 ra khỏi chiến dịch ưu đãi sẽ là không công bằng và vi phạm cam kết về đối xử công bằng theo các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong khi đó, những khó khăn sụt giảm kinh doanh cũng đến từ việc các showroom ô tô nhập khẩu phải đóng cửa theo các lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ.</p><table class=)
 |
Bentley Bentayga |
Đồng cảm với những nhà nhập khẩu ô tô đang “kêu cứu”, chuyên gia ô tô Vĩnh Nam nhìn nhận: “Năm 2020, ô tô nhập đã chịu sức ép rất lớn từ ưu đãi cho xe lắp ráp, khiến chi phí tồn kho đầu năm 2021 tăng lên. Cộng thêm 3 đến 4 tháng giãn cách vừa qua khiến áp lực tài chính phình to. Bên cạnh đó, xe nhập còn chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu thiếu chip, linh kiện khiến nhà sản xuất tăng giá xe. Đứng giữa áp lực như vậy, họ vẫn gồng gánh giữ giá bán và khuyến mại như cũ để tồn tại nên khó có thể đua giảm giá như xe lắp ráp.”
Chuyên gia Vĩnh Nam lấy thêm dẫn chứng một chiếc ô tô trị giá vài tỷ đồng, chỉ cần lưu kho vài tháng không bán được cũng đủ bay hết lợi nhuận. “Giai đoạn này ít nhất ô tô nhập nên được hưởng ưu đãi giảm phí trước bạ, dù ít hay nhiều cũng giúp gỡ khó cho doanh nghiệp”, ông Nam nhận xét.
11 nhà nhập khẩu ô tô cùng ký tên trong thư kiến nghị trên là các thương hiệu đắt tiền như Audi, Aston Martin, Bentley, Maserati, Jaguar & Land Rover, Jeep, Subaru, Porsche, Volkswagen, Volvo, và Ferrari.
Trong đó thương hiệu Bentley và Ferrari được xếp vào nhóm siêu sang và siêu xe, trung bình mỗi chiếc xe bán tại Việt Nam trị giá hàng chục tỷ đồng, có thể kể tên như Bentley Bentayga giá từ trên 13 tỷ đồng, hay Ferrari F8 Tributo giá chạm ngưỡng 30 tỷ đồng.
Thương hiệu có giá “mềm” nhất là Volkswagen chỉ có 3 mẫu xe cỡ nhỏ hạng B và C giá từ 700 đến 900 triệu đồng, còn lại đều giá tiền tỷ, với mẫu đắt nhất là Touareg có giá gần 4 tỷ đồng.
Theo báo cáo của các công ty, năm 2020, xe nhập đã giảm sút từ 25-30%. Năm 2021, tổng sản lượng ô tô nhập khẩu của các đơn vị này chỉ chiếm 8% tổng sản lượng ô tô nhập của toàn thị trường. Nói cách khác, 92% xe nhập còn lại đều đến từ các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp.
Không thể ưu đãi cho người giàu
Tuy nhiên, với góc nhìn về thị phần cũng nhưng đối tượng khách hàng chính của ô tô nhập, chuyên gia Nguyễn Thanh Hải (Hải Kar) lại cho rằng chính sách ưu đãi phí trước bạ đối với xe nội mà không dành cho xe ngoại là hợp lý. Chính sách này dựa trên nguyên lý nền tảng của điều hành kinh tế là kích cầu thị trường nội địa nhưng đồng thời phải đảm bảo các yếu tố cân đối vĩ mô như hạn chế nhập siêu, nhất là nhập siêu hàng tiêu dùng xa xỉ.
“Phương diện cá nhân tôi luôn ủng hộ nội địa hóa, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam. Chúng ta nhìn thấy ngay các mác xe phổ thông, đại chúng đều đã ở Việt Nam, dễ tiếp cận. Trong khi đó ô tô nhập ngoại đa phần đều là xe đắt tiền, thuộc thương hiệu cao cấp, với dung lượng thị trường không đáng kể. Do đó, chính sách ưu đãi ban hành ra thì không thể theo hướng khuyến khích tiêu dùng xe đắt tiền, cao cấp được", ông Hải chia sẻ.
Thậm chí, ông Hải không ngần ngại đưa ra quan điểm đa phần xe nhập khẩu là dòng cao cấp, dành cho giới nhà giàu. Nhà nước không thể ưu đãi cho người giàu. Với nhóm khách hàng này, việc thêm tiền đóng phí trước bạ thiệt hơn không thành vấn đề. Thậm chí, xét theo tâm lý tiêu dùng thì việc đóng đủ phí, cũng như ra biển trắng còn thể hiện giá trị, chất chơi cho chủ những chiếc xe đắt tiền.
 |
Chuyên gia Hải Kar cho rằng ô tô nhập ngoại đa phần đều là xe đắt tiền, thuộc thương hiệu cao cấp, với dung lượng thị trường không đáng kể. Ảnh minh họa: Đình Quý |
Theo tính toán, nếu ô tô nhập khẩu được hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ, khách hàng mua siêu sang, siêu xe sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Ví dụ, một chiếc Bentley Bentayga First Edition có giá bán gần 30 tỷ đồng hiện phải chịu lệ phí trước bạ lên tới 3 đến 3,6 tỷ đồng, tùy từng địa phương. Nếu được giảm 50% phí trước bạ, khách sẽ giảm được khoản tiền nộp từ 1,5-1,8 tỷ đồng.
Một chiếc sedan cỡ D nhập khẩu giá mềm nhất như Volkswagen Passat Comfort giá 1,38 tỷ đồng, sẽ giúp chủ xe tiết kiệm được cao nhất 165 triệu đồng.
Có thể nói, không một đất nước nào lại chi cả tỷ đồng ngân sách để hỗ trợ cho người tiêu dùng trung lưu, thượng lưu như vậy.
Trong khi đó, với ô tô nội địa, đây là sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp quan trọng. Ưu đãi cho xe nội nói chung không đơn thuần là kích cầu tiêu dùng hàng nội mà còn nhằm khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, khuyến khích nội địa hoá. Tất nhiên, việc giám sát hiệu quả lan toả từ các gói ưu đãi này đòi hỏi vai trò của Nhà nước rất lớn trong việc điều tiết chính sách phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn, đối tượng.
"Thực tế, tất cả các quốc gia đều có rào cản thương mại riêng để đảm bảo phát triển kinh tế hài hòa giữa hàng hóa sản xuất và nhập khẩu. Bởi ngành sản xuất nội địa ít nhất cũng tạo công ăn việc làm cho số đông. Vì vậy cần ủng hộ sự ưu tiên cho doanh nghiệp nội địa”, chuyên gia Hải Kar nói.
Với các khó khăn như đóng cửa showroom do thực hiện lệch giãn cách xã hội, Chính phủ cũng đã có các gói ưu đãi khác đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh dịch bệnh.
Năm 2020 đã minh chứng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đã góp phần giúp thị trường ô tô hồi sinh.
Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như vậy đều đã được nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thấy rằng, nhiều nước áp dụng các biện pháp tương tự trong thời gian ngắn.
Theo kết quả bán hàng trong 9 tháng đã qua của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), xe lắp ráp đạt doanh số 106.362 xe, giảm 6,46 % so với cùng kỳ năm ngoái, xe nhập khẩu đạt sản lượng 82.575 xe, tăng 26,2% so với cùng kỳ.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Giảm 50% phí trước bạ có mâu thuẫn với giải pháp hạn chế ô tô vào nội đô?
Theo chia sẻ của một số chuyên gia, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ không ảnh hưởng đến giải pháp thu phí ô tô vào nội đô.
" alt=""/>Giảm phí trước bạ cho siêu xe là ưu đãi cho nhà giàu
 đang có khoảng gần 30 đầu xe cho thuê, trong đó nhiều nhất là các mẫu Mazda CX-5, Hyundai SantaFe, KIA Cerato, Mazda 3, Mitsubishi Xpander, Toyota Innova,… Hầu hết đều là xe mới sử dụng chưa quá 5 năm.</p><table class=)
 |
Hầu hết xe cho thuê tự lái của anh Trung đều là xe đời mới, sử dụng chưa quá 5 năm. |
“Hiện nay, người dân có xu hướng thuê xe đẹp, đời mới để đi công việc và phục vụ gia đình. Vì thế, không thể dùng mãi những mẫu xe cũ được mà phải liên tục đầu tư, thay mới”, anh Trung chia sẻ.
Ngoài ra, theo anh Trung, do đặc thù xe sử dụng tương đối nhiều, thế nên những chiếc xe mới sẽ có sự ổn định khi vận hành, ít hỏng vặt hơn. Đồng thời, xe đời mới sẽ tiếp cận được những gói bảo hiểm thân vỏ tối ưu.
Theo tìm hiểu của phóng viên VietNamNet, giá thuê xe tự lái tại Hà Nội hiện nay dao động từ 600-800 nghìn đồng/ngày đối với xe 5 chỗ ngồi bình dân như KIA Morning, Hyundai Grand i10, Toyota Vios, Chevrolet Cruze,… và từ 700-900 nghìn/ngày đối với xe 7 chỗ như Toyota Innova, Mitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga. Những mẫu xe thuộc dạng cao cấp hơn một chút như Hyundai SantaFe, Mazda CX-5, Toyota Fortuner,… có giá thuê trên dưới 1 triệu/ngày.
 |
Xe tự lái càng gần Tết càng khó thuê hơn. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Vào dịp cận Tết Nguyên đán, giá thuê xe có thể tăng thêm 30-50% so với ngày thường, đồng thời bắt buộc phải thuê đủ 7 ngày trở lên. Thế nhưng theo ghi nhận của PV, ngay từ thời điểm này, thị trường ô tô tự lái đã “cháy xe”. Nhiều người phải chấp nhận giá cao hoặc thuê những dòng xe nhỏ, đời sâu để có xe đi Tết.
Nhìn từ bên ngoài có thể thấy, cho thuê ô tô tự lái đang là dịch vụ kiếm bộn tiền, nhất là trong dịp lễ Tết. Trong 1 tháng cao điểm Tết, mỗi chiếc ô tô có thể giúp chủ xe “bỏ túi” trên dưới 20 triệu đồng.
Lo phạt nguội, sợ mất xe
Anh Dương Trung Kiên – Giám đốc công ty K.P. có trụ sở tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho hay, cho thuê xe tự lái có được lợi nhuận tốt nhưng cũng tốn nhiều chi phí đầu tư và duy trì để “nuôi” xe. Ngoài ra, còn phải đối mặt với vô vàn những rủi ro như: Bị lừa đảo, mất xe, xe bị tai nạn, va quệt và gần đây là “dính” phạt nguội.
 |
Nhiều người thuê xe tự lái do bất cẩn đã "dính" phạt nguội và sau đó, chủ xe là những người phải chịu trách nhiệm đầu tiên. |
Từ khi lực lượng CSGT đẩy mạnh xử phạt thông qua hệ thống camera, anh Kiên ngày nào cũng phải lên mạng để tra cứu xem xe của mình có vi phạm giao thông hay không.
“Có nhiều khách thuê xe của tôi bị dính phạt nguội nhưng vài ngày sau mới có kết quả trên mạng. Lúc đó khách đã trả tiền, mình thì trả giấy tờ đặt cọc. Chỉ có thể đòi qua… điện thoại. Có khách thì sẵn sàng đến thanh toán, nhưng cũng có người “chày bửa’, thậm chí chặn số luôn”, anh Kiên chia sẻ.
Nhiều trường hợp người thuê xe đã sử dụng phương tiện vào mục đích phạm tội. Không ít đối tượng đến thuê và “biến mất” cả người lẫn xe. Điều này khiến chủ xe ít nhiều bị liên đới, lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”.
 |
Chiếc Ford Ranger Wildtrak đã "bốc hơi" từ ngày 15/1 đến nay. (Ảnh do anh Trần Thế Khải cung cấp) |
Đơn cử như vào ngày 15/1 vừa qua, anh Trần Thế Khải, trú tại TP. Vinh (Nghệ An) cho 2 khách thuê chiếc ô tô Ford Ranger Wildtrak đời 2016 của mình trong 3 ngày với giá 1 triệu/ngày, nhưng ngay sau đó, chiếc xe đã bị “bốc hơi”.
Chia sẻ với VietNamNet, Anh Khải cho biết, lúc cho thuê xe đã làm hợp đồng rất kỹ, đồng thời anh còn giữ 1 chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Phước Ry – SN 1988 và 15 triệu tiền đặt cọc.
Tuy vậy, sau khi cho thuê không lâu, thiết bị GPS trên chiếc xe này đã bị tháo, anh gọi điện thì không liên lạc được. Phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, anh Khải đã báo công an địa phương nhưng đến nay vẫn chưa thấy “tăm hơi” chiếc xe và người thuê nó đâu.
Được biết, người thuê xe đã dùng giấy tờ giả để qua mắt anh Khải. Đây cũng là đối tượng đã từng dùng giấy tờ giả, thực hiện nhiều vụ lừa đảo, chiếm đoạt phương tiện ô tô trong thời gian qua trên địa bàn cả nước.
 |
Đối tượng thuê xe đã dùng chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Phước Ry - ảnh trái để thuê xe của anh Khải. Đối tượng này còn dùng nhiều giấy tờ giả mang tên khác để lừa đảo tại nhiều nơi - hai ảnh bên phải. (Ảnh do anh Trần Thế Khải cung cấp) |
Có thể thấy, kinh doanh xe tự lái tuy có lợi nhuận “khủng” nhưng cũng tiềm ẩn lắm rủi ro. Theo những người trong nghề thì dịch vụ này tại các thành phố lớn như Hà Nội lại đang có xu hướng dần bị thu hẹp lại. Lượng xe tự lái hiện nay ước chừng đã giảm khoảng 10-20% so với cách đây 3 năm.
Để giảm thiểu tối đa rủi ro, nhiều cơ sở đang có chính sách siết chặt hơn đối với khách thuê, chỉ cho khách quen hoặc có người quen bảo lãnh, có đầy đủ giấy tờ và cam kết trách nhiệm khi không may xảy ra va chạm, phạt nguội,…
Mặt khác, nhiều nơi đang chuyển dịch dần sang dịch vụ cho thuê xe có lái như một giải pháp giúp chủ động hơn về phương tiện và người lái, giảm thiểu rủi ro.
Hoàng Hiệp
Trân trọng mời bạn đọc gửi bài viết cộng tác về Ban Ô tô Xe máy qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Khó thuê xe tự lái dịp Tết, giá tăng chóng mặt
Dù còn hơn nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, thế nhưng việc tìm thuê một chiếc xe tự lái ưng ý để “vi vu” đi Tết đang khá vất vả đối với nhiều người.
" alt=""/>Cho thuê xe tự lái: Lợi nhuận 'khủng' nhưng lắm rủi ro