Những giải đấu trong nước cho cả chuyên nghiệp lẫn phong trào
Ngay giữa tháng 1 vừa qua, Đột Kích đã được xướng tên cùng với 9 bộ môn khác trong hệ thống giải đấu hàng năm của VIRESA dự kiến sẽ khởi đầu vào năm 2021 này.
Đây là một hệ thống gồm 2 giải đấu với quy mô toàn quốc được Hội Thể thao điện tử Giải trí Việt Nam (VIRESA) đưa ra bao gồm giải VEC dành cho cấp chuyên nghiệp và UEC dành cho học sinh – sinh viên ở mức độ bán chuyên và phong trào. Đột Kích sẽ là 1 trong 10 bộ môn thi đấu chính thức được công bố dành cho giải năm nay.
NPH VTC Online cũng cho biết thêm, giải đấu dành cho học sinh – sinh viên của Đột Kích dự kiến sẽ được khởi tranh trong tháng 3 sắp tới và sẽ do NPH này tổ chức. Bên cạnh đó, giải đấu quan trọng nhất hàng năm của cộng đồng Đột Kích là CFVN Championship cũng được lên kế hoạch.
Với bước khởi động tại giải CFVN Championship 2020 vừa qua, cộng đồng Đột Kích đã được chuẩn bị sẵn sức nóng để bước vào một năm sôi động cùng eSports. Tiềm lực đã được xác định qua những đội mới thành lập nhưng có khả năng thi đấu và sức mạnh đỉnh cao như ClanVUA. Mục tiêu cũng được xác định, chính là đội hình toàn những người khổng lồ của LastLegends.
Những giải đấu mới trong nước sẽ tiếp tục là cơ hội khẳng định mình của những tên tuổi mới, khẳng định sự tái đấu của những đội mạnh và là một thử thách sức mạnh để giữ ngôi đầu của những nhà đương kim vô địch. Mỗi giải đấu sẽ là một cơ hội mới để thay đổi vị thế của các đội chuyên nghiệp và cũng là cơ hội gây dựng danh tiếng của những đội mới mang khát khao “go pro”.
Đưa Việt Nam trở lại chung kết thế giới
Những bộ môn eSports mà người Việt giành được vé thi đấu quốc tế hiện nay không nhiều, những bộ môn người Việt lọt được vào vòng trong, vòng chung kết lại càng hiếm. Chính vì vậy việc Đột Kích không may bỏ lỡ đấu trường quốc tế những năm qua là một tổn thất đáng tiếc. Việc NPH VTC Online nỗ lực đưa đội tuyển đại diện nước nhà quay trở lại vòng chung kết thế giới của Đột Kích là một bước đi quan trọng để phục hồi và nâng cao vị thế của game thủ chuyên nghiệp Việt Nam trên bảng xếp hạng cường quốc Đột Kích thế giới.
SmileGate đã đưa ra lý do không có suất thi đấu cho Việt Nam những năm qua nằm ở việc không có giải nội địa được tổ chức trong năm, điều đó sẽ thay đổi ở năm 2021 này. Với việc tích cực chuẩn bị cho giải CFVN Championship 2021 lẫn giải sinh viên - học sinh và tham gia vào hệ thống giải của VIRESA, Đột Kích Việt Nam đã thừa sức đáp ứng điều kiện do SmileGate đưa ra.
Vấn đề còn lại sẽ là tuyển chọn đội tuyển mạnh nhất đại diện cho Đột Kích Việt Nam tranh chức vô địch thế giới. Theo thông lệ, khi đáp ứng được điều kiện có giải trong nước chúng ta sẽ có suất tham gia tại 2 giải lớn là CFS và CFEL.
Không những trở lại mà sẽ còn thăng hoa
Đưa cộng đồng Đột Kích và mảng eSports Đột Kích trở lại thời vàng son là một bước tiến, nhưng không phải là mục đích cuối cùng của NPH VTC Online. Mục đích chính là phải phát triển hơn nữa. Sau nhiều năm tiên phong trong mảng eSports, Đột Kích đã chứng kiến sự nở rộ và lan rộng của thế giới eSports trên thế giới. Giờ đây khái niệm thể thao điện tử đã lan rộng, công nghệ hỗ trợ cũng đã phát triển và kéo theo đó là sự chuyên nghiệp hóa cao cũng như nguồn vốn đầu tư đang đổ vào. Sau hàng chục năm, Đột Kích vẫn là một game hot thuộc top đầu trên thế giới, đó cũng là một lợi thế không nhỏ.
Thế giới eSports đang không ngừng đổi mới và Đột Kích cũng sẽ theo đó tiếp tục phát triển vượt qua những kỷ lục trước đây. Bên cạnh những giải đấu truyền thống do NPH tổ chức sẽ lần lượt ra đời những giải đấu chuyên nghiệp do bên thứ 3 tổ chức như VEC của VIRESA kèm theo những nhà tài trở sẵn sàng hợp tác với các đội chuyên nghiệp khẳng định được khả năng của mình.
Đột Kích đang có một lợi thế rất lớn từ một cộng đồng đã được luyện tập và làm quen với eSports suốt hàng chục năm với những giải đấu từ cấp phòng net, cấp tỉnh cho đến cấp thế giới. Cùng với những nỗ lực vực dậy mảng eSports Đột Kích của NPH VTC Online, tương lai của cộng đồng sẽ còn lạc quan hơn nữa. Và game thủ sẽ không chỉ chơi game để giải trí, với cộng đồng Đột Kích thì đó còn là một cơ hội phát triển sự nghiệp khi tham gia các giải đấu eSports.
" alt=""/>Đột Kích 'mạnh tay' đẩy esports, cộng đồng sắp ngập trong giải đấuTheo nội dung trong đoạn video dài hơn 1 phút, nhân viên giao hàng (shipper) mặc đồng phục màu xanh điều khiển chiếc Honda Dream đi trên cầu Chương Dương (Hà Nội) theo hướng từ quận Hoàn Kiếm sang quận Long Biên thì có va chạm với một xe máy cùng chiều. Hậu quả khiến chiếc xe Dream loạng choạng suýt lao vào đầu xe ô tô có gắn camera hành trình, nam thanh niên bị thương nhẹ ở chân.
Đáng chú ý, trước khi có va chạm xảy ra, nam shipper này vẫn đang "cắm mặt" vào điện thoại và không hề để ý các phương tiện phía trước. Còn chiếc xe Honda Dream anh này sử dụng cũng không có biển kiểm soát theo quy định.
Những tưởng anh này sẽ đứng lại xin lỗi 2 người trên chiếc xe máy vừa bị mình thiếu quan sát tông phải, nhưng điều không ngờ đã xảy ra. Nam thanh niên trên ngoái lại mắng "xơi xơi", tỏ ý trách cứ chiếc máy kia đi quá chậm khiến mình bị tai vạ, ngay trước đầu ô tô.
Sau khi đoạn video được đăng tải, nhiều người tỏ ra bức xúc với kiểu đi xe máy mà vẫn sử dụng điện thoại của nam shipper. Đồng thời ngao ngán trước thái độ của nam thanh niên này với chính "nạn nhân" của mình.
Nguyễn Hoàng (Nguồn video: Nguyễn Tiến Dũng)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>'Dán mắt' vào điện thoại, nam shipper tông vào xe phía trước nhưng vẫn quay lại