Có thể nói Thông tư 22 đã giao quyền cho giáo viên trong việc theo dõi sự tiến bộ của học sinh và ghi chép khi cần thiết với những học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc trên chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm minh chứng cho việc đánh giá cũng như nhận xét học sinh. Đây là những thông tin, dữ liệu riêng khi giáo viên cần sử dụng trong giảng dạy hay công tác chủ nhiệm.
|
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Xét về nguyên tắc quản lý, các cấp không kiểm tra về những ghi chép mang tính cá nhân này. Tuy vậy, trong những năm thực hiện Thông tư 30, không ít các cấp quản lý luôn kiểm tra ở lĩnh vực riêng tư theo dạng nhật ký của giáo viên. Luôn khắt khe trong việc yêu cầu thực hiện thêm nhiều loại hồ sơ, sổ sách, bất chấp sự lặp đi lặp lại về nội dung.
Vì vậy, chúng tôi hy vọng Bộ GD-ĐT lưu ý và tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện hồ sơ, sổ sách theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học ở các địa phương. Bộ cần hạn chế những áp đặt riêng khi vận dụng Thông tư 22 về việc thực hiện Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
Bộ GD-ĐT cũng cần giải thích thuyết phục hơn về những thắc mắc như tại sao việc kiểm tra định kỳ giữa kỳ không thực hiện ở khối lớp 1, 2, 3 mà chỉ thực hiện đối với lớp 4,5?
Khi giải thích cho giáo viên và phụ huynh về điều này, những người quản lý như chúng tôi chỉ có thể lý giải theo quan điểm chưa đầy đủ rằng việc tổ chức kiểm tra giữa kỳ cho học sinh lớp 4, 5 có tác dụng giúp giáo viên có căn cứ để đánh giá quá trình học tập của học sinh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong giảng dạy ở mỗi học kỳ.
Việc tăng cường các bài kiểm tra giữa kỳ theo quy định của Thông tư 22, có thể nói đã khắc phục được tình trạng học sinh ít được kiểm tra trên lớp và sự đột ngột thay đổi về cường độ học tập khi vào lớp 6 - một ngưỡng của bậc học mới với nhiều môn học riêng biệt, với khối lượng bài tập khá nhiều, có nhiều loại bài kiểm tra và kiểm tra nhiều lần như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết...
Chúng tôi hy vọng sẽ được làm sáng tỏ và tường minh hơn cho cán bộ quản lý và giáo viên về những điều chỉnh, sửa đổi nói trên trong đợt tập huấn về Thông tư 22 sắp tới.
Ngô Xuân Quang (Phòng GD-ĐT Bình Long, Bình Phước)
" alt=""/>Tập huấn Thông tư 22: Tại sao không sớm hơn?
- Với khả năng giao tiếp bằng 21 ngôn ngữ khác nhau, 2 robot NAO mà trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) đầu tư sẽ giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ.Ngày 14/11, Trường Đại học Lạc Hồng (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã tiếp nhận hai robot NAO từ Nhật Bản để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu.

|
Hai con robot từ Nhật Bản được trường ĐH Lạc Hồng mua về. |
Theo giới thiệu, robot NAO được trang bị 25 động cơ mô tơ điện ở các khớp cổ, tay, gối và các camera với độ phân giải cao, có thể nhận dạng khuôn mặt.Robot thông minh này có thể giao tiếp bằng 21 ngôn ngữ trên thế giới và mô phỏng các động tác, cử chỉ, sắc thái khi giao tiếp với con người.
NAO có chiều cao 58 cm với cấu trúc cảm biến, người sử dụng có thể can thiệp vào phần mềm được cho là bộ não của robot để điều khiển đầu, mình, tay chân của thiết bị.
Robot NAO có thể thay thế con người trong việc dạy - học ngoại ngữ, lễ tân, khám chữa bệnh, làm vệ sinh, thi đấu thể thao, giải trí…
Hiệu phó trường ĐH Lạc Hồng Lâm Thành Hiển cho hay, nhà trường đầu tư mua 2 robot NAO để sinh viên có điều kiện thực hành lập trình robot, đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên.
Theo đại diện công ty chế tạo từ Nhật Bản, hiện có khoảng 10.00 robot NAO đã được bán ra thị trường thế giới với mức giá trên dưới 10.000 USD/con.
Thạch Quý
" alt=""/>Trường ĐH chi nửa tỉ mua robot dạy ngoại ngữ cho sinh viên