Đây là một trong những xã nghèo nhất tỉnh Nghệ An và cả nước, nằm biệt lập giữa núi rừng và lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Cuộc sống đồng bào nơi đây vô cùng khó khăn.
Thế nhưng, ở vùng đất ấy lại có những tình cảm đặc biệt tình nghĩa giữa thầy và trò mà ở chốn thị thành khó tìm thấy.
![]() |
Những con thuyền đưa thầy cô, người dân đến với "ốc đảo" xã Hữu Khuông. Ảnh: Quốc Huy |
Tiếng trống báo hết buổi học ở Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú – THCS Hữu Khuông, các thầy cô xếp phấn vào một chiếc hộp nhỏ, bỏ tập giáo án vào cặp rồi đi bộ về khu nội trú giáo viên.
Trên đường đi, thầy giáo Lô Thanh Dũng bất ngờ nhận được chùm mây của học sinh mang đến tặng.
“Hôm nay bố mẹ học sinh đi thuyền ra UBND xã tiêm vắc xin Covid, tiện thể có bó mây trên rừng mang cho thầy nấu canh. Đó là những món quà mà các thầy cô ở trường nhận được trong những ngày này” – thầy Lô Thanh Dũng tay cầm cặp sách và bó rau chia sẻ.
![]() |
Cổng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Hữu Khuông... |
![]() |
... thầy Lô Thanh Dũng (ở giữa) tay cầm bó mây do một em học sinh tặng. Ảnh: Quốc Huy |
Với 19 năm dạy học ở các trường vùng biên giới Nghệ An, thầy Dũng cho biết luôn nhắc nhở đến học sinh về tháng “tôn sư trọng đạo”, truyền đạt với bố mẹ hiểu hơn về ngày 20/11, không đặt vấn đề quà cáp.
Theo thầy Dũng, ngay từ những ngày đầu tháng 11, nhiều thầy cô đã nhận được những món quà như bó rau cải, hoặc những đùm măng còn chưa luộc, mà có khi học sinh mang đến trường thì đã bị hỏng rồi.
Ngày 20/11 hàng năm, giáo viên còn nhận được những bó hoa dại do học sinh mang đến tặng.
Đó là tình cảm rất đáng trân quý của phụ huynh và học sinh.
“Những bông hoa được các em ghép lại rất giản dị, khéo léo đặt lên bàn của thầy cô, ai cũng cảm động” – thầy Dũng bộc bạch.
![]() |
Những bông hoa dại ven đường sẽ là món quà mà các em học sinh hái tặng các thầy, cô đang đứng lớp dạy học ở xã 'ốc đảo' Hữu Khuông. Ảnh: Quốc Huy |
Các giáo viên ở đây tâm sự, xã Hữu Khuông là địa phương khó khăn nhất huyện miến núi Tương Dương. Thầy cô đến với nơi này đều bằng tình yêu nghề, mến trẻ, mong muốn giúp đỡ các em học sinh nơi đây tiến bộ hơn. Là giáo viên chủ nhiệm, thầy Dũng luôn động viên các em chịu khó học tập, cố gắng thi vào cấp 3 hoặc học nghề.
![]() |
Thầy Lô Thanh Dũng cầm bó mây rừng mà học sinh vừa mang tặng thầy trong những ngày đầu tháng 11.2021. Ảnh: Quốc Huy |
“Ngay ở xã Hữu Khuông có rất nhiều cán bộ từ các địa phương khác đến làm việc, dù rất xa xôi. Mong các em học tốt lên để sau này quay về địa phương cống hiến, làm giàu cho quê hương. Hoặc các em học nghề để có thể vào các doanh nghiệp làm việc…” – thầy Dũng nói.
Cũng theo thầy Dũng, điều đáng mừng là những năm học vừa qua, phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn về việc học tập của con cái.
Nằm ở thượng nguồn lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, xã Hữu Khuông (huyện Tương Dương) được ví là ốc đảo nơi miền Tây xứ Nghệ. Các giáo viên đều phải gửi xe ở bến, đi thuyền từ thượng nguồn nhà máy thủy điện vào dạy học.
" alt=""/>Món quà bất ngờ học sinh tri ân thầy cô dạy học giữa ‘ốc đảo’Không đầu hàng số phận
Trước khi nhắm mắt, Hà Giang dù chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, dù gặp nhiều biến cố, vẫn luôn là người cháu ngoan, người con hiếu thảo và là tấm gương vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Nữ võ sĩ Châu Tuyết Vân, một VĐV cùng lứa với Giang vẫn còn nhớ như in ngày Hà Giang nhận “hung tin” khi mắc bệnh lupus ban đỏ. Căn bệnh quái ác khiến Giang phải từ giã sàn đấu trong nước mắt. Cô phải đối mặt với một tương lai mờ mịt, một cái chết cận kề. Hơn 90% những người mắc bệnh này, đều không thể qua khỏi.
![]() |
Hoàng Hà Giang khi còn thi đấu |
“Hà Giang luôn rất chịu khó khi tập luyện. Bạn ấy là tấm gương để chúng em noi theo và có được ngày hôm nay. Em chưa thấy Giang kêu ca hay phàn nàn gì trước mỗi khó khăn khi tập luyện và ngay cả khi giải nghệ vì căn bệnh quái ác”, Châu Lê Tuyết Vân nghẹn ngào nhớ lại.
Với một cô bé mới 17 tuổi, Giang phải là con người nghị lực mới có thể vượt qua cú sốc lớn này. Về lại cùng bà ngoại bên căn nhà nhỏ ở quận 4, Giang bươn chãi với đủ nghề mà tồn tại: đi dạy võ thêm, làm thư ký văn phòng, giúp việc nhà hàng.
Đó là khoảng thời gian mà Giang cảm thấy yêu cuộc sống hơn bao giờ hết. cô tự học bổ túc văn hóa để tốt nghiệp cấp 3 và thi đậu vào Trường Arena Multimedia ngành đồ họa.
Bà Lâm Thị Phương Chinh – mẹ của Giang, nghẹn ngào kể lại: “Trước khi mất, nó còn hứa sẽ kiếm tiền để lo cho mẹ một cái Tết đầy đủ, vậy mà lời hứa chưa thực hiện được thì đã ra đi…”.
Bà Chinh cho biết, Giang vốn thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm từ bé vì hai bố mẹ sớm chia tay. Tuy nhiên, con bé có nghị lực ghê gớm, biết lo cho gia đình của mình, ngay cả khi phải đối mặt với căn bệnh quái ác và sau đó còn bị tai nạn khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.
Cựu VĐV, HLV Trần Quang Hạ - Phó Trưởng phòng Thể thao thành tích cao, một trong những người thầy đầu tiên của Hoàng Hà Giang, chia sẻ: “Hồi còn thi đấu, Giang luôn là tấm gương cho các VĐV noi theo. Em như một viên ngọc thô chỉ mới được mài sang, nhưng sự nghiệp bị đánh dấu chấm hết quá sớm. Dù biết học trò khó có thể vượt qua bạo bệnh nhưng chúng tôi không khỏi bàng hoàng, tiếc nuối”.
Giang không cô độc, nhưng…
Dù sớm giải nghệ vì mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng việc em phải tự mưu sinh, bươn trải làm đủ thứ nghề để lấy tiền chữa bệnh cũng như nuôi gia đình, thực sự là một điều quá bất công với một tài năng như Hoàng Hà Giang.
Các đồng đội cũ tới thắp nén nhang chia buồn với gia đình Hà Giang |
Nghiệp VĐV vốn chịu nhiều thiệt thòi và đánh đổi lớn. Khi các VĐV giải nghệ, họ đều ít được quan tâm, chủ yếu phải tự lo lấy thân. Có những đêm cô gái trẻ 17 tuổi Hoàng Hà Giang ngồi khóc thầm bên chiếc HCB ASIAD danh giá. Khóc vì số phận đầy bi kịch, Giang cũng khóc vì nghiệp VĐV vinh quang thì ít mà đắng cay thì nhiều.
Đơn vị TP.HCM, các thầy, đồng đội đã không đứng nhìn Giang một mình chống chọi lại với bạo bệnh.
Cụ thể, lãnh đạo ngành TDTT TP.HCM và môn taekwondo nhận Giang vào làm văn phòng ở Hiệp hội taekwondo TP.HCM, cho phép Giang được hưởng các chế độ của một tuyển thủ cấp thành phố và tạo điều kiện cho cô bé này đứng lớp các lớp võ phong trào tại quận 4.
Các mạnh thường quân và phóng viên thể thao quyên góp số tiền 139 triệu đồng từ một trận đấu từ thiện, đã giúp Trang cầm cự. Thế nhưng, những sự giúp đỡ ấy, chỉ giải quyết được phần nào, khi mà Giang vẫn phải tự lo cuộc sống, phải trả tiền thuốc hơn 4 triệu/tháng…
Nếu có thẻ BHYT, Giang sẽ bớt đi gánh nặng kinh phí điều trị. Cô cũng sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống, có động lực để chống chọi với căn bệnh quái ác. Giá như Giang được hỗ trợ tiền điều trị hàng tháng, được hưởng các chế độ đáng được hưởng, chắc chắn cô sẽ không cô độc và ra đi nhanh như thế.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM Nguyễn Hùng cho biết, Sở sẽ trang trải mọi chi phí hậu sự cho Giang. Lãnh đạo ngành TDTT TP HCM cũng khẳng định sẽ chia sẻ những khó khăn của gia đình Hoàng Hà Giang trong thời gian sắp tới. |
Kỳ 2 - Đỗ Xuân Tâm: Tử nạn trên đường đua
Bằng Lăng
Rớt nước mắt trước số phận của nữ võ sĩ Hoàng Hà Giang" alt=""/>Hoàng Hà Giang: Phút cuối đời vẫn trọn chữ hiếuRất nhiều huyền thoại bóng đá thế giới trải qua cuộc sống cá nhân khá ồn ào. Không ít người thiếu chung tình sau khi sự nghiệp bước lên đỉnh cao. Cruyff là một ngoại lệ, với cuộc tình duy nhất trong nửa thế kỷ.
Nàng tiểu thư đỏng đảnh và chàng cầu thủ trẻ
Cor Coster là một cái tên rất quen thuộc ở thành phố Amsterdam trong thập niên 1960. Hình ảnh nổi bật nhất của Cor Coster là việc ông luôn lái chiếc Mini Cooper đi mua sắm và dạo chơi khắp thành Amsterdam.
Khi còn nhỏ, Cor Coster phải sống với mẹ vì người cha bỏ rơi họ. Cor Coster phải bươn trải trên đường phố, kiếm những đồng tiền đầu tiên bằng việc buôn bán đồng hồ lậu từ Thụy Sĩ, và đôi khi bán cả bình gas nữa.
" alt=""/>Thánh Johan, yêu là cưới...