Dưới đây là bài viết của độc giả Tùng Thương gửi về diễn đàn (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Đọc bài viết “Đừng dùng phong bì để mua chuộc sự yên tâm về sức khoẻ” của bác sĩ Hồng Đức ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tôi tin rằng “Về cơ bản, khi bước chân vào ngành Y không một nhân viên y tế nào mong muốn làm giàu bằng “phong bì” của người bệnh cả!”.
Thật ra, không chỉ ngành Y, làm bất cứ ngành nghề nào, ai cũng muốn sống tốt một cách đàng hoàng, công tâm bằng nghề nghiệp.
Tôi cũng tin là chuyện phong bì trong bệnh viện chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh” thôi. Bản thân bác sĩ Đức cũng nói “về cơ bản không thầy thuốc nào muốn làm giàu bằng phong bì người bệnh”, nghĩa là đâu đó vẫn có câu chuyện buồn.
Bởi bản thân tôi từng là bệnh nhân và cũng là người nhà bệnh nhân nhiều lần. Có bệnh viện này, bệnh viện khác, có thầy thuốc này thầy thuốc khác. Nghĩa là không thể đánh đồng tất cả mọi viện, mọi thầy thuốc đều đòi hỏi phong bì mới được việc. Và không phải ở khâu nào trong bệnh viện cũng có phong bì.
Cách đây 2 năm, mẹ tôi phát hiện bị u thận, khối u to gây chèn ép đau tức, phải mổ. Trong quá trình khám ở một viện nổi tiếng về chuyên ngành ung bướu, không ai nhắc nhở hay gợi ý chuyện phong bì lót tay thầy thuốc. Mẹ tôi có bảo hiểm y tế hưu trí, chi phí khám, phát hiện bệnh chỉ hết hơn 2 triệu.
Có lúc tôi đã nghi ngờ hai câu hỏi trước khi đi viện nhiều người nói: “Có quen ai không?”; “Có phải phong bì không?”.
Nhưng chuyện buồn bắt đầu khi mẹ tôi phải mổ. Một bác sĩ nói trường hợp mẹ tôi nếu mổ phải chờ nhanh nhất 1 tháng. Vậy thì lâu quá, mẹ thì đau, nhà thì lo lắng. Có vào viện ung bướu rồi mới thấy, tâm lý chung là ai cũng muốn được mổ sớm, tăng hi vọng khoẻ mạnh.
Một người khoác áo blouse “khuyên” chúng tôi nên đóng tiền để được mổ sớm. Hồi đó tôi mất khoảng 4 triệu. “Kỳ diệu” thật. Thứ 2 đi khám, thứ 4 mẹ tôi được xếp lịch mổ, thay vì phải chờ 1 tháng.
Có lịch mổ rồi, gia đình tôi loay hoay hỏi khắp nơi xem bác sĩ nào mổ tốt. Gọi điện khắp nơi nhờ vả, gia đình cũng sẵn sàng chuẩn bị quà cảm ơn cho cả ê kíp khi mổ xong. Chúng tôi nghĩ việc này là cần thiết, nên làm, không có gì là “làm hư” nhau.
Nhưng có thêm một vị xưng là bác sĩ trong kíp mổ tiếp cận tôi, hỏi “đã làm thủ tục cả chưa? Đầy đủ rồi chứ?”. Hết. Sau đó tôi mới biết, đó là người chuyên “điều phối”, xếp lịch mổ. Và chuyện “đầy đủ” ấy là phải bao gồm “phần quà” cho bác sĩ chính, bác sĩ phụ mổ, kíp gây mê, cả bộ phận hành chính, đưa trước khi ca mổ bắt đầu.
Cuối cùng, khi mẹ tôi lên bàn mổ cắt u, cắt một quả thận, tổng chi phí “không chính thức” cao gấp đôi, gấp ba viện phí.
Thật sự, không cần ai gợi ý, gia đình tôi đã chuẩn bị sẵn quà cảm ơn, như tôi nói ở trên. Điều làm chúng tôi buồn chính là sự gợi ý đến nỗi thành thông lệ, có “giá chung” (bởi tôi hỏi những người cùng phòng bệnh mẹ tôi đều chi với mức tương đương).
Chỉ thương họ, bệnh ung thư hiểm nghèo đã đau đớn, kiệt quệ, còn bao nhiêu chi phí ngoài viện phí khi nhà họ ở xa, con cái phải bỏ công bỏ việc thuê trọ nhếch nhác ở ngoài, chờ đợi nhiều ngày không biết bao giờ mới tới lịch mổ. Không “bôi trơn” đâu dễ mổ nhanh, thậm chí, họ còn nhắc nhau: “Muốn nhanh thì phải biết điều”. “Điều” ấy, vào viện đi mổ rồi, ai cũng hiểu.
Mẹ tôi bình phục sau cuộc mổ, chuyện chi phí “không chính thức” kia mẹ tôi không biết. Bà nhắc chúng tôi nhiều lần phải cảm ơn các thầy thuốc đã mổ thành công cho mẹ. Chúng tôi vẫn cảm ơn các bác sĩ, nhưng giá như ngày ấy không có chuyện “gợi ý” kia, sự biết ơn ấy sẽ trọn vẹn biết bao nhiêu.
Tôi nghĩ chuyện phong bì bệnh viện hoàn toàn không phải “cá biệt”, nhưng đó cũng chắc chắn không là phổ biến.
Gần đây, anh chị tôi đưa cháu đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu, phải phẫu thuật. Cũng theo thông lệ hỏi chuyện phong bì nhưng ai nấy đều bảo không cần, thậm chí cả chị bán hàng hoa quả đối diện viện nói luôn là bác sĩ viện này không nhận phong bì, không phải chuẩn bị. Ca mổ thành công tốt đẹp. Anh chị tôi lên khoa, đưa phong bì cảm ơn bác sĩ và kíp mổ nhưng bác sĩ ở đó nhất quyết từ chối, dù lúc đó không có ai trong phòng.
Tôi vẫn tin chuyện phong bì bệnh viện rồi đến lúc sẽ thoát khỏi định kiến tiêu cực, trở về đúng nghĩa là lời cảm ơn. Nhưng để đến lúc ấy thì còn nhiều việc cần làm.
(Tùng Thương, Hà Đông - Hà Nội)
Ban Sức khoẻ - Báo VietNamNet mở diễn đàn "Phong bì bệnh viện - có phải thầy thuốc và bệnh nhân làm hư nhau?".
Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP)
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng cho biết, sắp xếp tinh gọn bộ máy là việc khó, thậm chí rất khó nhưng không làm không được và khó mấy cũng phải làm, vì hiện bộ máy còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, nhiều cấp hành chính, dẫn tới nhiều công việc ách tắc.
Trước nhiệm vụ khó, nặng nề, thời gian ngắn, yêu cầu cao, công việc phức tạp, nhạy cảm, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành phát huy tinh thần trách nhiệm, cùng cấp ủy và các cơ quan thuộc Bộ, ngành quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt, bảo đảm khoa học với lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả.
"Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này cần gắn với phát huy trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành, cá nhân lãnh đạo các cơ quan; gắn với việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, với việc lựa chọn cán bộ đúng, trúng, phát huy trách nhiệm cá nhân của mỗi người với nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết", Thủ tướng chỉ đạo.
Song song với đó, theo Thủ tướng, phải làm tốt công tác tư tưởng, thống nhất ý chí để cùng hành động, cùng làm, "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Về thời gian, cách làm, phương pháp, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan quán triệt tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ, khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo với tổ giúp việc của Bộ, ngành mình để tổ chức thực hiện tổng kết Nghị quyết 18 và phát huy tinh thần chủ động trong sắp xếp theo lộ trình của Trung ương và hướng dẫn chung.
Thủ tướng quán triệt các bộ trưởng dành thời gian, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thật tốt công tác này.
Thủ tướng cũng lưu ý, cần vừa sắp xếp tổ chức Đảng, vừa sắp xếp hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, làm đồng thời theo định hướng của Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.
Quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy vừa phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị, vừa tổng kết năm 2024, do đó, phải phân công nhiệm vụ cụ thể của lãnh đạo các Bộ, ngành trên tinh thần phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân.
Thủ tướng yêu cầu căn cứ chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ lên kế hoạch cụ thể với ngày giờ rõ ràng để các Bộ, ngành thực hiện.
Các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết các vấn đề phát sinh, báo cáo ngay các vấn đề vượt thẩm quyền. Các Phó Thủ tướng theo lĩnh vực phân công chủ động làm việc với các Bộ, ngành để triển khai và kiểm tra công việc thường xuyên. Ban Chỉ đạo của Chính phủ họp hằng tuần để triển khai công việc, nắm bắt tình hình và xử lý các vướng mắc.
Về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Thủ tướng yêu cầu bám sát Nghị quyết 18, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và lưu ý một số nội dung.
Cụ thể: Mục tiêu chung là hoàn thành sớm việc xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan phù hợp, hiệu quả, tinh gọn, sử dụng đội ngũ cán bộ tinh nhuệ hơn; tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm bớt khâu trung gian, cơ bản kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các Bộ; lựa chọn tên gọi các bộ, cơ quan ngắn gọn, bao quát chức năng, nhiệm vụ, vừa có tính lịch sử, kế thừa, nhất là các Bộ hợp nhất.
Với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Thủ tướng cho rằng cần tổng kết, phát huy các mô hình thành công đã có, nghiên cứu, lựa chọn mô hình phù hợp để làm tốt việc quản lý vốn, phát triển vốn Nhà nước và tập trung cho đầu tư, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dựa trên hiệu quả tổng thể.
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, bảo đảm chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật không để khoảng trống pháp lý và xây dựng phương án để khi sắp xếp xong thì bắt tay ngay vào công việc.
Theo người đứng đầu Chính phủ, các cơ quan truyền thông dành nhiều thời lượng, đẩy mạnh thông tin về những đơn vị làm tốt, các mô hình hay; đẩy mạnh tuyên truyền về các thành tựu, kết quả phát triển đất nước.
Thủ tướng một lần nữa đề nghị phát huy tinh thần trách nhiệm của các cán bộ Trung ương, bộ trưởng, trưởng ngành, nếu người đứng đầu gương mẫu làm tốt thì cấp dưới sẽ tin tưởng và lan tỏa tinh thần xuống toàn bộ các cơ quan, điều quan trọng nhất là vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Anh Văn" alt=""/>Thủ tướng: Bộ máy còn cồng kềnh, nhiều cấp trung gian dẫn tới công việc ách tắcÔng Tony Dzung - Chủ tịch Tập đoàn HBR Holdings nhận định: “Hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ với những công dân toàn cầu tương lai, Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders đã ra đời và xây dựng một hệ sinh thái học tập toàn diện, hội tụ đầy đủ tinh hoa tri thức cho các “mầm non”. Chúng tôi cam kết giúp rèn luyện, phát triển, chuyển hóa thế hệ tương lai trở thành những “viên ngọc sáng”, tài giỏi, có ích cho cộng đồng, xã hội; từ đó góp phần khẳng định vị thế và sức mạnh Việt trên bản đồ thế giới”.
Tại BingGo Leaders, trẻ chính là trung tâm. Từ việc thấu hiểu tâm tư, cảm xúc, suy nghĩ của các học viên nhí, BingGo Leaders đã xây dựng một môi trường giáo dục nơi mỗi bạn nhỏ đều được lắng nghe, kích thích tối đa sự hứng thú và chủ động học tập. Hệ thống còn ứng dụng nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại, áp dụng rộng rãi trên thế giới như: TPR (phản xạ toàn thân), PBL (học thông qua dự án) & ELC (học bằng trải nghiệm)...
Cùng với đó, đội ngũ giảng viên lồng ghép linh hoạt các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” phong phú, thú vị trong mỗi buổi học; mang đến các chương trình ngoại khóa theo các ngày lễ lớn như: Tết Cổ truyền, Trung Thu, Giáng Sinh, Quốc tế Phụ nữ 8/3... Trẻ còn được tham gia hoạt động thủ công rèn luyện sự khéo léo như: Làm bánh, trang trí thiệp, chế tạo đồ chơi thân thiện với môi trường… Đây chính là dịp để mỗi bạn nhỏ chủ động phát triển kỹ năng giao tiếp, nâng cao vốn tiếng Việt và ngoại ngữ, trau dồi thêm nhiều kiến thức xã hội bổ ích.
Đồng thời, để bổ trợ, giúp các bé theo kịp tiến độ bài giảng trên lớp cũng như phát triển đồng đều cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), đội ngũ giảng viên BingGo Leaders đã nghiên cứu, thiết kế lộ trình học dựa trên chương trình đào tạo chuẩn theo khung Cambridge quốc tế, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành. Lộ trình học này không chỉ được phân cấp theo trình độ nhận thức ở các độ tuổi, mà còn được cá nhân hóa, đào sâu năng lực riêng của mỗi bạn nhỏ.
Trong suốt quá trình học, các giảng viên, trợ giảng, tư vấn viên của trung tâm cũng đồng hành, trao đổi, cập nhật để phụ huynh thấy rõ sự tiến bộ của con sau từng buổi học thông qua sổ liên lạc điện tử. BingGo Leaders còn cam kết chặt chẽ bằng văn bản với phụ huynh về chất lượng đào tạo và đầu ra của mọi khóa học.
Bà Nguyễn Thị Thương - Giám đốc Sản phẩm BingGo Leaders chia sẻ: “Môi trường tại BingGo Leaders luôn đề cao, chú trọng việc khơi dậy niềm yêu thích ngoại ngữ ở mỗi bạn nhỏ. Chúng tôi tin rằng, chỉ khi thực sự hứng thú, say mê, con sẽ chủ động khám phá, phát triển toàn diện các giác quan cảm thụ ngôn ngữ; từ đó tiếp thu được tối đa và có nhận thức tích cực với tiếng Anh ngay từ những năm đầu đời”.
Nhận giải thưởng uy tín
Nhờ mô hình dạy học hiệu quả vượt trội, BingGo Leaders đã lọt top 2 “Trung tâm tiếng Anh trẻ em tốt nhất Việt Nam” do nền tảng đánh giá giáo dục Edu2review bình chọn, 98% phụ huynh hài lòng về chất lượng đào tạo, cùng nhiều thành tựu khác.
Năm 2022, đơn vị này được xướng tên cùng nhiều thương hiệu nổi tiếng và lâu đời trong Top 20 Thương hiệu nổi tiếng Đất Việt 2022.
Mới đây, BingGo Leaders lọt Top 10 “Thương hiệu mạnh ASEAN” (ASEAN Brands Award 2023). Đây là giải thưởng thường niên tôn vinh các thương hiệu Việt nổi bật tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có đóng góp tích cực cho nền kinh tế; đồng thời quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
“Có thể nói, đây chính là “trái ngọt” ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của BingGo Leaders trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho trẻ từ 3 - 13 tuổi cũng như xây dựng môi trường học tập quốc tế để trẻ em Việt Nam được phát triển toàn diện”, đại diện BingGo Leaders bày tỏ.
Doãn Phong
" alt=""/>Môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm ở Anh ngữ BingGo Leaders