đáng báo động đối với toàn xã hội Việt Nam hiện nay" - các tác giả viết.
"Đối với nhiều bạn trẻ, facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”. Nhưng khi lạm dụng thái quá, thì đam mê ấy lại trở thành “nghiện” và ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. Không ít trẻ vị thành niên mải mê facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành".
Các tác giả cũng cho rằng, những người trẻ nghiện facebook sẽ bị ảnh hhưởng tới sức khỏe, tinh thần và cả cuộc sống.
Việc nghiên facebook của những trẻ vị thành niên cũng đang để lại những hậu quả không nhỏ.
TS. Hoàng Gia Trang, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng các vụ bạo lực về tinh thần ngay trên mạng xã hội đang rất phổ biến ở Việt Nam thông qua vụ việc nữ sinh tự tử vì bị bạn bè ghép hình của mình với hình nhạy cảm rồi đăng lên facebook.
Mới đây, nhiều hiện tượng tiêu cực cũng xảy ra bắt đầu từ facebook như trào lưu "nói là làm" đang tràn lan. Trường hợp bé gái 13 tuổi sẵn sàng đốt trường vì nhận được 1.000 like trên facebook mới đây là một trường hợp rất điển hình.
Từ đó, hầu hết các tác giả tham dự hội thảo cho rằng, việc xây dựng văn hóa trong trường học là vô cùng cần thiết.
Đặc biệt, nhà trường cần xây dựng và sử dụng quy tắc ứng xử trong nhà trường một cách thiết thực và hiệu quả hơn để tạo ra một chuẩn mực hành vi, định hướng cho cách ứng xử của học sinh, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD Nguyễn Thị Nghĩa cũng khẳng định, hiện tại Bộ GD-ĐT đang triển khai đề xuất nguyên tắc xây dựng Quy tắc ứng xử trong môi trường giáo dục để triển khai trong các nhà trường.
3 năm chưa xây dựng xong bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường Nêu ra những khó khăn trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, ông Kiều Cao Trinh, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, sở này tiến hành xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường từ năm 2014, tuy nhiên, cho đến giờ phút này vẫn chưa hình thành được. Ông Trinh cho biết, Sở GD-ĐT Hà Nội đã nhờ nhiều chuyên gia về tâm lý giáo dục để tư vấn, và trước mắt chỉ xây dựng bộ quy tắc cho khối THCS và khối THPT, song dù đã tổ chức tới mười mấy cuộc họp vẫn chưa ra được cái cuối cùng. Theo ông Trinh, nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc này là phải phù hợp đối tượng và nhà trường. Như Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ xây dựng trên 3 mối quan hệ ứng xử trong nhà trường: Học sinh với học sinh, Giáo viên với học sinh và Học sinh với nhà trường. "Chúng tôi chỉ xây dựng 3 nội dung mà hơn 2 năm chưa xong dù có sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia" - ông Trinh nói. |
Lê Văn - Thanh Hùng
" alt=""/>Hơn 90% trẻ vị thành niên Sài Gòn có xu hướng nghiện facebook